Đổi port ftp truy câp như thế nào

Hiện nay, để kết nối FTP có rất nhiều cách khác nhau như: sử dụng phần mềm FTP Client (Filezilla, CuteFTP, WinSCP, hay Commander…). Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows của Microsoft thì cũng có thể kết nối FTP thông qua Windows Explorer chẳng hạn. Tuy nhiên, đơn giản nhất vẫn là truy cập FTP bằng trình duyệt web.

Việc truy cập FTP bằng trình duyệt web tương đối dễ làm. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì các trình duyệt web nổi tiếng như Chrome, Firefox…đã disable tính năng FTP. Vì thế, để có thể kết nối FTP bằng trình duyệt web, bạn cần phải thực hiện thao tác enable lại tính năng FTP. Trong bài viết này, BizFly Cloud sẽ hướng dẫn bạn cách truy cập FTP bằng trình duyệt web Chrome. 

>> Tìm hiểu thêm về FTP: FTP là gì? Những thông tin chi tiết cần biết về giao thức FTP

Trình duyệt web Chrome hay còn gọi là Google Chrome là trình duyệt được Google phát triển, truy cập trên các hệ điều hành phổ biến như: Linux, Windows, Mac OS X, IOS và Android. Chrome là 1 trình duyệt nguồn mở được sử dụng để truy cập những thông tin có sẵn trên World Wide Web và hiện nay đã trở thành trình duyệt được nhiều người sử dụng nhất.

Ngoài ra, Chrome cũng hỗ trợ các tiêu chuẩn web cơ bản như HTML5 và CSS.  Chrome cũng là trình duyệt đầu tiên có tính năng kết hợp hộp tìm kiếm và thanh địa chỉ, và sau này được hầu hết các đối thủ cạnh tranh khác làm theo.

Cách truy cập FTP bằng trình duyệt web Chrome

Cho đến thời điểm hiện tại, Google Chrome đã phát hành rất nhiều phiên bản khác nhau. Việc truy cập FTP bằng trình duyệt web Chrome cũng khác nhau ở các phiên bản này. Từ phiên bản 91 trở về trước việc FTP trên trình duyệt Chrome khá đơn giản. 

Cách làm như sau:

Từ phiên bản 80 trở về trước: Nhập ftp://IP hoặc ftp://domain-name  thì sẽ hiện ra khung nhập username / password để kết nối qua giao thức FTP.  

Từ phiên bản 81 đến 91, Chrome đã tự động disable tính năng FTP. Tuy nhiên bạn có thể enable lại 1 cách dễ dàng với flag enable-ftp.

Các phiên bản được đề cập ở trên rõ ràng đã cũ và hầu như không còn được sử dụng nữa. Đa số người dùng hiện nay đều đang sử dụng Google Chrome từ phiên bản 92 đến 95 (mới nhất). Đối với các phiên bản mới này thì khi bạn search enable-ftp trong flag sẽ không hiển thị như các phiên bản trước mà bạn cần phải cấu hình thêm 1 số bước mới có thể truy cập FTP bằng trình duyệt web Chrome được. Thứ tự các bước này như sau:

Bước 1: Mở trình duyệt Chrome và nhập lệnh chrome://flags/ trên thanh địa chỉ. 

Xem hình minh họa.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Bước 2: Khi giao diện flags hiện ra, trên khung search, bạn nhập M91. Sau khi nhập xong sẽ xuất hiện “Temporarily unexpire M91 flags.” Mục này được set ở chế độ “Default”, bạn cần set “Enable” mục này lên. 

Chi tiết như hình bên dưới.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Bước 3: Sau khi hoàn thành bước 2, hãy click “Relaunch” theo hướng mũi tên như hình bên dưới để khởi động lại Chrome.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Bước 4: Sau khi hoàn thành bước 3, bạn hãy nhập FTP vào khung search như hình bên dưới. Mục “Enable support for FTP URLs” sẽ xuất hiện. Tương tự như bước 2 mục này cũng đang set “Default”, bạn cần set “Enable” mục này lên. 

Xem hình minh họa.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Bước 5: Tương tự như bước 3, bạn hãy click “Relaunch” để khởi động lại Chrome như hình dưới đây.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Đến đây bạn đã có thể truy cập FTP bằng trình duyệt web Chrome rồi đấy. Hãy tiến hành đăng nhập để sử dụng như hình dưới đây nhé.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách truy cập FTP bằng trình duyệt web Chrome. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ thao tác thành công trên máy tính của mình. 

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

FTP là gì? Giao thức FTP là gì? Bạn nên biết gì về giao thức FTP. Hiện nay, việc chia sẻ dữ liệu ngày một trở nên phổ biến đối với các cá nhân, một công ty, hay một trường học. Nhất là các công ty hay tổ chức có nhiều chi nhánh, thì việc tạo lập một máy chủ FTP để đồng bộ hóa dữ liệu làm việc sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển của công ty. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy đọc bài viết này để biết rõ hơn về Giao thức FTP cũng như những điều bạn chưa từng biết về giao thức FTP này nhé!

