Đề thi trắc nghiệm đại học có bao nhiêu câu

Trên thế giới người ta đã bắt đầu triển khai việc đánh giá học sinh thông qua bài thi trắc nghiệm từ rất lâu [Ở Mỹ từ năm 1926...] và riêng ở Việt Nam thì chỉ mới bắt đầu áp dụng thi trắc nghiệm từ năm 2016 với 4 môn: Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học. 

Trong năm đầu tiên tổ chức thi trắc nghiệm [năm 2007] đã xuất hiện một số điều chưa ổn trong việc soạn đề thi trắc nghiệm như:

Ông Ngô Văn Thành - tổ trưởng bộ môn Vật lý trường THPT chuyên Lê Hồng Phong [TP.HCM] khẳng định: “Đối với môn Vật lý thì thi theo hình thức trắc nghiệm tốt hơn tự luận nhiều, vấn đề là người ra đề có thể hiện được cái tốt đó hay không". Ông Thành cho rằng: "Đề thi tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007 chấp nhận được, nhưng đề tuyển sinh ĐH 2007 chưa phân hóa được học sinh giỏi, làm cho việc tuyển chọn sinh viên chưa thật công bằng."

Đối với môn Sinh, tổ trưởng bộ môn Trần Ngọc Danh [THPT chuyên Lê Hồng Phong] cho rằng: “Đề tuyển sinh ĐH 2007 quá dễ, thậm chí còn dễ hơn đề tuyển sinh vào CĐ 2007. Điều này đưa đến kết quả điểm thi vào các trường ĐH Y Dược rất cao, trong đó có rất nhiều điểm 9, 10 ở môn Sinh và cả môn Hóa [khối B]. Chính điều này đã dẫn đến mâu thuẫn: thi vào Y Dược [khối B] nhưng điểm quyết định không phải là hai môn chính của khối B [Sinh và Hóa] mà là môn chính của khối A [môn Toán]!” 

Bà Bùi Phương Trinh - tổ trưởng bộ môn Hóa [THPT chuyên Lê Hồng Phong] cũng thừa nhận: :”Đề thi tốt nghiệp năm 2006-2007 hợp lý, nhưng đề tuyển sinh ĐH môn Hóa khối A rất nặng về tính toán [nên bớt lại], còn thiếu những phần ứng dụng trong thực tế.”

2. Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT của 3 môn Lý, Hóa, Sinh qua các năm

Đề thi trắc nghiệm qua các năm có sự khác nhau như thế nào, hãy theo dõi ngay sau đây nhé

Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT của 3 môn Lý, Hóa, Sinh qua các năm

  • 2008 - 2014: Đây là giai đoạn đã tổ chức thi trắc nghiệm nhưng thi theo 2 kỳ thi riêng biệt: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học - Cao đẳng. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức thi trắc nghiệm với các môn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ. Tuy nhiên, tùy theo hệ giáo dục là giáo dục phổ thông hay giáo dục thường xuyên thì sẽ có các môn thi cụ thể khác nhau Mỗi một bộ đề sẽ có 2 phần: Phần chung cho 2 ban và phần riêng bao gồm: Theo chương trình chuẩn; Theo chương trình Nâng cao. Thí sinh dự thi chỉ được chọn 1 trong 2 phần để làm bài thi. Riêng với hệ giáo dục thường xuyên thì không có phân ban.

    Cấu trúc cho một bài thi gồm 40 câu hỏi, trong đó phần chung có 32 câu và phần riêng là 8 câu.

