Dự án vốn tư có phải kiểm toán đôc lập năm 2024

Các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo pháp luật Việt Nam

Các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập thì các đối tượng sau đây bắt buộc phải kiểm toán:

  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Báo cáo tài chính hàng năm của Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
  • Báo cáo tài chính hàng năm của Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
  • Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định.
  • Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định.
  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty mà Nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính.
  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính.
  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
  • Báo cáo tài chính hàng năm của dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc Kiểm toán độc lập theo thỏa thuận với nhà tài trợ (theo Điều 26, Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính).

Mức phạt hành chính nếu không tiến hành kiểm toán

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 53 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan”.

Như vậy, nếu Quý vị kiểm tra thấy đơn vị mình thuộc đối tượng phải kiểm toán theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Quý vị hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Công ty Kiểm toán và Tư vấn Kreston (VN) là hãng kiểm toán và tư vấn đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ông Phan Việt Hiếu (TPHCM) công tác trong lĩnh vực tư vấn kiểm toán quyết toán dự án và tư vấn thẩm tra quyết toán. Theo quy định kiểm toán báo cáo quyết toán tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP:

"3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:

  1. Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán (trừ dự án thuộc danh mục bí mật Nhà nước). Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán. Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng. Chủ đầu tư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này".

Tại Khoản 12 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013 giải thích: "Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế".

Ông Hiếu hỏi, trường hợp người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án (có gói thầu kiểm toán độc lập) và dự toán/tổng dự toán có chi phí cho nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập theo đúng kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng hay người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập bằng một văn bản riêng?

Về hình thức lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập bắt buộc là đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế) hay có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, ví dụ như chỉ định thầu rút gọn… (nếu đủ điều kiện áp dụng)?

Về quyết toán dự án hoàn thành các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, Điều 1 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP chỉ đề cập đến quản lý, thanh toán vốn đầu tư công; quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước; quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.

Vậy, việc quyết toán dự án hoàn thành các dự án đầu tư chỉ sử dụng vốn Nhà nước ngoài đầu tư công vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC hay thực hiện theo quy định nào?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Về việc đấu thầu kiểm toán độc lập, tại Điểm a Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, quy định như sau:

"3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:

  1. Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán (trừ dự án thuộc danh mục bí mật Nhà nước). Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán.

Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng".

Tại Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định:

"12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế".

Đồng thời, tại Mục 1 Chương II Luật Đấu thầu đã quy định cụ thể hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (gồm: Đấu thầu rộng rãi (Điều 20), Đấu thầu hạn chế (Điều 21), Chỉ định thầu (Điều 22), Chào hàng cạnh tranh (Điều 23), Mua sắm trực tiếp (Điều 24), Tự thực hiện (Điều 25), Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (Điều 26), Tham gia thực hiện của cộng đồng (Điều 27)).

Do vậy, liên quan đến việc đấu thầu (trong đó có đấu thầu kiểm toán độc lập), đề nghị ông Hiếu căn cứ vào quy định của pháp luật về đấu thầu để thực hiện.

Về nội dung liên quan đến quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, tại Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng quy định:

"52. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 137 như sau:

"1. Việc thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư. Việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về đầu tư công. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán, quyết toán trong hồ sơ thanh toán, quyết toán".

Tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định:

"Điều 35. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.

… 10. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:

  1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, giao cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công và các dự án thành phần sử dụng vốn Nhà nước ngoài đầu tư công;
  1. Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;
  1. Đối với dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư".

Tại Luật Đầu tư công số 39 quy định:

"Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

4. Chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công".

Như vậy, theo các quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công hiện hành, Bộ Tài chính chỉ được giao hướng dẫn hoặc trình cấp thẩm quyền quy định quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và Bộ Tài chính đã chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Do vậy, việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của các dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài đầu tư công (nếu có), đề nghị ông Hiếu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trường hợp có vướng mắc, đề nghị ông làm việc với Bộ Xây dựng (cơ quan chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2021/NĐ-CP) để được hướng dẫn thực hiện theo quy định.