Dưới thời phong kiến, nhà nước có chính sách nào để tuyển dụng quân đội ?

1. Nhân tài và cơ chế tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài trong lịch sử

Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2005), nhân tài là người có tài năng xuất sắc. Nói đến tài năng là nói đến trình độ, năng lực, tri thức, sức sáng tạo, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xã hội và quốc gia. Tiêu chí để xác định tài năng chính là phẩm chất, trình độ và năng lực sáng tạo của cán bộ, công chức, thể hiện trong hoạt động thực tiễn là có thành tích nổi trội, luôn hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao trong một lĩnh vực cụ thể. Hơn nữa, các thành tích đạt được phải có ảnh hưởng đến sự tiến bộ, phát triển của một ngành, một lĩnh vực. Nhân tài thường có ý thức tự trọng, không màng danh lợi. Họ thường bộc trực, thẳng thắn, có khi cứng rắn, không phỉnh nịnh, lấy lòng cấp trên, được lòng cấp dưới. Nhân tài rất tự hào khi được tin dùng, sẵn sàng cống hiến với người lãnh đạo có tâm, biết tôn trọng họ; rất hay phản ứng khi phải đặt dưới quyền của người kém tài, kém đức. Họ sẵn sàng ra đi vì có nhiều cơ hội tìm những công việc phù hợp, nơi môi trường thuận lợi để họ có thể cống hiến.

Cơ chế tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài là những hình thức, biện pháp, cách thức mà nhà quản lý sử dụng nhằm huy động được sự tham gia của nhân tài vào các hoạt động chung của Nhà nước, xã hội. Theo nghĩa đó, mỗi thời kỳ, hoàn cảnh, môi trường và điều kiện, trình độ phát triển khác nhau thì các cơ chế tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài cũng không giống nhau.

Các triều đại phong kiến Việt Nam đều rất chú trọng đến các phương thức tiến cử, thu hút, trọng dụng người tài, thường gọi là “chiêu hiền, đãi sĩ”:

Phương thức tập ấm hay còn gọi là nhiệm tử. Tập ấm là phương thức lựa chọn, bổ nhiệm quan lại thông qua địa vị quan chức của cha ông mà sử dụng con cháu vào quan trường, theo đó chỉ có con cháu các quan đại thần mới được hưởng thế tập. Tùy theo chức tước của quan lại mà giới hạn số đời, số người, cấp bậc được bổ dụng, phong ấm cho con cháu của họ. Phương thức tuyển chọn này có hạn chế là người làm quan không trải qua các kỳ thi, sát hạch, chưa được đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực chưa được kiểm chứng nên dễ tha hóa, biến chất, biến con đường phục vụ thành phương tiện tư lợi.

Phương thức tiến cử, bảo cử. Theo phương thức này, những người tài, đức có nguyện vọng gánh vác công việc triều chính sẽ được nhà vua trọng dụng mà không phải trải qua bất cứ kỳ thi hay sát hạch nào. Nhiều ông vua đã ban “Chiếu cầu hiền tài”, khuyến khích các quan lại tiến cử người tài. Từ thời Lê sơ, đặc biệt là sau cuộc cải cách bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, việc tiến cử, bảo cử được quản lý chặt chẽ bằng luật. Pháp luật đã quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của các bên, trong đó để khắc phục tình trạng quan lại tiến cử nhằm tạo phe cánh và tham nhũng, nhà vua quy định nếu quan lại nào tiến cử đúng người hiền tài thì được khen thưởng, ngược lại bị phạt rất nặng.

Phương thức khoa cử. Đây là cách tuyển chọn tốt nhất, công bằng nhất. Các khoa thi được tổ chức thường xuyên, nghiêm túc và chặt chẽ, trở thành cơ chế tuyển chọn nhân tài chủ yếu cho bộ máy cai trị của nhà nước phong kiến. Dưới triều Lê sơ, khoa cử đã được quy định tương đối hoàn chỉnh. Cách ba năm có một kỳ thi. Mỗi kỳ thi, thí sinh phải qua ba hoặc bốn đợt thi (gọi là tam trường hay tứ trường): đợt một thi kinh nghĩa; đợt hai thi chiếu, chế, biểu; đợt ba thi thơ, phú; đợt bốn thi văn sách. Những người thi đỗ trong các kỳ thi Hội, thi Đình đều được triều đình ban cấp mũ áo, được vinh quy bái tổ, khắc bia và được bố trí những chức quan tương xứng.