  • 2015 - 2016: Ở giai đoạn này, Bộ GD&ĐT đã đổi mới trên nhiều phương diện, cả về việc triển khai kỳ thi chung [gộp kỳ thi xét tốt nghiệp với xét tuyển sinh ĐH - CĐ lại thành một] và gộp 2 phần kiến thức trong đề thành một bộ đề thi hoàn chỉnh, không phân ban như các kỳ thi trước.
    Mỗi bài thi sẽ gồm 50 câu hỏi theo thứ tự tăng dần mức độ, đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

  • Từ năm 2017 đến nay: Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai kỳ thi chung, tuy nhiên ở năm này, các thí sinh sẽ thi trắc nghiệm qua 4 bài thi, trong đó Toán, Văn, Anh là ba môn bắt buộc và lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp: Tự nhiên hoặc Xã hội. Để xét tuyển Đại học, thí sinh có thể đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp khối xét tuyển. Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được Sở GD&ĐT xem xét, quyết định cho phép thí sinh chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
    Cấu trúc bài thi trắc nghiệm môn Toán, Ngoại ngữ là 50 câu trong thời gian 90 phút; Riêng với bài thi tổ hợp, mỗi bài thi sẽ có 120 câu và làm trong thời gian 150 phút, tức là mỗi môn trong bài thi có 40 câu làm trong thời gian 50 phút.

Trong các đề thi chắc chắn sẽ có những câu hỏi bạn không thể làm được, vì vậy “Lụi” là một cách ăn may mà bạn cần biết, nhưng “lụi” như thế nào thì hiệu quả, hãy bỏ túi những mẹo của AZtest như sau:

Phương pháp “Lụi” trắc nghiệm môn Lý - Hóa - Sinh hiệu quả

  • Bạn hãy liệt kê tất cả các đáp án mà bạn cho là chính xác xem tất cả được bao nhiêu câu A đúng, B, C, D tương tự. Ví dụ: bạn làm đc 26 câu chắc chắn đúng, trong đó: 3 câu A + 8 câu B + 8 câu C + 7 câu D => trong 24 câu còn lại bạn cứ điền A toàn bộ, sẽ đúng đc thêm ít nhất 10 câu nữa nghĩa là được thêm 2 điểm nữa [cái này mang tính lý thuyết].

  • Để thí sinh không thể chọn ngay đáp án, xung quanh đáp án đúng thường có những đáp án nhiễu. Thông thường 1 câu thường có 3 đáp án gần giống nhau, và khi đó có thể suy luận 1 trong 3 đáp án chắc chắn là đáp án đúng. Từ đó có thể loại được đáp án khác hoàn toàn còn lại.
    Ví dụ: Một câu hỏi về hóa học như sau: “Để đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol 1 ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2. Mặt khác nếu cho 0.1 mol X td vừa đủ với m gam Cu[OH]2 thì tạo thành dd màu xanh lam, giá trị m và tên gọi của X là:

A. 4,9 và glixerol

B. 4,9 và propan-1,3-điol

C. 9,8 và propan-1,2-điol

D. 4,9 và propan-1,2-điol ”

⇒ Như nguyên tắc ở trên, ta có thể loại ngay đáp án C vì có số “9,8” khác với những đáp án còn lại, cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy dữ kiện đúng là propan-1,2-điol Từ đây suy ra D là đáp án đúng.

  • Nếu trong 4 phương án mà có 2 phương án là phủ định của nhau, thì đáp án đúng chắc chắn là 1 trong 2 câu đó. Ví dụ: “Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí. Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2:

A. Áp suất chất khí giảm;

B. Thể tích chất khí tăng;

C. Nhiệt độ chất khí thay đổi;

D. Nhiệt độ chất khí không đổi.”

⇒ Đối với câu hỏi này, bạn không cần bận tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 – 50 rồi.

  • Khi tính ra đáp án rồi cũng đừng nên vội vàng “tô vòng tròn” khi bạn tính ra con số trùng với phương án trả lời. Mỗi đại lượng đều phải có đơn vị đo phù hợp nữa. Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là

A. 100 J;

B. 100 W;

C. 1000 W;

D. 1 kJ.

⇒ Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này….

Thi trắc nghiệm Lý Hóa Sinh 

Trên đây là một vài vấn đề liên quan đến câu hỏi “Lý - Hóa - Sinh bắt đầu thi trắc nghiệm THPT từ năm nào?” mà AZtest chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong các bài thi sắp tới của mình.

