Đường may ráp giàng quần jean là đường may gì năm 2024

Ở phần một tôi giới thiệu Kiến thức về đường may trong may mặc, bao gồm phân loại đường may theo tiêu chuẩn của Mỹ (ASTM D 6193-97). Sau đây tôi xin giới thiệu cách phân loại đường may theo chức năng.

B. PHÂN LOẠI ĐƯỜNG MAY THEO CHỨC NĂNG

Trong sản xuất quần áo, các đường may có ba chức năng cơ bản bao gồm: ráp nối chi tiết, định hình chi tiết, trang trí sản phẩm. Khi thực hiện các chức năng này, đường may thể hiện khả năng liên kết: liên kết các phần của chi tiết chính, liên kết các chi tiết chính, liên kết chi tiết chính và chi tiết phụ, liên kết nguyên liệu và phụ liệu…

Mặc dù được hình thành và phát triển từ 6 họ mũi may nhưng có rất nhiều loại đường may trên thực tế. Các đường may rất phong phú về hình dạng và cấu trúc. Cấu trúc của các đường may được xác định bởi sự phân bổ của chi tiết, số đường may, mật độ mũi may. *Dựa vào công dụng và cấu trúc, ta có thể chia đường may thành 3 nhóm:

  • Đường may ráp nối: Được sử dụng để liên kết các chi tiết đồng dạng (giống nhau về hình dạng) hay các chi tiết cùng chức năng (chi tiết chính, chi tiết phụ). Khi thực hiện may ráp chi tiết cơ bản, ta đặt mép chi tiết trùng nhau và thực hiện các đường may. Đường may ráp thường dùng là đường may thắt nút, đường may mũi móc xích kép. Đây là đường may có mặt thông dụng trên sản phẩm. Đối với các nguyên liệu dễ tuột sợi, trước khi may ráp phải xử lý mép nguyên liệu bằng các đường may khác. Đối với các chi tiết từ nguyên liệu ít tuột sợi, đường may ráp thường sử dụng là những đường vắt sổ, chúng có công dụng vừa ráp nối vừa bọc mép chi tiết. Khi thực hiện may ráp, mép chi tiết có thể ủi về 1 hay hai bên của đường may ở mặt trái của nguyên liệu.

*Bề rộng của đường may ráp (tính từ mép nguyên liệu đến đường may) có giá trị bằng 5, 7, 10, 12 mm, phụ thuộc vào loại sản phẩm và nguyên liệu sản xuất.

  • Đường may diễu, may chần: Các đường may mang tính chất diễu hay chần là những đường may được thực hiện song song với các đường may trước(may ráp, may lược) hoặc thực hiện độc lập trên vị trí cần ráp nối và cần độ cứng. Công dụng của những đường may này là tăng cường độ bền của đường may tại các vị trí ráp nối hay tạo điểm nhấn cho trang phục. Ngoại trừ những đường may thuộc họ móc xích đơn và họ vắt sổ, tất cả những đường may của các họ khác đều có thể sử dụng để chần diễu. Đường may của họ mũi may chần diễu có thể thực hiện chức năng chần diễu độc lập mà không cần đến sự hướng dẫn của các đường may khác.

*Cách thực hiện đường may chần, diễu cơ bản:

  • Thực hiện đường may chần, diễu trên 2 mép chi tiết sau khi may ráp và ủi phẳng mép chi tiết.
  • Thực hiện đường may chần, diễu sau khi may ráp chi tiết và lộn chi tiết.

Đường may ráp giàng quần jean là đường may gì năm 2024

Hình 1.102: Đường may diễu

Đường may táp: đường may táp được thực hiện trên hai chi tiết được kết nối với mép chi tiết đặt so lo nhau, đây là dạng đường may phát triển từ đường may ráp thông thường. Có hai dạng cơ bản là đường may táp mép hở và đường may táp mép kín. Đường may táp mép hở là dạng đường may nối kết đơn giản nhất. Có thể sử dụng mũi thắt nút hay mũi ziczac. Đường may dùng để nối các chi tiết của sản phẩm dùng trong sinh hoạt như: ra giường, áo gối, rèm cửa… Đường may táp mép kín được thực hiện trên 1 chi tiết gấp mép, đặt trên 1 chi tiết khác. Đường may này là dạng may diễu đặc biệt trên 1 số đường cong phức tạp, được sử dụng chủ yếu để may các dạng túi đắp.