Giao thức FTP là gì?

FTP - File Transfer Protocol (Giao thức truyền tải tập tin) được dùng trong việc trao đổi dữ liệu trong mạng thông qua giao thức TCP/IP, thường hoạt động trên 2 cổng là 20 và 21. Với giao thức này, các máy client trong mạng có thể truy cập đến máy chủ FTP để gửi hoặc lấy dữ liệu. Điểm nổi bật là người dùng có thể truy cập vào máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu dù đang ở xa.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Mô hình hoạt động của giao thức FTP

Giao thức FTP hoạt động dựa trên mô hình cơ bản của việc truyền và nhận dữ liệu từ máy Client đến máy Server. Quá trình truyền nhận dữ liệu giữa máy Client và Server lại được tạo nên từ 2 tiến trình TCP logic là Control Connection và Data Connection.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

  • Control Connection: Đây là phiên làm việc TCP logic đầu tiên được tạo ra khi quá trình truyền dữ liệu bắt đầu. Tuy nhiên, tiến trình này chỉ kiểm soát các thông tin điều khiển đi qua nó, ví dụ như các tập lệnh. Quá trình này sẽ được duy trì trong suốt quá trình phiên làm việc diễn ra.

  • Data Connection: Khác với tiến trình Control Connection, Data Connection là một kết nối dữ liệu TCP được tạo ra với mục đích chuyên biệt là truyền tải dữ liệu giữa máy Client và máy Server. Kết nối sẽ tự động ngắt khi quá trình truyền tải dữ liệu hoàn tất.

Các phương thức truyền dữ liệu trong giao thức FTP

Khi quá trình truyền dữ liệu được thiết lập, dữ liệu sẽ được truyền từ máy Client đến máy Server hoặc có thể ngược lại. Dựa trên việc truyền dữ liệu này, FTP có 3 phương thức truyền tải dữ liệu là stream mode, block mode, và compressed mode.

  • Stream mode: Phương thức này hoạt động dựa vào tính tin cậy trong việc truyền dữ liệu trên giao thức TCP. Dữ liệu sẽ được truyền đi dưới dạng các byte có cấu trúc không liên tiếp. Thiết bị gửi chỉ đơn thuần đẩy luồng dữ liệu qua kết nối TCP tới phía nhận mà không có một trường tiêu đề nhất định.

  • Block mode:  Là phương thức truyền dữ liệu mang tính quy chuẩn hơn. Với phương thức này, dữ liệu được chia thành nhiều khối nhỏ và được đóng gói thành các FTP blocks. Mỗi block sẽ chứa thông tin về khối dữ liệu đang được gửi.

  • Compressed mode:  Phương thức truyền sử dụng kỹ thuật nén dữ liệu khá đơn giản là “run-length encoding”. Với thuật toán này, các đoạn dữ liệu bị lặp sẽ được phát hiện và loại bỏ để giảm chiều dài của toàn bộ thông điệp khi gửi đi.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Cách xây dựng một máy chủ FTP đơn giản

Trước đây, việc xây dựng một máy chủ FTP khá phức tạp và tốn kém đối với mọi người. Nhất là các doanh nghiệp chưa có riêng cho mình một phòng server và những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng nhưng ngại thực hiện vì chi phí tốn kém. Nhưng giờ đây, việc xây dựng một máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu trở nên hoàn toàn dễ dàng khi được tích hợp sẵn trên các Router.

Đổi port ftp truy câp như thế nào

Các doanh nghiệp hay hộ gia đình chỉ cần sở hữu một thiết bị Router có tích hợp tính năng FTP. Sau đó, đầu tư thêm 1 bộ nhớ ngoài như USB hoặc ổ cứng với dung lượng thích hợp với nhu cầu cần sử dụng. Kết nối bộ nhớ với Router và cài đặt các thông số cần thiết theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Vậy là một máy chủ FTP đã được dựng thành công.

Bạn có thể tham khảo chi tiết cách cài đặt FTP Service trên Router Wifi tại bài viết: "Làm thế nào để sử dụng URL Service thông qua Router Wifi?".

Một số thiết bị Router Wifi hỗ trợ FTP Service

  • TOTOLINK A3000RU
  • TOTOLINK A3002RU - V1
  • TOTOLINK A3002RU - V2
  • TOTOLINK A6004NS
  • TOTOLINK A8000RU

TOTOLINK mong rằng các thông tin trong bài viết này sẽ giúp người dùng hiểu và vận dụng tốt hơn máy chủ FTP để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của chính mình.