Trong quá trình sử dụng AZtest, nếu có điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0233.777.4455 [Ext 3] để được nhân viên tư vấn hướng dẫn tận tình.

>>> XEM THÊM: Thi trắc nghiệm từ năm nào?

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage //m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Thi trắc nghiệm môn Toán được Bộ GD&ĐT đưa ra để lấy ý kiến từ ngày 28/8/2016 và sau 1 tháng, ngày 28/9/2016 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã chủ trì họp báo công bố phương án thi tốt nghiệp THPTQG năm 2017, theo đó môn Toán được tổ chức thi trắc nghiệm.

2. Cấu trúc đề thi môn Toán THPTQG

Mỗi đề thi trắc nghiệm môn Toán bao gồm 50 câu hỏi trong thời gian 90 phút, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Dưới đây là ma trận đề thi trắc nghiệm môn Toán cho kỳ thi tốt nghiệp THPTQG.

Ma trận đề thi trắc nghiệm môn Toán

  • Ưu điểm:

    • Có thể tin học hóa: Tất cả bài thi đều được chấm trên máy và trong tương lai có khả năng sẽ tổ chức thi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính.

    • Thành thạo máy tính Casio là một lợi thế: Với sự hiện đại của máy tính cầm tay như ngày nay thì việc giải các câu khó trong bài không còn là vấn đề khi bạn đã thành thạo máy tính Casio, không cần tính toán lâu, chỉ cần 30s nhập vào máy tính thì sẽ cho ra kết quả ngay.

    • Giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí: Thi trắc nghiệm môn Toán vừa giúp rút ngắn thời gian thi, chi phí tổ chức [vì tổ chức thi tập trung], bên cạnh đó còn tiết kiệm thời gian coi thi, chấm bài, thời gian đợi kết quả và một số chi phí như: ăn ở, đi lại trong quá trình diễn ra kỳ thi.

  • Nhược điểm: 

    • Thụ động trong cách làm bài: Đối với môn Toán, việc thi trắc nghiệm làm giảm tư duy của học sinh, không chỉ không đánh giá được cách làm, cách suy luận logic mà còn khiến học sinh trở nên máy móc, thụ động khi cứ lệ thuộc vào máy tính Casio và đánh bừa.

    • Áp lực về thời gian: Chuyển sang thi trắc nghiệm thì bài thi sẽ bị rút ngắn thời gian, thí sinh chỉ có 1,2 phút cho mỗi câu nên dẫn đến tình trạng đánh bừa, đánh đại.

    • Khó khăn trong việc biên soạn đề: Đối với những giáo viên vùng cao hay những giáo viên đã lớn tuổi, việc biên soạn đề gặp rất nhiều khó khăn vì không thành thạo máy tính, việc tổ chức thi trắc nghiệm sẽ khiến họ khó biên soạn đề vì quá nhiều câu hỏi và rất mất thời gian….

>>> Các bạn có thể tham khảo thêm về Ưu và nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT Quốc gia tại đây

4. Thi trắc nghiệm môn Toán: Các chuyên gia nói gì?

Sau đây là một vài trích dẫn câu nói của các chuyên gia về thi trắc nghiệm môn Toán, cụ thể như sau:

Các chuyên gia nói gì về việc tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán

Trước ý kiến phản đối thi trắc nghiệm môn Toán, GS.TS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho rằng: “Cần phải nhìn vào mục đích của kỳ thi để đánh giá. Đây không phải là kỳ thi tuyển chọn nhân tài mà là kỳ thi THPT quốc gia. Việc sàng lọc chỉ mang tính chất phân loại: Loại này thì có thể vào đại học, loại này thì không đủ năng lực vào đại học. Còn nếu thi tuyển để chọn nhân tài thì đương nhiên không nên thi trắc nghiệm môn Toán".