2. Cơ chế thu hút, sử dụng nhân tài ở Việt Nam hiện nay

Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” nhấn mạnh: “Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài”. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết này, Hội nghị Trung ương 9 (khoá X) xác định một trong những nhiệm vụ rất cần thiết là “triển khai xây dựng đề án Chiến lược quốc gia về nhân tài”.

Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng”. Đại hội XI khẳng định: “Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”; “Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài”; “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài…”. Hiện thực hóa những quan điểm, chủ trương này của Đảng, Chính phủ đã xây dựng và triển khai nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có nội dung thu hút, trọng dụng nhân tài: xét tuyển đặc cách không qua thi tuyển vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước đối với những người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc của các trường đại học có uy tín ở nước ngoài. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi về xuất nhập cảnh và cư trú, tuyển dụng, lao động, học tập, tiền lương, nhà ở, tiếp cận thông tin… để các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, có thể phát triển tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Tổ chức các cuộc thi để phát hiện, khuyến khích tài năng trẻ... Tuy nhiên, trong thực tế việc thu hút, trọng dụng và sử dụng hợp lý nhân tài vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan:

Thứ nhất, về chủ trương đã được đề cập ở những mức độ, phạm vi khác nhau trong văn kiện của Đảng và Nhà nước, nhưng đến nay vẫn chưa có một văn bản mang tính hệ thống như nghị quyết chuyên đề hoặc chiến lược quốc gia về nhân tài. Về tổ chức thực hiện, “chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài” (Nghị quyết Trung ương 5, khoá X); “thiếu những cơ chế thích hợp để phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài” (Nghị quyết Trung ương 7, khoá X).

Thứ hai, tác động mặt tiêu cực của yếu tố lịch sử, truyền thống. Có ý kiến cho rằng, văn hóa Việt Nam có những hạn chế đang ngày càng trở thành một trở ngại tìm kiếm và sử dụng nhân tài, trong đó nhân tố cốt lõi là quan điểm thái độ và ứng xử đối với những giá trị cá nhân. Văn hóa Việt Nam khó chấp nhận những thứ khác biệt, những tố chất nổi bật, khác thường - những giá trị mang đậm chất cá nhân, mà thường quen chấp nhận những giá trị mang tính chất ổn định, đồng màu, xuôi chiều, né tránh những gai góc, phản biện trong tư duy và trong hành động. Tư duy lối mòn trong công tác cán bộ: đề cao tuổi tác hơn tài năng, coi trọng kinh nghiệm hơn tri thức khoa học, ngại dùng người tài trẻ tuổi; tâm lý bình quân, không ưa vượt trội dẫn đến đố kỵ, kèn cựa... là những yếu tố có tác động mạnh, cản trở trọng dụng nhân tài.

Thứ ba, giới hạn về nguồn lực cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính với việc bảo đảm chế độ đãi ngộ xứng đáng. Có hai điều kiện cơ bản để có thể thu hút nhân tài, chung quy lại là chế độ đãi ngộ thông qua lương bổng, điều kiện làm việc và môi trường làm việc. Tất cả những điều này ở Việt Nam hiện nay còn thiếu. Việc chi trả một khoản lương cao cùng với những khoản đầu tư cơ sở vật chất tương ứng nhằm thu hút và giữ chân nhân tài hiện rất khó khăn về kinh phí để thực hiện.

Thứ tư, thiếu môi trường chuyên nghiệp. Ở đó không chỉ có máy móc hiện đại, đồng bộ, mà còn cần thái độ, tác phong, cách quản lý dân chủ, biết động viên, tạo áp lực và động lực đúng lúc, cần có những đồng nghiệp tương đẳng về trình độ để tương tác, hoàn thiện. Khả năng đáp ứng của chúng ta hiện nay thấp.

3. Giải pháp

Một là, xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài, hoặc ban hành nghị quyết chuyên đề về nhân tài, nhằm phát hiện người có đức, có tài để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và sử dụng một cách có hiệu quả.

Hai là, cùng với việc hỗ trợ về tài chính, cần đặc biệt quan tâm, tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi để nhân tài phát huy tài năng, cống hiến cho địa phương, cơ quan, đất nước. Môi trường làm việc được hiểu là phải đặt nhân tài vào đúng vị trí, vì không có nhân tài toàn năng mà chỉ có nhân tài trên những lĩnh vực cụ thể, do đó công tác cán bộ không chỉ là phát hiện, giới thiệu, lựa chọn mà còn là bố trí, sắp xếp đúng người, đúng việc.

