Đánh giá cao cuộc sống hơn sau ung thư

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống [CLCS] của người bệnh ung thư [NBUT] điều trị nội trú và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Quân y 103.

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng thiết kế cắt ngang có phân tích, kết hợp phương pháp định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng thực hiện qua phỏng vấn 200 NBUT đang điều trị nội trú, sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ-C30. Số liệu định tính thu thập qua ba cuộc phỏng vấn sâu với cán bộ y tế và hai cuộc thảo luận nhóm với NBUT.

Kết quả: Điểm trung bình CLCS lĩnh vực sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên cứu là 52,0; cao nhất là chức năng cảm xúc 59,8 điểm; thấp nhất là chức năng xã hội 38,3 điểm. Các yếu tố: cơ sở vật chất, hoạt động điều trị, nhân lực và quy trình, quy định đều có ảnh hưởng tích cực đến CLCS NBUT. Những người bệnh đánh giá được điều trị “Rất tốt” có điểm sức khỏe tổng quát cao nhất 58,9. Nhóm nhận được hỗ trợ kinh tế từ xã hội và thường xuyên tiếp xúc với các kênh thông tin có điểm sức khỏe tổng quát cao hơn, tương ứng 60,6 và 59,1. Sự hỗ trợ giữa những người bệnh cũng ảnh hưởng tốt đến CLCS.

Kết luận: Để nâng cao CLCS NBUT, cần tiếp tục duy trì, cải thiện hơn nữa cơ sở vật chất; công tác: cấp thuốc, điều trị, đào tạo nhân lực; các yếu tố về quy trình, quy định; cung cấp thông tin về bệnh ung thư; các hoạt động hỗ trợ từ xã hội cũng như giữa những NBUT.

Căng thẳng tâm lý là những gì mà con người cảm thấy khi họ đang chịu áp lực về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lý cao hoặc trải qua nhiều lần trong một thời gian dài có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe [tinh thần và/hoặc thể chất].

Căng thẳng có thể được gây ra hàng ngày, trong công việc, cuộc sống thường lệ, cũng như bởi các sự kiện bất thường hơn, chẳng hạn như chấn thương hoặc bệnh tật ở chính bản thân hoặc một thành viên trong gia đình. Khi mọi người cảm thấy rằng họ không thể quản lý hoặc kiểm soát những thay đổi gây ra bởi sự bất thường đó, họ sẽ cảm thấy căng thẳng đặc biệt với một người khi phát hiện mắc ung thư. Tình trạng căng thẳng ngày càng được công nhận là một yếu tố có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.

1. Cơ thể phản ứng như thế nào trong lúc căng thẳng?

Cơ thể đáp ứng với áp lực về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc bằng cách giải phóng các hormon căng thẳng [như epinephrine và norepinephrine] làm tăng huyết áp, nhịp tim tốc độ và tăng lượng đường trong máu.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trải qua căng thẳng trong một thời gian dài [tức là mãn tính] có thể gặp vấn đề về tiêu hóa, khả năng sinh sản, tiết niệu và hệ miễn dịch suy yếu. Những người bị căng thẳng mãn tính cũng dễ bị nhiễm vi-rút như cúm hoặc cảm lạnh thông thường và bị đau đầu, khó ngủ, trầm cảm và lo âu.

2. Tâm lý căng thẳng có thể gây ung thư không?

Mặc dù căng thẳng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe thể chất, tuy nhiên không có nhiều bằng chứng cho thấy nó là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư.

Tuy nhiêm, mối liên hệ giữa căng thẳng tâm lý và ung thư có thể phát sinh theo nhiều cách. Ví dụ, những người bị căng thẳng có thể dẫn đến các thói quen không lành mạnh chẳng hạn như hút thuốc, ăn quá nhiều hoặc uống rượu, làm tăng nguy cơ ung thư. Hoặc một người có người thân bị ung thư có thể có nguy cơ ung thư cao hơn do yếu tố nguy cơ di truyền.

3. Làm thế nào giảm tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến những người bị ung thư?

Những người bị ung thư dễ dàng gặp căng thẳng do các tác động của bệnh tật đến thể chất, cảm xúc và tinh thần, xã hội. Những người cố gắng giảm bớt căng thẳng bằng các hành vi không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu hoặc trở nên ít vận động hơn có thể có chất lượng cuộc sống kém hơn sau khi điều trị ung thư. Ngược lại, những người có thể sử dụng các chiến lược đối phó hiệu quả với căng thẳng, chẳng hạn như quản lý thư giãn và căng thẳng được chứng minh giúp giảm mức độ trầm cảm, lo âu và các triệu chứng thấp hơn liên quan đến ung thư và điều trị. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc quản lý thành công căng thẳng tâm lý giúp cải thiện sự sống còn của ung thư.

Bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và lây lan của một khối u. Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi những con chuột mang các khối u ở người bị giữ kín hoặc bị cô lập khỏi những con chuột khác [điều kiện làm tăng căng thẳng] các khối u của chúng có khả năng phát triển và lan rộng hơn [gọi cách khác là di căn].

