Bệnh viện thông minh là gì

Mô hình Bệnh viện thông minh sẽ là xu hướng phát triển tất yếu tại Việt Nam, được nhắc đến khi gắn liền với hệ sinh thái Y khoa. Bệnh viện thông minh không định hướng cung cấp tất cả các dịch vụ y tế, thay vào đó sẽ tập trung cung cấp một nhóm các dịch vụ có giá trị cao trong một hệ sinh thái rộng lớn hơn. Hệ sinh thái y khoa này bao gồm bệnh viện và nhiều cơ sở/trung tâm y tế khác, trong số đó nhiều đơn vị/trung tâm thậm chí không liên quan trực tiếp đến vấn đề khám chữa bệnh [Hình 1]

Đặc điểm chính của mô hình bệnh viện thông minh tại Việt Nam

1. Mô hình Bệnh viện thông minh kết nối với phần còn lại trong hệ sinh thái y khoa

Mô hình Bệnh viện thông minh là một phần của hệ sinh thái y khoa, được kết nối với nhau trên nền tảng dữ liệu cổng thông  tin chính phủ như cơ quan y tế nhà nước, dữ liệu dân số và các nhà cung cấp khác. Chia sẻ dữ liệu giữa tất cả các bên liên quan [trong phạm vi luật pháp cho phép, cân bằng với nhu cầu bảo vệ quyền riêng tư của bệnh nhân] là rất quan trọng trong hệ sinh thái để đảm bảo rằng bệnh nhân được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao một cách hiệu quả, thuận tiện.

Dưới đây là một vài ví dụ về cách một hệ sinh thái như vậy có thể hoạt động:

Hồ sơ bệnh án được thu thập từ các nhà cung cấp dịch vụ y tế ban đầu và các trung tâm dịch vụ độc lập. Những hồ sơ này đóng vai trò là nền tảng cho hệ thống thông tin. Dữ liệu từ hệ thống EHR của bệnh viện được thêm vào hồ sơ sức khỏe cá nhân. Hệ thống thông tin cho phép chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực và kết nối giữa bệnh viện và những bên liên quan khác. Nếu được pháp luật cho phép, dữ liệu sức khỏe có thể được tích hợp thêm với các yêu cầu và dữ liệu thanh toán [từ người trả tiền] và thậm chí dữ liệu về hành vi sức khỏe [từ các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ.

Để đảm bảo kết nối dữ liệu, tất cả các đơn vị [bao gồm cả bệnh viện] phải có sự đồng thuận về tiêu chuẩn và cấu trúc của thông tin được gửi, cũng như các quy tắc về thu thập, lưu trữ, truyền gửi, sử dụng dữ liệu, v.v. Các quy tắc cần được thiết kế để đảm bảo rằng dữ liệu được sử dụng một cách thích hợp và bảo mật quyền riêng tư của bệnh nhân. Trong bệnh viện, bệnh nhân và nhân viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhân sử dụng thiết bị tương tác [ví dụ thiết bị có thể đeo được như đồng hồ] để cho phép thu thập, theo dõi và truyền dữ liệu theo thời gian thực. Ngoài ra, các nhân viên y tế có thể truy cập dữ liệu thông qua thiết bị di động để cho phép các hoạt động khám chữa bệnh hiệu quả hơn. Trong một số hệ thống y tế, bệnh viện thông minh là cơ quan tổng hợp thông tin, chịu trách nhiệm tích hợp dữ liệu, lưu trữ và làm cho dữ liệu đó có thể truy cập được đối với những đối tượng khác [tất nhiên là trong phạm vi luật pháp cho phép]. Trong các hệ thống khác, người thanh toán hoặc cơ quan chính phủ đóng vai trò là người tổng hợp dữ liệu; các bệnh viện thông minh trong hệ thống đó có thể theo dõi toàn bộ quá trình chăm sóc liên tục mà bệnh nhân nhận được trên tất cả các cơ sở y tế. Kết nối là rất quan trọng vì các bệnh viện phải hiểu những gì đã xảy ra đối với bệnh nhân trước khi nhập viện, quản lý quá trình chăm sóc nội trú và giám sát bệnh nhân sau khi xuất viện.