Ba là, tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch việc sử dụng và tôn vinh nhân tài. Không nên coi công tác tổ chức - cán bộ như một công tác bí mật, khép kín trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc trong một số người. Phải đề ra những tiêu chí rõ ràng, thực hiện công khai các cuộc tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm, kể cả có tranh cử để bố trí, sắp xếp cán bộ vào đúng chỗ, nhất là để khắc phục tình trạng “mua quan, bán chức”. Thu hút người dân, các tổ chức xã hội vào tuyển chọn, đánh giá hiệu quả công việc của nhân tài, nhất là của những người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Việc tôn vinh nhân tài (qua các giải thưởng, danh hiệu) cần được chấn chỉnh, sao cho đúng thực chất, tránh những hiện tượng tiêu cực, ban phát.

Bốn là, từng bước cải thiện môi trường văn hóa - xã hội, trọng tâm là định hướng giá trị để vừa kết hợp và phát huy được tính tích cực của các giá trị truyền thống, lịch sử, vừa bắt kịp được với các giá trị hiện đại để tạo môi trường lao động thực sự khuyến khích và kích thích người tài thể hiện khả năng, năng lực sáng tạo trong công việc.

Năm là, cần đặc biệt chú trọng cơ chế giới thiệu, tiến cử nhân tài trong các cơ quan nhà nước theo hướng gắn thẩm quyền với trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu các cơ quan trong việc giới thiệu và tuyển dụng, sử dụng nhân tài. Áp dụng chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với người đứng ra bảo đảm, giới thiệu hay bổ nhiệm những cá nhân cụ thể vào những vị trí nhất định thuộc phạm vi mình phụ trách.

TS. Lê Thị Thu Hằng,Phó Vụ trưởng Vụ IV, Ban Tổ chức Trung ương

Nguồn: xaydungdang.org.vn

Quân đội nhà Nguyễn (chữ Hán: 軍次 / Quân thứ) là tên gọi các lực lượng vũ trang chính quy của triều Nguyễn từ thời điểm lập quốc cho đến đời vua Tự Đức.

Quân đội nhà Nguyễn
Dưới thời phong kiến, nhà nước có chính sách nào để tuyển dụng quân đội ?

Hình minh họa một lính súng trường Nam Kỳ năm 1843

Vệ binh quân nhà Nguyễn đóng tại kinh đô Huế có khoảng 40 nghìn người. Trong lực lượng Vệ binh lại được chia làm ba loại: Thân binh (hậu cận của vua và bảo vệ cấm thành), gồm 1 doanh và 4 vệ độc lập; Cấm binh làm nhiệm vụ quân cơ động và bảo vệ Kinh thành gồm 6 doanh và một số vệ, đội độc lập như những "binh chủng chuyên môn, kỹ thuật": tượng binh, kỵ binh, thủy binh; Giản binh hay Tinh binh gồm một số vệ và đội thuộc các phủ, huyện, nha...Vệ binh thường tuyển những người Đàng Trong, đến năm 1885 thì lực lượng này tan rã, chỉ còn lại một số nhỏ gọi là Thân binh để hầu cận các vua của triều Nguyễn từ sau khi nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp xâm lược. Cơ binh là lực lượng đóng giữ các tỉnh, lộ, trấn (một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… cón có các vệ thuộc lực lượng Cấm binh do quan tỉnh trực tiếp chỉ huy song lệ thuộc vào các doanh ở kinh đô).[3]

  1. Thân binh gồm các vệ Cẩm Y, vệ Kim Ngô, vệ Tuyển Phong và doanh Vũ Lâm.
  2. Cấm binh gồm các doanh Thần Cơ, doanh Thần Phong, doanh Long Vũ, doanh Hổ Uy, doanh Hùng Nhuệ, vệ Kỳ Vũ, vệ Kinh Tượng (tượng binh), vệ Thượng Tứ (kỵ binh), vệ Long Thuyền (chuyên chở thuyền vua), viện Vũ Bị (lính dùng súng), viện Thượng Trà (dâng nước), đội Tư Pháo (chế thuốc súng), đội Tài Thụ (trồng cây), đội Giáo Dưỡng, vệ Võng Thành (lo bẫy săn cho vua), đội Thượng Thiện (bếp núc) và đội Phụng Thiện.
  3. Tinh binh gồm có ba doanh của Kinh kỳ thủy sư, vệ Giám Thành, vệ Thủ Hộ, vệ Dực Hùng, ty Lý Thiện (bánh trái để cúng tế), thự Hòa Thanh (ca nhạc), thự Thanh Bình (múa).
Binh lính ở các tỉnhSửa đổi

