Điện dc là gì

Dòng điện một chiều [DC] là gì? Dòng điện xoay chiều [AC] là gì? cách phân biệt AC và DC dễ dàng, Đây là nột dung chính của bài viết này!

Chắc hẳn đối với các bạn dòng điện 1 chiều, dòng điện xoay chiều hay AC và DC các bạn đã từng học, từng nghe nhưng chưa thật sự nhớ. Hôm nay mình sẽ giúp bạn nhớ lại kiến thức cũ với các câu hỏi: Dòng điện một chiều [DC] là gì? dòng điện xoay chiều [AC] là gì? và cách phân biệt. Bắt đầu thôi!

Dòng điện một chiều [DC] là gì?

Dòng điện một chiều có tên tiếng Anh là Direct Current, được ký hiệu là DC. Hiểu một cách đơn giản thì dòng điện một chiều là dòng điện chạy theo một hướng cố định. Cường độ của nó có thể giảm hoặc tăng nhưng không thể thay đổi chiều. 

Dòng điện một chiều [DC] là gì?

Vậy dòng điện một chiều thì tần số bằng bao nhiêu? Câu trả lời là dòng điện 1 chiều có tần số bằng 0. Do dòng điện này không đổi chiều, nó là một đường thẳng.

Chúng ta có thể bắt gặp điện một chiều trong các thiết bị như: sạc điện thoại, pin, bình ắc quy,… Đối với điện DC thì trên thiết bị chứa điện này sẽ có ký hiệu âm [-] và dương [+]. 

Đặc điểm của điện DC là:

  • Cường độ dòng điện có thể tăng hoặc giảm nhưng không thể đổi chiều.
  • Chiều dòng điện được quy ước là đi từ dương sang âm.
  • Điện một chiều được tạo ra từ nguồn pin, năng lượng mặt trời, ắc quy. 

Tác dụng của dòng điện một chiều:

  • Tích tụ năng lượng trong pin khô hoặc pin sạc.
  • Dùng để sạc thiết bị điện tử.
  • Được dùng trong tấm pin năng lượng mặt trời.

Hiện nay, để đo dòng điện một chiều, chúng ta dùng ampe kìm. Và cách đo dòng điện 1 chiều bằng ampe kìm như sau. 

Để đo được dòng điện, ta chỉ cần kẹp ampe kìm vào đoạn dây mà dòng điện chạy qua. Sau đó các thông số của dòng điện sẽ hiện lên. 

Tuy nhiên, khi sử dụng ampe kìm, người dùng cần lưu ý: mắc chốt [+] của ampe kìm về phía cực dương của nguồn điện; điều chỉnh kim đúng vạch 0; không mắc trực tiếp 2 chốt của ampe kìm vào 2 cực của nguồn điện; đặt mắt đọc đúng vị trí. 

Dòng điện xoay chiều [AC] là gì?

Còn dòng điện xoay chiều AC thì được viết tắt của từ Alternating Current. Có nghĩa là dòng điện có chiều và độ lớn biến đổi theo thời gian và có chu kỳ nhất định. Hiểu đơn giản thì chính là dòng điện xoay chiều trong mạch sẽ chạy theo một chiều và sau đó có thể chạy theo chiều ngược lại và nó cứ liên tục đổi chiều như vậy. Khi nói đến AC ta thường nhắc đến: chu kỳ và tần số.

Dòng điện xoay chiều [AC] là gì?

Nguồn AC là gì?

Hiện nay, các thiết bị sử dụng điện xoay chiều AC đều là các thiết bị điện gia dụng như: Máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, tivi, bếp điện, bóng đèn huỳnh quang,..

Điện xoay chiều thường được ký hiệu là chữ AC hoặc dấu ngã [~]. 

Để có thể hoạt động, dòng điện này cần có động cơ. Vậy động cơ điện AC là gì?  Động cơ điện AC là động cơ điện xoay chiều hoạt động với dòng điện xoay chiều. Nó gồm có hai phần chính là Stator và Rotor.

Phân biệt dòng điện một chiều và xoay chiều

Qua những nội dung trên, chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu rõ dòng điện xoay chiều AC và dòng điện một chiều DC và thấy được sự khác biệt giữa chúng. Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau của chúng, ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bảng sau.

Phân biệt dòng điện một chiều và xoay chiều

DC và AC là gì? 