  • Đường may cuốn: Đường may cuốn là đường may có các mép chi tiết lồng vào nhau khi may, đây là tổ hợp của hai đường may được thực hiện nối tiếp hay đồng thời. Có thể sử dụng hai đường may với mũi thắt nút tại các vị trí như đường vai hoặc hai đường may với mũi móc xích kép trong các đường ráp sườn.

.jpg)

Hình 1.104: Đường may cuốn kín

  • Đường may viền: Sử dụng dải dây viền cắt từ nguyên liệu hay các loại dây dệt sẵn để định hình mép chi tiết. Đường may viền gồm có đường may viền mép hở và kín. Đối với đường may viền mép hở, dây viền được nối với các chi tiết chính có bề rộng đường may 4-12 mm, sau đó được lộn ngược để bọc mép chi tiết chính. Thực hiện đường may thứ hai sát mép lộn của dây viền. Đường may viền sử dụng mũi thắt nút. Đường may viền mép kín có cách thực hiện giống đường may viền mép hở. Tuy nhiên khi thực hiện đường may thứ hai phải gấp mép dây viền vào trong. Đường may viền mép kín có thể thực hiện bởi 1 đường may trên thiết bị tạo mũi thắt nút có gắn thêm cữ cuốn.

Đường may ráp giàng quần jean là đường may gì năm 2024

Hình 1.105: Đường may viền cơ bản

Đường may gấp mép: Đường may gấp mép có hai loại là gấp mép hở và kín. Đường may gấp mép hở để lên lai các sản phẩm khoác ngoài từ nguyên liệu dày, không đổ chỉ. Đường may gấp mép hở cho các trang phục khoác là những đường may dấu mũi. Đường may gấp mép hở cũng được sử dụng để lên lai cho các trang phục thường mặc. Tuy nhiên, để thực hiện đường may gấp mép hở trong trường hợp này, ta cần vắt sổ chi tiết và may gấp mép bằng đường may mũi thắt nút. Đối với sản phẩm từ nguyên liệu mỏng nhẹ, dễ đổ chỉ thì cần gia công mép chi tiết bằng các đường vắt sổ. Sau đó, sử dụng đường may mũi thắt nút để gấp mép kín.

  • Đường may gấp mép viền: Sử dụng cách may kết nối chi tiết phụ với chi tiết chính để gia công mép chi tiết chính trước khi may gấp. Đường may được sử dụng để lên lai sản phẩm khoác ngoài từ nguyên liệu dễ đổ chỉ mà không dùng các đường vắt sổ để gia công mép chi tiết.

Đường may gấp mép với vải lót: Sử dụng cách may kết nối lớp lót với lớp chính để gấp mép lớp chính. Các đường may này có mặt trong các sản phẩm hai lớp, ở vị trí lai áo và lai tay. Lớp chính được nối với lớp lót bằng các đường ráp mũi thắt nút. Sau đó, để lớp lót nằm êm trong quá trình sử dụng, trên mép gấp của lớp chính may thêm đường trang trí nổi chỉ ở mặt ngoài thì dùng đường trang trí với mũi may dấu mũi. Đường may gấp mép với vải lót còn có thể may với nhiều hình thức khác nhau.