Trong quân đội thì có các đội bộ binh, pháo binh và tượng binh (không có kỵ binh dùng giao chiến tuy kỵ binh vẫn có vai trò lễ nghi). Lính tòng quân thì chia thành hai lực lượng: lính vệ (lính giản) và lính cơ (lính lệ). Lính vệ là quân đội chính quy, thường tại ngũ, chủ yếu đóng ở kinh kỳ cùng các tỉnh thành. Lính vệ còn gọi là tuyển binh. Lính cơ thuộc loại lính mộ địa phương nên còn gọi là biền binh hay mộ binh, khi cần tới thì gọi nhưng thời bình thì về quê làm ruộng, chủ yếu là bổ sung thêm cho lực lược chính quy hay đóng ở phủ huyện. Phép luân phiên đó gọi là "Biền binh định lệ". Các đơn vị thì chia làm ba phiên; hai phiên cho về quê, chỉ giữ một phiên. Hết hạn lại thay phiên ra sung vào quân dịch.[4]

Phục dựng tượng binh nhà Nguyễn tại Huế

Nghi vệ tượng binh theo tranh vẽ của Pháp thế kỷ 19

Cơ binh tổ chức theo hệ thống:

  • Doanh đứng đầu là quan đề đốc;
  • Liên cơ đứng đầu là quan lãnh binh;
  • Cơ (tương đương vệ) đứng đầu là chưởng cơ hay quản cơ;
  • Dưới cơ là các tổ chức đội, thập, ngũ.

Đội quân Cơ binh của Quân đội nhà Nguyễn thời kỳ đầu có quân số khoảng 150 nghìn người, đến cuối thời kỳ này (1880) quân số này giảm đi đáng kể, ở miền Bắc còn khoảng 60 nghìn người. Ngoài hai lực lượng chính là Vệ binh và Cơ binh, quân đội Nguyễn còn có lính trạm và lính lệ. Trong giai đoạn này, các lực lượng như thủy binh, tượng binh, pháo thủ binh được xây dựng như nước binh chủng chiến đấu.[3]

Thủy binh được chú trọng phát triển với trên 200 nghìn người và một đội thuyền binh lên tới khoảng 800 chiếc không kể các thuyền làm nhiệm vụ vận tải. Trong lực lượng thuyền binh Nguyễn thời kỳ này đã có những chiếc thuyền được thiết kế theo kiểu chiến thuyền của châu Âu, trang bị mỗi thuyền 36 pháo. Có 200 pháo thuyền trang bị từ 16-22 khẩu pháo. Có 100 đại chiến thuyền với 50-70 mái chèo được trang bị pháo và cự thách pháo. Còn lại khoảng 500 chiến thuyền có khoảng 40 mái chèo và trang bị một pháo loại súng thần công.

Thủy quân cũng được tổ chức thành các đơn vị gọi là doanh như bộ binh. Mỗi doanh được biên chế gồm một số vệ (cơ), dưới cơ là các đội thuyền. Thuyền là đơn vị chiến đấu cơ sở. Tùy theo từng loại thuyền mà có số lượng quân khác nhau, trung bình mỗi thuyền chiến đấu có 50-60 người, Đứng đầu là lực lượng thủy binh quân đội Nguyễn thường là Thủy sư đô đốc.

Lực lượng tượng binh ban đầu tổ chức thành 1 doanh gồm có 5 vệ với 50 thớt voi ở kinh đô và 7 cơ ở những tỉnh mà triều Nguyễn xét thấy quan trọng. Sau đó số lượng co hẹp lại chỉ còn 2 vệ ở kinh đô và một vài cơ ở một số tỉnh.

Lực lượng pháo thủ binh cũng được tổ chức thành các doanh, dưới doanh, dưới doanh là vệ (cơ), mỗi vệ gồm một số đội. Biên chế mỗi vệ pháo thủ binh gồm 500 quân và trang bị 10 súng thần công, 200 súng điều sang; với các đơn vị đội biên chế 50 quân và 1 súng thần công. Đối với các đội, cơ pháo thủ binh thuộc lực lượng cơ binh của các tỉnh trực tiếp quản lý lệ thuộc doanh Thần cơ của triều đình về các mặt huấn luyện, trang bị vũ khí.[3]

Dưới thời Minh Mạng đến Tự Đức, Quân đội nhà Nguyễn có khoảng 120 nghìn người. Thời Minh Mạng, quân đội vẫn còn sức chiến đấu khá cao, từng đánh thắng quân Xiêm một số lần. Tuy nhiên sức chiến đấu của Quân đội nhà Nguyễn thời Tự Đức đã yếu kém đi nhiều do trang bị lạc hậu so với quân đội các nước đương thời, huấn luyện kém và triều đình ít quan tâm. Quân đội Nguyễn trong giai đoạn này đã bị quân xâm lược Pháp đánh bại và để đất nước rơi vào sự đô hộ của thực dân Pháp.