GS.TS Lâm Quang Thiệp nói thêm “Chất lượng của hình thức thi trắc nghiệm được quyết định bằng chất lượng của đề thi, và đề thi khi đầu tư nhiều thời gian sẽ có thể làm tốt. Nhưng chất lượng thi tự luận lại phụ thuộc vào năng lực của người chấm thi. Đối với kỳ thi như thi THPT quốc gia, ta không thể có được đội ngũ 100% người chấm có trình độ chuyên môn cao để chấm được hàng triệu bài thi một cách chất lượng trong một thời gian ngắn. Do đó, thi trắc nghiệm với bài thi chấm bằng máy tính sẽ là lựa chọn phù hợp hơn”.

Đồng quan điểm với GS.TS Lâm Quang Thiệp, TS Phạm Xuân Thanh cũng khẳng định: “Không có chuyện thi trắc nghiệm làm mất đi tư duy logic Toán học của học sinh. Bởi lẽ, để xác định đáp án đúng cho các câu hỏi, nhất là những câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao thì buộc học sinh vẫn phải giải một số bước của bài toán nhưng không nhất thiết là trình bày đầy đủ theo trình tự từng bước như thi tự luận trước đây.”

Ông Thanh nói thêm: “Từ dữ liệu đề thi, thí sinh có thể giải nhanh một số bước để định hình đáp án đúng; đó là tư duy nhận biết nhanh đáp án đúng của học sinh. Các em cũng có thể dùng khả năng phán đoán để lọc ra những câu trả lời sai rồi vận dụng khả năng giải quyết vấn đề để giải một số bước và cho ra đáp án chính xác cuối cùng. Đây chính là tư duy logic Toán học - điều không thể thiếu để lựa chọn được đáp án đúng trong thi trắc nghiệm môn Toán”.

Một số ý kiến của chuyên gia Toán học về hình thức thi trắc nghiệm

Bên cạnh đó, lại có các ý kiến trái chiều như:

Thầy Trần Mạnh Hùng, giáo viên dạy toán trường THCS-THPT Lương Thế Vinh [Hà Nội] nói rằng: “Sau khoảng 3 năm áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán, hầu hết các giáo viên đều thấy môn Toán của học sinh đang "nát dần đều". Trong khi trước đó, ở bậc tiểu học, cấp 2, các thầy cô đã dày công luyện cho các em các phẩm chất quan trọng và đáng quý từ môn Toán thì lên cấp 3 lại bị phủ định, đổ hết xuống sông xuống biển. Học sinh học Toán một cách ngây ngô, làm ngược, nhìn từ ngọn xuống để chọn được đáp án nhanh nhất, không đi từ gốc lên. Nếu điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc học Toán của học sinh, những đặc điểm của môn Toán cũng mất đi”.

Thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Toán Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh [Hà Nội] cũng cho rằng: “Có những em bị “ngộ máy tính”, khi làm bài môn Toán chỉ lăm lăm cái máy tính mà không biết mình đang làm gì. Thành quả các năm tiểu học và THCS bị phương pháp thi trắc nghiệm Toán cuốn bay hết”.

Theo ý kiến riêng của AZtest, trong thời kỳ hiện đại, việc tổ chức thi trắc nghiệm là phù hợp và tạo nhiều lợi thế cho sự phát triển đất nước, và trong tương lai, nếu có thể tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính nữa thì có thể nói đây là thành công vượt bậc mà không phải đất nước nào cũng có thể làm được.

Trên đây là một vài vấn đề xung quanh câu hỏi Thi Toán trắc nghiệm từ năm nào? mà AZtest chia sẻ. Cám ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn ôn tập và thi thật tốt.

Trong quá trình sử dụng AZtest nếu có điều gì thắc mắc liên hệ ngay theo số hotline 0233.777.4455 để được nhân viên tư vấn hướng dẫn tận tình.

>>> XEM THÊM: Lý - Hóa - Sinh bắt đầu thi trắc nghiệm THPT từ năm nào?

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage //m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Video liên quan

Chủ Đề