Đường may ráp giàng quần jean là đường may gì năm 2024

Hình 1.109: Đường may viền gấp mép

Đường may trang trí: đường may trang trí được thực hiện trên thiết bị chuyên dùng hoặc thiết bị may thông thường có gắn thêm dụng cụ hỗ trợ, chúng bao gồm các đường sau:

  • Các đường may xếp: Các đường may xếp có nhiều tên gọi chuyên môn. Điểm cơ bản là các đường may xếp được thực hiện trên mảnh 1 chi tiết hoặc trên hai mảnh. Tùy theo công dụng và vị trí phân bổ trên sản phẩm, các đường xếp có thể là đường hai mặt hay đường 1 mặt. Đối với 1 số chi tiết có dạng đường cong phức tạp. Việc sử dụng thiết bị ủi, ép để lấy dấu chi tiết sẽ tạo điều kiện dễ dàng thực hiện các đường xếp.

Các đường may nổi: Đường may nối có rất nhiều hình dạng khác nhau. Trong số đó, đường ly nổi có dạng là các đường xếp 1 mặt. Khoảng cách từ nếp gấp đến đường may từ 2-10 mm. Đường ống nổi có thể sử dụng nguyên liệu lót dưới là gòn hay nỉ và thực hiện hai đường may song song với khoảng cách 5 mm. Ngoài việc sử dụng nguyên liệu lót dưới, cần sử dụng các loại dây gân đệm giữa hai chi tiết. Loại đường ống nổi có dây gân rất phổ biến trên các trang phục thể thao. Các đường may nổi được thực hiện trên thiết bị máy hai kim với mũi thắt nút hay móc xích

  • Các đường may với dây viền: Đây là hình thức may trang trí có dây viền. Đường may với dây viền được sử dụng phổ biến trong cách ráp nối với mục đích là làm nổi các đường ráp nối tại các vị trí như đường sườn áo hay quần, đường ráp đô, đường vòng ngoài cổ… Dây viền có thề là dây dệt sẵn hay dây cắt từ vải chính. Khi gia công dây viền cắt từ vải chính, dây viền sẽ được gấp đôi với bề phải hướng ra ngoài và may táp vào chi tiết chính. Tùy theo hình thức ủi rẽ hay ủi lật, vị trí phân bổ dây viền cũng khác nhau. Dây viền có thể nằm giữa hai chi tiết hoặc cũng có thể nằm trên cùng 1 chi tiết. Trong 1 số áo kiểu nữ còn có dạng dây viền đôi.

Khi thực hiện 1 kiểu đường may trên chi tiết, ta cần đảm bảo cho đường may đạt các thông số quy định về mật độ chỉ, cự ly diễu, cự ly vắt sổ… Các kiểu đường may tuy đa dạng nhưng tất cả chúng sau khi hoàn thành đều phải đạt được những yêu cầu kỹ thuật chung gồm: không bị nhăn, không thừa mũi, thiếu mũi, bỏ mũi, lỏng chỉ, sùi chỉ, mối chỉ đúng quy định… Có nhiều yếu tố liên quan đến việc quy định các yêu cầu kỹ thuật cho đường may có thể kể đến như: nguyên tắc láp ráp, thiết bị may, vật liệu vải, chỉ số.

Các bạn quan tâm đến ngành công nghệ may và thiết kế thời trang đang có ý định theo học ngành nghề này một cách thực tế đừng ngần ngại gọi điện cho chúng tôi để có được sự tư vấn kỹ càng nhất.