Giai đoạn 2 - thời kỳ Pháp thuộc (1884 - 1945)Sửa đổi

Việt Nam đã bị Pháp xâm lược hoàn toàn và chia ra làm ba xứ để cai trị với ba chế độ khác nhau. Quân đội nhà Nguyễn lúc này vẫn tồn tại hai thành phần là Vệ binh và Cơ binh. Trong lực lượng Vệ binh chỉ còn có Thân binh với biên chế khoảng 2.000 quân trong 4 vệ và 1 đội quân nhạc phục vụ các nghi lễ của triều đình Nguyễn (khoảng 50 nhạc công). Lực lượng cơ binh chủ yếu là bộ binh chỉ còn lại ở các tỉnh Bắc Kỳ do quan đầu tỉnh của triều đình Huế trực tiếp chỉ huy nhưng dưới sự giám sát của viên công sứ Pháp. Lực lượng Cơ binh có khoảng 27.000 quân được chia thành 4 đạo đóng trên địa bàn các tỉnh xung quanh Hà Nội và châu thổ sông Hồng. Khi người Pháp lập nền bảo hộ ở Bắc Kỳ thì họ ghi nhận ở mỗi tỉnh có đề đốc là võ quan đầu tỉnh, lãnh binh phụ tá, chỉ huy khoảng 3 nghìn đến 6 nghìn quân.[3][5]

Năm 1891, Toàn quyền Đông Dương của Pháp ra nghị định thành lập lực lượng Cơ binh do Pháp trực tiếp tổ chức, trang bị và chỉ huy; lực lượng này ban đầu có khoảng 4.000 quân, làm nhiệm vụ phục vụ quan lại người Việt ở các tỉnh, huyện và canh gác công sở ở địa phương. Và với nghị định này của Toàn quyền Đông Dương đã đặt dấu chấm hết cho Quân đội nhà Nguyễn với tư cách là lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến độc lập.[3]

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã lật đổ nhà nước phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, lực lượng vũ trang của nhà Nguyễn cũng theo đó mà tan rã[3].

Phân cấp bậc, phương thức tuyển quân, trang bị vũ khíSửa đổi

Đơn vị và cấp chỉ huySửa đổi

Quân đội nhà Nguyễn có 5 vị chỉ huy cao nhất chia theo 5 đạo quân, gồm trung quân, tả quân, hữu quân, tiền quân, và hậu quân. Quân hàm này được người Pháp dịch là "maréchal" như trường hợp Lê Văn Duyệt. Ông được gọi là đức Tả quân vì ông chỉ huy đạo quân đó. Dưới 5 vị tướng quân này là thống chế'' (người Pháp dịch là "maréchal-amiral"), đề đốc ("général de division" hoặc "général de brigade"), lãnh binh ("colonel") và phó lãnh binh ("lieutenant-colonel").[6]

Đơn vị nhà binh nhỏ nhất gọi là ngũ gồm 5 người có ngũ trưởng đứng đầu. Hai ngũ là một thập, tức 10 người có cai chỉ huy. Năm thập là một đội, tức 50 lính, có chánh suất đội chỉ huy và phó suất đội phụ tá. Tập hợp 10-12 đội là một vệ hay một cơ, tức khoảng 500-600 lính (người Pháp dịch là "bataillon"). Vệ thì có vệ úy, còn gọi là chưởng vệ hay chánh vệ (còn gọi là lãnh binh) chỉ huy và phó vệ hiệp tá. Cơ thì có quản cơ và phó quản cơ.[6] Một doanh là năm đến tám vệ, khoảng 2.500-4.800 lính.[7]

Các vị tướng chỉ huy tập trung lo phần chiến thuật và luyện tập trong khi chiến lược và tổng điều hành thì thuộc Bộ Binh, một trong sáu thành phần của Lục bộ trong triều.