Nội dung Điện xoay chiều Điện một chiều
Lượng năng lượng mang lạiAn toàn khi di chuyển ở khoảng cách xa giữa các thành phố và có nhiều năng lượng Không thể đi xa, nếu đi xa sẽ thất thoát năng lượng và tốn nhiều chi phí
Hướng của dòng điện Đổi hướng liên tục Theo một chiều cố định
Tần số 50 Hz -60 Hz tùy vào chỉ tiêu của quốc giaTần số bằng 0 do không đổi chiều
Dòng điện Cường độ dòng điện luôn thay đổi theo thời gian Cường độ dòng điện không đổi 
Dòng ElectronElectron đổi hướng liên tục: tiến và lùi Electron di chuyển cố định theo một hướng
Nguồn tạo raNguồn điện và máy phát điện xoay chiều Máy cấp nguồn DC hoặc pin
Thông số thụ độngTrở kháng Chỉ điện trở
Hệ số công suất Nằm giữa 0 và 1Luôn luôn là 1
Loại sóngHình sin, thang, vuông, tam giácTinh khiết và xung

Cách đổi điện một chiều thành xoay chiều

Để biến đổi điện một chiều thành điện xoay chiều hoặc biến đổi điện xoay chiều thành một chiều người ta sử dụng máy biến tần hay còn được gọi là inverter. 

Dòng điện một chiều sẽ truyền vào cuộn dây sơ cấp của máy biến áp hình tròn, thông qua một đĩa quay hình tròn với các kết nối phức tạp khác. 

Khi đĩa quay, dòng điện một chiều liên tục chuyển hướng và được dẫn tới cuộn sơ cấp thông qua dây dẫn và máy biến áp sẽ nhận được dòng điện xoay chiều thay vì dòng điện một chiều như ban đầu. 

Đây chính là bước chuyển tiếp quan trọng trong máy biến áp với cuộn dây thứ cấp có nhiều vòng dây hơn cuộn sơ cấp. Điều này là do số vòng dây quấn trong cuộn thứ cấp có nhiệm vụ làm tăng mức điện áp dòng điện AC tại đầu ra, khiến chúng lớn hơn so với mức điện áp của dòng điện AC tại đầu vào ban đầu. Không chỉ vậy, tốc độ quay của đĩa sẽ điều chỉnh tần sóng của dòng AC tại đầu ra.

Máy biến tần inverter hiện nay được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp điện mặt trời. Thiết bị chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành xoay chiều để hòa với lưới điện quốc gia, đồng thời cung cấp điện cho các tải tiêu thụ.

Vì sao điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi hơn một chiều

Hiện nay, dòng điện xoay chiều được sử dụng phổ biến hơn dòng điện một chiều. Điều này là do điện xoay chiều có thể tăng hoặc giảm điện áp dễ dàng nhờ vào máy biến áp. Nhờ vậy nó giảm được hao phí khi truyền tải điện năng đi xa. 

Thứ hai, khi lắp đặt các thiết bị điện xoay chiều dễ dàng hơn thiết bị điện một chiều vì không cần phải lắp đúng cực dương cực âm; chỉ cần đúng điện áp định mức là được. 

Thứ ba, máy phát điện xoay chiều có cấu tạo đơn giản hơn máy phát điện một chiều và khi cần người dùng vẫn có thể chuyển đổi điện xoay chiều thành dòng điện một chiều nhờ hệ thống mạch chỉnh lưu.

Trong thực tế hiện nay, để phát huy hiệu quả kinh tế, tạo ra từ trường mạnh và tiết kiệm dây dẫn thì người dùng sử dụng hệ thống điện xoay chiều 3 pha rất nhiều. Dòng điện xoay chiều 3 pha là gì?

Đây là dòng điện sử dụng trong gia đình, được lấy một pha của lưới điện 3 pha nên có một dây nóng và một dây trung hòa. 

Như vậy, trên đây bài viết đã giải đáp giúp bạn một cách khái quát về dòng điện một chiều [DC] và dòng điện xoay chiều [AC], nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại comment mình sẽ giải đáp sớm!

Mỗi ngày chúng ta chứng kiến sự ra đời của hàng trăm ngàn, hàng triệu những sản phẩm điện tử được sản xuất và phát minh ra, ví dụ như tivi, tủ lạnh, sạc điện thoại, bình ắc quy… Tất cả những loại thiết bị này để hoạt động được thì cần phải có dòng điện. Và không phải dòng điện nào cũng như nhau. Trong các thiết bị điện tử đó, có loại dùng điện AC và cũng có loại dùng điện DC. Vậy thì dòng điện ac và dc là gì ? khác nhau ra sao? Cách phân biệt dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều?

dòng điện ac và dc là gì?

Hãy cùng mình tìm hiểu sau đây.
Đầu tiên, ta cần tìm hiểu một vài khái niệm đơn giản.

Dòng điện là gì?

