Điện đường trường trạm là gì

07:45, 08/07/2016

"Cơ sở hạ tầng" là khái niệm khá rộng, tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu và đối tượng hướng đến là ai?

Đứng trên lập trường quan điểm triết học, theo lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Cơ sở hạ tầng [CSHT] là toàn bộ những quan hệ sản xuất [QHSX] hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng bao gồm ba loại quan hệ sản xuất cơ bản sau:

  • QHSX thống trị là kiểu QHSX phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế xã hội đó;
  • QHSX tàn dư là QHSX của xã hội trước, thể chế xã hội đó đã mất đi;
  • QHSX mầm mống là Kiểu QHSX đang manh nha.

Trong đó, QHSX thống trị giữ vai trò chủ đạo, chi phối các QHSX khác, quy định xu hướng chung của đời sống xã hội. Bởi vậy, CSHT của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi QHSX thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên, QHSX tàn dư và QHSX mầm mống cũng có vai trò nhất định.

VD: Ở xã hội phòng kiến, QHSX chiếm hữu nô lệ là tàn dư, QHSX phong kiến là thống trị, QHSX TBCN là mầm mống.

trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam bao gồm rất nhiều thành phần kinh tế như thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế tư nhân của người sản xuất nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân tư bản…

QHSX được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo thành quan hệ vật chất của xã hội. Trên cơ sở quan hệ sản xuất, hình thành nên các quan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội. Hai mặt đó của đời sống xã hội được khái quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Do đó, nhắc tới cơ sở hạ tầng thì phải kèm theo kiến trúc thượng tầng bởi chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo đó, kiến trúc thượng tầng [KTTT]: toàn bộ những tư tưởng, chính trị pháp quyền, triết học, nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo,... cùng với những thể chế tương ứng [nhà nước, đảng phái, giáo hội]. Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, có quy luật vận động và phát triển riêng nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên CSHT.

Tuy nhiên, cần phân biệt thuật ngữ CSHT này với thuật ngữ CSHT thường sử dụng, đó là cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng trong đời sống như điện, đường, trường, trạm… chúng chủ yếu sử dụng là nền tảng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và nó thuần túy là vật chất hữu hình.

Những văn bản có liên quan:

Luật Xây dựng 2014

Skip to content

Hạ tầng kỹ thuật gồm những gì? Hạ tầng kỹ thuật là tất cả những cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cư dân. Ở Việt Nam các công trình hạ tầng kỹ thuật có cái tên gần gũi và dễ hiểu hơn. Đó là điện – đường – trường – trạm. Hiện nay, theo đà phát triển của kinh tế – xã hội, hệ thống hạ tầng còn bao gồm hệ thống cung cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, nước thải, hệ thống viễn thông.

1. Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

Công trình hạ tầng kỹ thuật là tất cả những cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cư dân. Ở Việt Nam các công trình hạ tầng kỹ thuật có cái tên gần gũi và dễ hiểu hơn. Đó là điện – đường – trường – trạm. Hiện nay, theo đà phát triển của kinh tế – xã hội, hệ thống hạ tầng còn bao gồm hệ thống cung cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, nước thải, hệ thống viễn thông.

2. Ý nghĩa của công trình hạ tầng kỹ thuật gồm những gì?

  • Các công trình hạ tầng kỹ thuật thường do nhà nước đầu tư để đảm bảo các quyền và lợi ích xã hội cho người dân.
  • Các phương án đầu tư bao gồm các hình thức: công tư hợp công [ppp], xây dựng – chuyển giao [BT], xây dựng – chuyển giao – kinh doanh [BOT].
  • Để phát triển bất động sản phải ưu tiên tối đa  các hệ thống công trình hạ tầng cơ sở. Các công trình phụ trợ, giao thông, cấp thoát nước và các dịch vụ gia tăng sẽ tạo ra các điểm tựa làm tăng các giá trị của bất động sản.
Ý nghĩa của công trình hạ tầng kỹ thuật gồm những gì?

3. Phân loại các công trình hạ tầng kỹ thuật

Ngay từ cách gọi “điện – đường – trường – trạm” đã cho chúng ta thấy các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

  • Điện: Chiếu sáng, phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
  • Đường: Hệ thống cầu, đường phục vụ giao thông đường bộ.
  • Trường: Hệ thống các trường học công lập, dân lập, bán công.
  • Trạm: Hệ thống y tế từ các trạm xá đến bệnh viện các cấp.
  • Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp.
  • Hệ thống cung cấp nước.
  • Hệ thống thông tin liên lạc, mạng điện thoại, internet, sóng phát thanh –  truyền hình.