Ngạch võ quan
phẩm trật quan tước huy hiệu trên bố tử tương đương tiếng Pháp đơn vị chỉ huy
Nhất phẩm Ngũ quân Đô Thống chưởng phủ sự, Ngũ quân Đô Thống kỳ lân maréchal đạo
Nhị phẩm Thống chế, Đề đốc, Chưởng vệ[8] bạch trách général doanh (2.500-4.800 lính)
Tam phẩm Lãnh binh, Vệ úy, phó Vệ úy, Đốc binh sư tử colonel, commandant de la Garde impériale vệ (500-600 lính) tiếng Pháp: bataillon
Tứ phẩm Quản cơ, phó Quản cơ, Hiệp quản hổ chef de régiment provincial cơ (500-600 lính) régiment
Ngũ phẩm Cai đội báo capitaine đội (50 lính) compagnie
Lục phẩm Chánh đội trưởng suất đội hùng lieutenant
Thất phẩm Chánh đội trưởng suất thập bưu sergent thập (10 lính) escouade
Bát phẩm Đội trưởng suất thập[9] hải mã caporal ngũ (5 lính) section
Cửu phẩm Thơ lại tê ngưu sergent-fourrier

Việc tuyển lính và số quânSửa đổi

Phép tuyển lính triều Nguyễn có tên là "Giản binh định lệ".[10] Theo đó thì lính vệ được tuyển theo nguyên quán. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận thì ba suất đinh tuyển lấy một lính. Các tỉnh Nam Kỳ, tức từ Bình thuận vào Nam thì năm suất đinh lấy lấy một lính. Các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra trung châu Bắc Kỳ cùng Quảng Yên thì bảy suất đinh tuyển lấy một lính. Riêng các tỉnh thượng du gồm Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng thì 10 suất đinh mới tuyển lấy một lính.[11]

Thời hạn tại ngũ cũng căn cứ theo loại lính và quê quán của người lính. Đối với binh lính được tuyển từ các tỉnh thuộc Nam Kỳ và từ Hà Tĩnh trở ra Bắc thì phải tòng quân 10 năm. Lính từ các Quảng Bình đến Khánh Hòa phải chịu 15 năm. Tuổi tối đa phục vụ trong quân đội thường trực là 50 (quy định này có từ năm 1868). Binh lính được cấp ruộng ở quê, hưởng lương ăn và một ít tiền.[3]

Nếu lấy trung bình là tám suất đinh lấy một lính, căn cứ trên số tráng đinh năm 1847 là 1.024.388 thì có khoảng 128.000 lính trên toàn quốc. Áp dụng phép "Biền binh định lệ" tức luân phiên cho lính về quê làm ruộng thì số quân hiện dịch là khoảng 40.000–50.000.[1]

Theo đánh giá của tướng Pháp de Courcy khi Pháp xâm lược Việt Nam năm 1885, quân đội chính quy của nhà Nguyễn là khoảng 70.000 người, trong số đó 12.000 tuyển mộ từ các vùng quanh kinh thành Huế. Ngoài ra, theo de Courcy, cũng phải kể đến "vô số" các toán dân quân thành lập và đóng tại các tỉnh thành lớn, cũng như khắp các thôn làng. Các đội dân quân này tuy đông nhưng trang phục rách rưới, vũ trang sơ sài, và thiếu tổ chức.[2]

Việc thi tuyển chủ yếu căn cứ theo tầm vóc và sức mạnh. Ai xách quả tạ nặng 100 cân bằng một tay đi được 30 trượng thì xếp hạng ưu; đi 24 trượng thì hạng thứ ưu; đi 20 trượng thì hạng bình; 16 trượng là hạng thứ bình; 10 trượng là hạng thứ.[12] Quan võ cũng được tuyển chọn từ các kì thi võ.

Triều Minh Mạng lại lập thêm đội "Giáo dưỡng binh" để con các võ quan theo học cùng được lãnh lương hầu đào tạo giới trẻ[1]. Học trình kéo dài sáu năm.[13]

Khi còn giao chiến với lực lượng Tây Sơn quân đội nhà Nguyễn có thu nạp một số sĩ quan và binh lính ngoại quốc trong số đó có người ở lại nhận quan tước vào triều Gia Long như Jean-Baptiste Chaigneau và Philippe Vannier, giúp huấn luyện quân sĩ theo phương thức Âu châu. Sang triều Minh Mệnh thì đa số chọn hồi hương và quân đội nhà Nguyễn mất đi nguồn kiến thức tân tiến về chiến thuật và chiến cụ.