Ngày xưa khi còn đi học, chúng ta đã từng được biết rằng: “Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Trong các mạch điện, dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn”. Nghe nó hơi cứng nhắc quá đúng không?

Đơn giản hơn xíu, dòng điện là các dòng có chứa điện tích [các hạt tích điện] và di chuyển có hướng đi cụ thể. Đó có thể là 1 chiều từ âm sang dương đối với loại dòng điện một chiều [AC] hoặc đa chiều đối với loại dòng điện xoay chiều [DC].

Dòng điện dc là gì?

Nói đơn giản nhất thì dòng điện DC hay còn được gọi là dòng điện 1 chiều. Tức chiều của dòng điện sẽ theo 1 hướng nhất định và không thay đổi hướng. Trong dòng điện DC, chiều dòng điện sẽ đi từ cực âm của nguồn điện sang cực dương.

Dòng điện một chiều DC DC trong tiếng Anh chính là viết tắt của “Direct Current”. Một điện áp DC có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm. Vậy thì dòng điện DC được ứng dụng ở đâu?

Chúng ta rất thường gặp ứng dụng của dòng điện 1 chiều, đó chính là trong các loại pin hoặc bình ắc quy.

Dòng điện ac là gì?

Hay còn được gọi là dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều có chiều và cường độ biến đổi theo 1 chu kỳ tuần hoàn nhất định. AC là viết tắt của “Alternating Current” là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian. Những biến đổi này thường có chu kỳ nhất định. Vì thế đồ thị hiển thị của dòng điện AC thông thường sẽ là dạng hình sin.

Dòng điện xoay chiều AC Trong mạch điện AC, chiều dòng điện sẽ chảy theo 1 chiều từ dương sang âm, rồi sau đó chảy theo chiều ngược lại và cứ tiếp tục đổi chiều như vậy.

Cách đổi điện xoay chiều sang điện một chiều:

Để chuyển đổi dòng điện xoay chiều sang dòng điện một chiều. Ví dụ như điện 220V, 110V,… về dạng điện 0-10Vac, người ta dùng một bộ chuyển đổi dòng điện. Ở đây mình giới thiệu là dòng Seneca Z201-H của hãng Seneca-Italy.
Bộ chuyển đổi này có khả năng chuyển đổi tín hiệu input vào 0….500 Vac và chuyển thành dạng tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10Vdc.

Ưu điểm của bộ chuyển đổi điện DC sang AC Seneca Z201-H:

Thiết kế mỏng, nhẹ để gắn trên tủ điện 35 mm DIN rail guide Độ chính xác 0,3% Thời gian xử lý nhanh: 100 ms. Đặc biệt là bộ này còn có tích hợp chống nhiễu tại 4000 Vac, giúp ổn định tín hiệu. Ngoài ra, còn một cách đơn giản hơn nhiều, đó là ta sử dụng các cục sạc chuyển đổi. Ví dụ như các cục sạc điện thoại mà ta thường dùng. Đó chính là một bộ chuyển đổi điện xoay chiều ra điện 1 chiều.

Bộ chuyển đổi dòng điện AC sang DC

Cách phân biệt dòng điện AC và DC:

Hay có thể nói là sự khác nhau giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Gom chung lại, ta sẽ có một vài điểm khác nhau cơ bản giữa điện AC và DC như sau:

Chiều dòng điện:

Dòng DC có chiều dòng điện theo đổi theo từng chu kỳ thời gian.
Còn đối với dòng AC, chiều dòng điện luôn luôn đi từ cực âm qua cực dương.

Tần số của dòng điện:

Vậy thì bạn có biết: tần số của dòng điện là gì? [Trả lời] Tần số của dòng điện chính là số chu kỳ của dòng điện trong 1 đơn vị thời gian [giây].

Đồ thị hiển thị dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều Như ta đã biết, dòng điện AC có biểu đồ dạng đường thẳng. Vì thế chắc chắn là dòng điện AC sẽ không có tần số. Còn đối với dòng điện DC, biểu đồ của nó là dạng hình sin. Vì thế ta có thể đảm bảo, dòng điện DC chắc chắn có tần số.

Dòng điện DC có tần số bằng 50Hz hoặc 60Hz tùy theo quốc gia. Và ở Việt Nam, tần số của dòng điện DC đang dùng là ở mức 50 Hz.

Nguồn cấp:

Đối với dòng điện AC thì nguồn cấp của nó thông thường là các máy phát điện xoay chiều hoặc lưới điện gia đình [ổ cắm điện trong nhà].
Còn đối với dòng điện DC thì nguồn cấp mà ta thường thấy nhất chính là các loại pin và ắc quy.

Video liên quan

Chủ Đề