Những công trình hạ tầng cơ sở đang được nhà nước nâng cấp hoàn thiện từng ngày. Do sự phân hóa sâu sắc giữa khu vực thành thị và nông thôn nên chúng ta còn có thể phân loại các công trình hạ tầng kỹ thuật thành 2 loại là:

  • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
  • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn.

4. Những vấn đề còn tồn tại

Sức ép về dân số ở các thành phố lớn lên các công trình hạ tầng kỹ thuật là vô cùng lớn. Hậu quả đi kèm là tình trạng xuống cấp nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng do bị quá tải. Chính phủ luôn cố gắng cải thiện chất lượng và tuổi thọ của các công trình này. Tuy nhiên, do kinh tế chưa thực sự phát triển, sự đầu tư thiếu đồng bộ nên sức ép về cơ sở hạ tầng đến từ các đô thị vẫn còn rất lớn.

Sức ép về dân số ở các thành phố lớn

Điện không chỉ đủ cung cấp 4 mùa mà còn đã đến được vùng núi cao và hải đảo. Nước sạch sinh hoạt đã cung cấp được nhiều hơn. Hệ thống xử lý chất thải cũng được tăng cường cả năng suất lẫn hiệu quả. Những bất cập đang tồn tại không thể phủ nhận việc đất nước đang đổi thay mạnh mẽ từng ngày.

Sau dịch COVID 19, Việt Nam đã trở thành một điểm đến an toàn cho sức khỏe với chiến thắng vang dội về thành tích kiểm soát dịch bệnh vô cùng hiệu quả. Trước đó chúng ta đã trở thành một quốc gia đáng sống thì hiện nay chúng ta còn trở thành một quốc gia đặc biệt an toàn về an ninh – y tế cộng đồng.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp khái niệm hạ tầng kỹ thuật gồm những gì? Ý nghĩ của những công trình này đối với an sinh xã hội và sự phát triển của kinh tế. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra những đánh giá của mình đối với những vấn đề còn hạn chế. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích và lý thú.

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.


Hiện tại, thế giới đang được vận hành trong nền công nghiệp 4.0 với những sự phát triển tột bậc về lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật. Với vị trí là một nước đang trên đà phát triển, Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình để học hỏi, tiếp thu hết những tinh hoa được truyền lại. Điều này thể hiện rõ ràng nhất qua việc hạ tầng kỹ thuật đang được Nhà nước chú tâm đến và cải thiện, nâng cấp từng ngày. Vậy hạ tầng kỹ thuật là gì? Hạ tầng kỹ thuật gồm những gì? Cùng đi tìm hiểu nhé.

Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

Công trình hạ tầng kỹ thuật là bao gồm tất cả những cơ sở hạ tầng được dựng nên, tạo ra nhằm phục vụ các dịch vụ công cộng, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân. Ở Việt Nam, người dân thường gọi cơ sở hạ tầng bằng cái tên quen thuộc, đó là điện đường trường trạm.

Quy hoạch thành phố “trong mơ” tại Hàn Quốc.

Điện ở đây chính là điện để thắp sáng, là điện mà chúng ta vẫn sử dụng để sinh hoạt hàng ngày. Đường là hệ thống cầu, đường, bao hàm luôn những con đường quen thuộc mà ta vẫn đi qua đi lại hàng ngày. Trường là các trường học công lập, dân lập từ mầm non tới đại học trên cả nước. Trạm là trạm y tế, trạm xá ở phường xã cho đến bệnh viện thành phố, bệnh viện tỉnh. Đó chính là những thứ ta vẫn gộp chung lại gọi là cơ sở hạ tầng.

Vậy chi tiết hơn thì công trình hạ tầng kỹ thuật gồm những gì? Cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm những gì?

Thông thường, ở hầu hết các nước trên thế giới, công trình hạ tầng kỹ thuật hay cơ sở hạ tầng đều được xây dựng theo một hệ thống hoàn chỉnh. Tại Việt Nam, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ bao gồm một vài hệ thống cơ bản sau đây:

  • Hệ thống đèn điện chiếu sáng, sinh hoạt đủ đầy từ đất liền tới biển đảo.
  • Hệ thống xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
  • Hệ thống đường xá, cầu cống, giao thông công cộng
  • Hệ thống lọc, phân phối nước sinh hoạt tới từng hộ dân.
  • Hệ thống thông tin liên lạc như truyền hình cáp, điện thoại, mạng internet phủ sóng,…
Hệ thống cao tốc đồ sộ tại tỉnh Quảng Ninh.