Ngoài ra, nhà Nguyễn còn sử dụng những người mắc tội để sung quân, làm đồn điền tại những miền biên viễn như trấn Gia Định hay trấn Tây Thành (Campuchia). Tại Gia Định, lực lượng này chủ yếu gồm những tội phạm gốc ở Bắc hay Trung Kỳ, gọi là quân Thanh Thuận, An Thuận, Hồi Lương và Bắc Thuận. Thanh Thuận và An Thuận là những người tham gia cuộc nổi loạn tại Thanh Hóa, Nghệ An trong thập kỷ 1810[14]. Hồi Lương là những tội phạm cũ, nay được tha và đưa vào quân đội để chuộc tội. Bắc Thuận là những người trốn tránh lao dịch, bỏ làng xã, không có tên trong sổ bạ ở Bắc Thành được tuyển mộ vào quân ngũ, tức là khác với những binh lính quân dịch thông thường. Các đơn vị Hồi Lương và Bắc Thuận là những toán quân tích cực tham gia vào cuộc cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi sau này.

Luân xa pháo trên Nhân Đỉnh, Huế, 1836

Vũ khí và luyện tậpSửa đổi

Súng ống của pháo binh thời nhà Nguyễn thì cỡ lớn là súng đại bác, súng thần công; nhỏ là súng hỏa mai.

Về trang bị trong thời kì độc lập (1802 – 1883), quân đội nhà Nguyễn khá phát triển trong thời kì đầu. Nhiều đơn vị được trang bị hỏa khí như ống phun lửa, quả nổ, súng điều sang (gồm thạch cơ điều sang, thần cơ điều sang, bắc cơ điều sang), pháo (súng thần cơ, thần công thiết bác). Triều Minh Mạng thì mỗi vệ (500-600 lính) có 2 khẩu thần công và 200 khẩu thạch cơ điểu thương với tỉ lệ 4 tay súng cho mỗi 10 lính. Sang triều Tự Đức thì đã sa sút; mỗi đội (50 lính) có 5 khẩu điểu thương nên tỉ lệ rút thành 1 tay súng cho mỗi 10 lính. Hằng năm, tập bắn chỉ một lần và mỗi tay súng chỉ có quyền bắn 6 viên đạn, ai bắn hơn số ấy phải bồi thường.[15]

Đại bác thời Gia Long (cỡ nòng 220 mm) dùng để hành lễ.

Trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), sức chiến đấu của quân đội nhà Nguyễn càng yếu kém do trang bị lạc hậu so với quân đội các nước đương thời, huấn luyện kém và triều đình ít quan tâm. Quân đội nhà Nguyễn trong giai đoạn này đã bị quân Pháp đánh bại và để đất nước rơi vào sự đô hộ của thực dân Pháp[3].

Thành lũySửa đổi

Bình diện thành Nam Định theo quy thức Vauban

Bắt đầu từ triều Gia Long, nhà Nguyễn cho xây một số thành quách áp dụng phép kiến trúc Vauban với chủ ý phòng thủ như kinh thành Huế (1805-1832); Bắc Thành (Hà Nội) (1805); Gia Định (Sài Gòn) (1832).[16]

Kiến trúc Vauban vốn du nhập Việt Nam từ thế kỷ trước do Olivier de Puymanel (sử Việt thường gọi là Nguyễn Văn Tín) đem đến[17] nhưng đến thời Nguyễn thì được áp dụng rộng rãi. Ở những thị trấn nhỏ hơn nhưng có giá trị chiến lược triều đình cũng cho xúc tiến xây cất thành lũy phòng ngự trong số đó có Thanh Hóa (1804),[18] Bắc Ninh (1805),[19] Quảng Ngãi (1807), Khánh Hòa (1810), Bình Định (1817),[20] Sơn Tây (1822),[21] Nghệ An (1831),[22] Hải Dương, Hưng Yên (1832),[19] Nam Định[23] (1833)[19] và Điện Hải (Đà Nẵng)[24] (1847).[25] Xét về mặt chiến lược thì cách xây cất có tính cách khoa học nhưng vị trí và phương hướng còn bị chi phối bởi thuật phong thủy.[26]

Những thành lũy này phản ảnh chiến thuật coi trọng thế "thủ" hơn thế "công" của triều đình nhà Nguyễn.