Trong một thí nghiệm khác, các khối u được cấy vào các miếng mỡ của chuột, nếu chuột bị căng thẳng kéo dài, khối u có tỷ lệ lây lan cao hơn đến phổi và hạch bạch huyết so với chuột không bị căng thẳng. Các nghiên cứu ở chuột và trong các tế bào ung thư ở người trưởng thành trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng hoóc môn căng thẳng norepinephrine có thể thúc đẩy sự hình thành mạch và di căn.

Ở một nghiên cứu khác, những phụ nữ bị ung thư vú bộ ba âm tính - đã được điều trị bằng hóa trị liệu bổ trợ - được hỏi về việc sử dụng thuốc chẹn beta, là loại thuốc gây trở ngại cho một số loại hormone căng thẳng, trước và trong khi hóa trị. Những phụ nữ được báo cáo có sử dụng thuốc chẹn beta có cơ hội sống sót sau khi điều trị ung thư mà không tái phát nhiều hơn những phụ nữ không báo cáo sử dụng thuốc chẹn beta.

Mặc dù vẫn không có bằng chứng rõ ràng căng thẳng trực tiếp ảnh hưởng đến kết cục ung thư, một số dữ liệu cho thấy bệnh nhân có thể phát triển cảm giác bất lực hoặc tuyệt vọng khi căng thẳng kéo dài. Tình trạng này liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Có thể là những người cảm thấy bất lực hoặc vô vọng không tìm cách điều trị khi họ bị bệnh, từ bỏ sớm hoặc không tuân theo liệu pháp điều trị, tham gia vào các hành vi nguy hiểm như sử dụng ma túy hoặc không duy trì lối sống lành mạnh, dẫn tới cái chết sớm.

4. Làm thế nào những người bị ung thư có thể học cách đối phó với căng thẳng tâm lý?

Hỗ trợ cảm xúc và xã hội có thể giúp bệnh nhân học cách đối phó với căng thẳng tâm lý. Sự hỗ trợ như vậy có thể làm giảm mức độ trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng liên quan đến bệnh tật và điều trị ở những bệnh nhân. Phương pháp tiếp cận có thể bao gồm:

· Đào tạo trong thư giãn, thiền định, hoặc quản lý căng thẳng

· Tư vấn hoặc nói chuyện

· Tham gia các buổi học về ung thư

· Thành lập các nhóm, câu lạc bộ hỗ trợ xã hội

· Thuốc trị trầm cảm hoặc lo lắng

· Tập thể dục

Một số tổ chức chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả bệnh nhân ung thư phải được sàng lọc sớm để điều trị. Các cơ sở y tế có thể sử dụng nhiều công cụ kiểm tra khác nhau, chẳng hạn như thang đo hoặc bảng câu hỏi, để đánh giá liệu bệnh nhân ung thư có cần hỗ trợ về tâm lý, cảm xúc hoặc có mối quan tâm thực tế khác hay không. Từ đó, đưa ra các phương pháp hỗ trợ tối ưu cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tài liệu tham khảo:

1. Artherholt SB, Fann JR. Psychosocial care in cancer. Current Psychiatry Reports2012;14[1]:23-29.

2. Fashoyin-Aje LA, Martinez KA, Dy SM. New patient-centered care standards from the Commission on Cancer: opportunities and challenges. Journal of Supportive Oncology2012; e-pub ahead of print March 20, 2012. 3. Lutgendorf SK, DeGeest K, Dahmoush L, et al. Social isolation is associated with elevated tumor norepinephrine in ovarian carcinoma patients. Brain, Behavior, and Immunity 2011;25[2]:250-255.

4. Lutgendorf SK, Sood AK, Anderson B, et al. Social support, psychological distress, and natural killer cell activity in ovarian cancer. Journal of Clinical Oncology2005;23[28]:7105-7113.

5. Lutgendorf SK, Sood AK, Antoni MH. Host factors and cancer progression: biobehavioral signaling pathways and interventions. Journal of Clinical Oncology2010;28[26]:4094-4099.

6. McDonald PG, Antoni MH, Lutgendorf SK, et al. A biobehavioral perspective of tumor biology. Discovery Medicine 2005;5[30]:520-526.

7. Melhem-Bertrandt A, Chavez-Macgregor M, Lei X, et al. Beta-blocker use is associated with improved relapse-free survival in patients with triple-negative breast cancer.Journal of Clinical Oncology 2011;29[19]:2645-2652.

8. Moreno-Smith M, Lutgendorf SK, Sood AK. Impact of stress on cancer metastasis.Future Oncology 2010;6[12]:1863-1881.

9. Segerstrom SC, Miller GE. Psychological stress and the human immune system: a meta-analytic study of 30 years of inquiry. Psychological Bulletin 2004;130[4]:601-630.

10. Sloan EK, Priceman SJ, Cox BF, et al. The sympathetic nervous system induces a metastatic switch in primary breast cancer. Cancer Research 2010;70[18]:7042-7052.

Chủ Đề