Hiện nay, các hệ thống trên ở Việt Nam đang ngày được cải thiện và từng bước hoàn thiện. Khi quy hoạch và nâng cấp các cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, Nhà nước sẽ phân chia ra làm hai loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính. Đó là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn.

Hạ tầng kỹ thuật đô thị và một vài vấn đề “nóng” xoay quanh

Đô thị ở nước ta đang ngày một phát triển hơn, nhưng đi kèm theo đó cũng là nỗi lo của những người lãnh đạo đất nước về những hậu quả khó lường. Vì vậy, Nhà nước rất chú trọng đến việc nâng cấp nhanh chóng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hạ tầng kỹ thuật đô thị có ảnh hưởng trực tiếp tới nền sản xuất của cả nước, tới chính miếng cơm manh áo của những người dân Việt.

Tầng kỹ thuật đô thị

Đặc biệt với những thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dân ở khắp nơi trên cả nước đổ về đây để mong tìm được công ăn việc làm ổn định, cải thiện cuộc sống của bản thân và đôi khi là nuôi sống cả gia đình. Vì vậy, sức ép dân số lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở những nơi này là vô cùng lớn. Hậu quả kéo theo là, các hệ thống đường, cầu, điện, nước luôn trong tình trạng quá tải và xuống cấp. Nguồn cầu quá lớn mà nguồn cung lại chưa đáp ứng đủ.

Một đoạn đường bị xuống cấp vài năm trước đây.

Chúng ta đồng ý với nhau một sự thực rằng, Chính phủ ta đang rất cố gắng để cải thiện những tình trạng xấu đang diễn ra này. Tuy nhiên, điều đó không phải dễ dàng chút nào, nhất là trong việc đồng bộ hóa hệ thống kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Chúng ta là một đất nước đang phát triển, vẫn còn có quá nhiều mối lo cho người dân.

Muốn đường đẹp, to rộng nhưng kinh phí đâu để làm? Rồi nếu có đường to, đường lớn thì phải quy hoạch lại đô thị thành phố, liệu người dân có chịu rời ngôi nhà họ đang ở để chuyển tới những căn chung cư không? Thực tế rằng, Hà Nội đã xây rất nhiều chung cư rồi, nhưng vẫn chưa đủ vì mật độ dân số ở đây quá lớn.

Hồ sơ năng lực công ty là một bộ tài liệu bao gồm tất cả những thông tin bao quát nhất về công ty, doanh nghiệp như tên, nhân sự, logo biểu tượng, năng lực tài chính,… Vậy hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Đọc ngay để có câu trả lời chính xác nhất!

Tầng kỹ thuật dưới nước

Tới hệ thống điện, nước, rác thải cũng gặp những vấn đề tương tự về kinh phí và người dân. Không phủ nhận rằng những hệ thống này vẫn chưa phải quá tốt và còn nhiều điều bị phàn nàn bởi người dân, nhưng cho tới nay hầu hết đã được cải thiện khá lớn rồi. Điện đã được đưa tới những vùng biên giới, biển đảo xa xôi.

EVN đã góp công lớn trong việc đưa lưới điện ra tới biển đảo.

Luôn luôn thắp sáng bất kể 4 mùa chứ không bị quá tải thường xuyên như vào những ngày hè nhiều năm trước. Tương tự, tình trạng mất nước không còn xảy ra liên miên, nước sạch sinh hoạt đã nhiều hơn. Hệ thống xử lý nước thải, rác thải cũng được tăng cường, năng suất và hiệu quả hơn.

Vậy nên, có thể hiện tại đất nước ta chưa phải tốt nhất, chưa phải hoàn hảo nhất, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Nhưng hãy nhìn vào thực tế, chúng ta sẽ thấy đất nước đã thay đổi như thế nào trong bao năm qua. Việt Nam ngày nay trong mắt bạn bè thế giới là một quốc gia đáng sống.

Chúng ta không có nhiều tòa nhà chọc trời nhưng một Landmark 81 là đủ tiếng vang, đã có rất nhiều cây cầu được xây lên để giúp con đường đi học của các bé ở vùng sâu vùng xa được thuận lợi hơn. Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy đã, đang được nâng cấp từng ngày. Tất cả đều xứng đáng để chúng ta tự hào. Và hãy cùng đón chờ một diện mạo hoàn toàn mới với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh của đất nước trong vài năm tới nhé!

Video liên quan

Chủ Đề