Tan rãSửa đổi

Quân đội nhà Nguyễn càng ngày càng lạc hậu do các vị vua sau này không quan tâm mấy đến việc võ bị. Dưới thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn có sự tương phản rõ rệt với các triều trước. Một trong các lý do khiến tình hình quân đội suy sút là vấn đề tài chính. Thời kỳ Gia Long hay Minh Mạng, lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng đến việc quân cần tinh nhuệ, không cần nhiều, bỏ bớt số lượng người cầm cờ từ 40 người xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ. Còn sang thời Tự Đức, vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có. Về thủy binh, không tàu hơi nước nào được đóng mới, thủy quân thậm chí không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Việc giảng dạy binh pháp không chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay trở lại với Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo. Đời sống quân lính không được quan tâm thoả đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của quân sĩ không cao.

Nhà sử học Trần Trọng Kim đã nhận xét về việc võ bị thời Tự Đức:[27]

Do quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây thời Tự Đức khiến quân sự Việt Nam bị lạc hậu nhiều so với phương Tây. Do đó, khi bị người Pháp đánh năm 1858, khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn và quân Pháp đã khá xa.[28]

Hình ảnhSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

  • Quân đội nhà Đinh
  • Quân đội nhà Trần
  • Quân đội nhà Lê sơ
  • Quân đội nhà Mạc
  • Quân đội Đàng Trong thời Lê trung hưng

Tham khảoSửa đổi

  • Bezacier, Louis. "L'Art et les constructions militaires annamites". Bulletin des Amis du Vieux Hue No 4 Oct-Dec 1941. Hanoi: IDEO, 1941.
  • Đào Duy Anh. Việt Nam Văn hóa Sử cương. Houston: Xuân Thu,?.
  • Heath, Ian. Armies of the Nineteenth Century: Asia. Nottingham, UK: 2003.
  • Hoàng Cơ Thụy. Việt sử khảo luận. Paris: Nam Á, 2002.
  • Nội các triều Nguyễn, Nguyễn Hồng Phong biên soạn. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1993.
  • Thái Văn Kiểm. Viet Nam Past and Present. Paris: Bộ Quốc gia Giáo dục & Ủy hội Quốc gia UNESCO, 1957.
  • Karl Hack and Tobias Rettig. (2006). Colonial armies in Southeast Asia. New York: Routledge. ISBN0-415-33413-6.
  • Choi Byung Wook (ngày 1 tháng 3 năm 2004). 'Southern Vietnam under the reign of Minh Mạng (1820-1841)'. Cornell University Southeast Asia Program Publications. ISBN0877271380.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b c Hoàng Cơ Thụy. Trang 976.
  2. ^ a b Karl Hack, Tobias Rettig, trang 133
  3. ^ a b c d e f g h i j k l “Lực lượng vũ trang nhà Nguyễn (1558 - 1945)”. Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam.
  4. ^ Đào Duy Anh. Trang 158.
  5. ^ Bianconi, F. Cartes Commerciales Tonkin. Paris: Imprimerie et Libraire centrales dé Chemins de fer, 1886.
  6. ^ a b Bezacier, Louis. tr 332
  7. ^ Heath, Ian.
  8. ^ Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược. Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản.
  9. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam thực lục.
  10. ^ Đào Duy Anh. Trang 157.
  11. ^ Nội các triều Nguyễn, Nguyễn Hồng Phong biên soạn. Trang 22.
  12. ^ Nội các triều Nguyễn, Nguyễn Hồng Phong biên soạn. Trang 119.
  13. ^ Bezacier, Louis. tr 334
  14. ^ Choi-Byoung Wook, trang 66
  15. ^ Hoàng Cơ Thụy, tr. 663.
  16. ^ Kiến trúc nhà Nguyễn
  17. ^ Hoàng Cơ Thụy, trang 897.
  18. ^ Bezacier, Louis, tr. 346.
  19. ^ a b c Bezacier, Louis, tr. 344.
  20. ^ Thái Văn Kiểm, Viet Nam Past and Present, Paris: Bộ Quốc gia Giáo dục & Ủy hội Quốc gia UNESCO, 1957, tr. 438.
  21. ^ Thành cổ Sơn Tây
  22. ^ Thành cổ Nghệ An
  23. ^ Hà Nội nhìn từ các đô thị vệ tinh vùng Bắc Bộ
  24. ^ Đồn Điện Hải ở Sơn Trà
  25. ^ Thành Điện Hải
  26. ^ Bezacier, Louis, tr. 347.
  27. ^ Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, quyển II, tr.243
  28. ^ Nhiều tác giả 2007, tr.75