NỘI DUNG KHÓA HỌC TẠI VEST NGUYỄN

  • Gói sơ cấp (dạy cắt may cơ bản): Học phí: 5.000.000 đồng. Thời gian học: 2 - 3 tháng (tùy vào thời gian học và khả năng tiếp thu của học viên có thể kết thúc sớm hơn hoặc muộn hơn) (thời gian học: tất cả các buổi tối trong tuần và chủ nhật với các bạn đi làm công sở và muốn học tranh thủ buổi tối và ngày nghỉ. Với các mẹ có toàn thời gian ban ngày có thể đến trung tâm để thực hành và sử dụng máy khâu).
  • Với gói sơ cấp (dạy căn bản): hướng dẫn cách nhận biết và phân biệt chất liệu vải, phương pháp đo và nhận xét dáng người, hướng dẫn cách sử dụng máy khâu, máy công nghiệp, sơmi nam nữ, quần nam nữ, chân jup các kiểu, đầm liền các kiểu, veston nam nữ, ghile nam nữ, quần sooc, áo bà ba…..Với gói dạy cắt may cơ bản này các học viên hoàn toàn có thể tự cắt may được trang phục để phục vụ cho cá nhân cũng như những người thân trong gia đình hoặc có thể xây dựng cho mình một cửa hàng may đo nhỏ lẻ và quan trọng là các bạn được thỏa mãn niềm đam mê về thời trang.
  • Gói nâng cao: (dạy cắt may nâng cao tay nghề, phục vụ mở cửa hàng kinh doanh và làm thiết kế, cắt may cho các công ty): học phí 15.00.000 đồng. Thời gian học: 4 tháng - 5 tháng. ( tùy vào thời gian học và khả năng tiếp thu của học viên có thể kết thúc sớm hơn hoặc muộn hơn tùy học viên quyết định) (thời gian: học viên tự sắp xếp rồi thông báo lại).
  • Với nội dung Cắt may nâng cao: Tư vấn thiết kế thời trang, tư vấn kinh doanh thời trang, tư vấn xây dựng chiến lược marketing may, hướng dẫn kỹ năng cắt may các sản phẩm: đồ đầm, đồ kiểu, veston (nam và nữ), với tất cả các kiểu dáng từ boby, thụng rộng....Với gói dạy cắt may nâng cao này học viên sẽ được chúng tôi tư vấn cũng như hướng dẫn chi tiết về chiến thuật kinh doanh và kỹ năng cắt may phù hợp với các bạn muốn mở cửa hàng may đo thời trang nhỏ và vừa hoặc cắt may, ra mẫu cho một công ty thời trang.
  • Sau khi học xong khóa học các bạn có đủ khả năng thực hiện 1 cách dễ dàng các kiểu mẫu thời trang mà bạn xem trên tạp chí hay catalogue và tự thiết kế trên giấy qua các bản phác thảo.
  • Ngoài những khóa học về cắt may thời trang Vest Nguyễn cũng đã bổ sung các khóa học khác phục vụ nhu cầu của các học viên như:
    • Khóa học vẽ thời trang (vẽ dáng người, vẽ quần áo, váy, phụ kiện trang trí, vẽ màu, vẽ trên máy tính...).
    • Khóa học thiết kế bằng phần mềm trên máy tính (Nhảy size, ra rập, giác sơ đồ).
    • Khóa học xây dựng chiến lược kinh doanh thời trang.
  • Ưu đãi: Đối với học viên có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, dân tộc thiểu số hay hộ nghèo,...sẽ được giảm học phí 10% và có thể đóng thành 3 lần.
    • Học viên đóng đủ học phí ngay từ đầu sẽ được giảm ngay 10%
    • Đăng ký từ 3 học viên trở lên sẽ được giảm 10% cho mỗi học viên
    • Hỗ trợ chỗ ở cho các bạn ở tỉnh xa mà không cần phải thuê nhà ở.

Vest Nguyễn giúp học viên hiểu một cách cặn kẽ từ kỹ thuật may đến các chất liệu vải và kiểu cách phù hợp với từng chất liệu vải. Khi học nghề tại Vest Nguyễn không chỉ được đào tạo khả năng về cắt may mà Vest Nguyễn có thể tư vấn cũng như hỗ trợ các học viên có ý định mở cửa hàng để kinh doanh cũng như xây dựng cho mình một thương hiệu thời trang cho riêng bạn. Với kinh nghiệm đã có thì Vest Nguyễn mong muốn được hỗ trợ tối đa cũng như chung tay hợp tác cùng với các bạn học viên.

Không đơn thuần chỉ là trung tâm đào tạo cắt may mà Vest Nguyễn được biết đến là một trong những nhà may uy tín với nhiều năm kinh nghiệm làm may đo tại Hà Nội đồng thời là công ty cung cấp đồng phục cho rất nhiều các tập đoàn lớn trong đó có Tập đoàn CenLand, Tập đoàn Hà đô, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Sunshine và rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.