2. Mô hình Bệnh viện thông minh có mức độ tự động hóa cao

Với các bệnh viện truyền thống, việc khám chữa bệnh tốn rất nhiều công sức. Bệnh viện thông minh sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào một loạt các thiết bị/ công nghệ để nâng cấp việc vận hành và tự động hóa quy trình làm việc, điều này giúp tăng đáng kể năng suất tổng thể và độ chính xác của dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện. Ví dụ:

Các bệnh viện hàng đầu ở nhiều nơi trên thế giới đã và đang chứng minh những gì tự động hóa có thể đạt được. Nhiều bệnh viện đang sử dụng rô bốt và các công nghệ kỹ thuật số khác để cho phép nhân viên y tế dành nhiều thời gian hơn cho bệnh nhân, giới thiệu các cải tiến khác trong chăm sóc y tế và tự động hóa gần 80% các dịch vụ hậu bệnh viện, chẳng hạn như hiệu thuốc, giặt là, và giao đồ ăn. Kết quả là năng suất tăng lên rất nhiều và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao hơn.

  • Sử dụng công nghệ RFID [mã vạch và các công nghệ cảm biến…] để tối ưu hóa việc quản lý tài sản nội bộ và đảm bảo rằng tất cả mọi người cũng như tài liệu có thể được xác định, theo dõi và truy tìm mọi lúc.
  • Các quy trình và thiết bị tự động thay thế một số hoạt động nhất định của con người trong một loạt các cơ sở y tế, giúp nhân viên giải phóng nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc bệnh nhân trực tiếp. Tự động hóa cũng được sử dụng để cải thiện hiệu quả của nhiều quy trình giữa các khoa khám bệnh và bộ phận đón tiếp đầu tiên.

3. Mô hình Bệnh viện thông minh lấy bệnh nhân làm trung tâm và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho bệnh nhân.

  • Các công nghệ chăm sóc sức khỏe mới đang được áp dụng để thúc đẩy việc lấy bệnh nhân làm trung tâm và cải thiện tốt hơn trải nghiệm bệnh nhân cả trước, trong và sau điều trị. Chúng ta có thể lấy một vài ví dụ như sau:
  • Trước khi điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng thiết bị đeo tay hoặc thiết bị cảm biến từ xa để phát hiện và ghi lại huyết áp. Các thiết bị gửi cảnh báo tự động cho bệnh nhân khi họ phát hiện ra điều gì đó bất thường; bệnh nhân sau đó có thể tải lên dữ liệu huyết áp và giao tiếp với nhân viên trực tuyến, họ có thể giúp bệnh nhân xác định một bác sĩ chuyên khoa thích hợp và tạo cuộc hẹn.
  • Sau khi tiến hành điều trị, tất cả dữ liệu của bệnh nhân có thể được tổng hợp trên nền tảng điện toán đám mây để có thể tạo báo cáo về phương pháp điều trị hiện tại. Người bệnh có thể kiểm tra kết quả bất cứ lúc nào bằng thiết bị di động. Thiết bị cũng gửi cho bệnh nhân những lời nhắc nhở về việc tuân thủ uống thuốc và thông báo về các vấn đề chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và bảo hiểm sắp tới. Bệnh viện cũng sử dụng nền tảng telehealth [khám chữa bệnh từ xa] để thường xuyên đánh giá tiến trình hồi phục của bệnh
  • Khi đến bệnh viện, bệnh nhân có thể xác minh danh tính của mình bằng chứng minh thư, dấu vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt. Hệ thống CNTT tiếp nhận bệnh nhân và thực hiện phân loại tự động, ghi chú vào hồ sơ loại bảo hiểm mà bệnh nhân có. Sau đó, hệ thống sẽ giải thích cho bệnh nhân biết họ nên đến đâu tiếp theo, khám những gì và những hướng dẫn nào cần phải tuân theo. Sau khi khám xong, hệ thống sẽ tự động chuyển kết quả cho bệnh nhân và cung cấp các cuộc tư vấn khi cần thiết

Nhiều bệnh viện đã triển khai hệ thống RFID để nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân được chỉ định
một thẻ RFID tích hợp; sau đó, hệ thống có thể tự động phát hiện vị trí của bệnh nhân, hiển thị thông tin được cá nhân hóa [ví dụ: thời gian chờ] trên bảng điều khiển gắn trên tường tại vị trí đó và gửi báo cáo tiến độ đến một ứng dụng trên điện thoại di động của bệnh nhân.

4. Sử dụng rộng rãi công nghệ phân tích dữ liệu và Bigdata

Về bản chất, một bệnh viện riêng biệt không phải lúc nào cũng có đủ dữ liệu để phát huy hết sức mạnh của công nghệ phân tích dữ liệu — việc này sẽ thực sự mang lại giá trị khi dữ liệu được thu thập và cung cấp trong một hệ sinh thái y tế gồm nhiều bên tham gia và tích hợp vào. Dữ liệu phải đủ lớn để có thể tự động phân tích và đưa ra các quy luật. Đương nhiên, việc truy cập dữ liệu phải phù hợp và tuân thủ theo luật pháp quốc gia để bảo vệ quyền riêng tư của bệnh nhân. Khi các bệnh viện có thể dễ dàng truy cập dữ liệu thông qua kết nối kỹ thuật số, họ có thể sử dụng các công nghệ phân tích tiên tiến để cải thiện đáng kể chất lượng điều trị và hiệu quả hoạt động. Ví dụ, việc phân tích dữ liệu có thể giúp họ tiến hành chẩn đoán, cho phép xác định và can thiệp sớm những rủi ro tiềm ẩn. Ví dụ:

  • Nghiên cứu cho thấy rằng AI hiện có tỷ lệ chẩn đoán chính xác tương đương với các bác sĩ thực. Ví dụ, Bệnh viện Sir Run Shaw, bệnh viện đầu tiên ở Trung Quốc, được công nhận bởi Ủy ban Liên hợp Quốc tế, đang nghiên cứu cách một hệ thống AI chẩn đoán bệnh gan so với các tiêu chuẩn hiện tại như thế nào. Các nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Phụ nữ và Trẻ em Quảng Châu ở Trung Quốc và Đại học California San Diego ở Hoa Kỳ gần đây đã chứng minh rằng các kỹ thuật học Deep learning có thể được sử dụng để xử lý số lượng lớn dữ liệu EHR và đạt được tỷ lệ chính xác trong việc chẩn đoán các bệnh thông thường ở trẻ em tương đương với của các bác sĩ có kinh nghiệm.
  • Phân tích dữ liệu lớn cũng có thể tích hợp một loạt các biến từ hồ sơ bệnh viện [ví dụ: thời gian cần thiết để thực hiện các thủ tục khác nhau và thời gian di chuyển của bệnh nhân] để cải thiện lịch trình phòng mổ. Do đó, lượng thời gian nhàn rỗi giữa các thủ tục có thể được giảm bớt.

5. Bệnh viện thông minh sẽ đổi mới toàn diện và liên ngành

Mặc dù bệnh viện thông minh đòi hỏi các công nghệ tiên tiến, nhưng việc trở thành “bệnh viện thông minh” lại không phải là một dự án riêng về công nghệ thông tin. Đúng hơn, đó là một sự thay đổi mạnh mẽ trên toàn hệ thống, cải thiện sâu rộng và đòi hỏi sự tham gia của tất cả nhân viên, bao gồm cả bác sĩ, y tá, quản lý đến cả bẩo vệ, hộ lý.

Môi trường cộng tác cởi mở và liên tục là cần thiết để đảm bảo rằng các vấn đề tiềm ẩn được phát hiện nhanh chóng — và các giải pháp tiềm năng sớm được xác định, thiết kế, thí điểm và triển khai. Bằng cách này, các quy trình khám chữa bệnh, chất lượng chăm sóc y tế và trải nghiệm của bệnh nhân được cải thiện liên tục nhưng chi phí vẫn được kiểm soát.

Video liên quan

Chủ Đề