Đánh giá sử dụng nước sahcj

Sau thông tin Hà Nội chuẩn bị tăng giá nước sạch sinh hoạt, một số người dân đã không khỏi lo lắng, đặt nhiều câu hỏi liên quan đến tính pháp lý của vấn đề này.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, việc tăng giá nước sạch là hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII đã đưa ra - đến năm 2025, tỷ lệ hộ dân thành thị và nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 100%.

Khai thác nước ngầm quá đà tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sụt lún. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, ngày 28/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg vể tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục. Trong đó, quan điểm, chỉ đạo, các giải pháp cụ thể là: “… ưu tiên đầu tư công trình cấp nước nhằm cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân, nhất là các khu vực khô hạn thiếu nước, nhiễm mặn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo…”. Do đó, việc tăng giá nước sạch để nâng cao năng lực cấp nước, chất lượng nước phù hợp.

Mặt khác, theo Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 6/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu ưu tiên nguồn nước mặt, khai thác hợp lý nguồn nước ngầm.

Cụ thể, Hà Nội dự kiến khai thác nguồn nước ngầm giai đoạn đến năm 2025 là khoảng 615.000 m3/ngày đêm; đến năm 2030 khoảng 504.000 m3/ngày đêm và đến năm 2050 khoảng 413.000 m3/ngày đêm.

Theo các chuyên gia, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nước ngầm sẽ dẫn đến việc hạ thấp mực nước, gây ra tình trạng sụt lún mặt đất, chất lượng nước ngầm suy giảm, ô nhiễm asen trong các tầng chứa nước; xâm nhập nước mặt ô nhiễm… gây hệ quả đến các công trình xây dựng, môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Do đó, việc tăng cường khai thác nguồn nước mặt để thay thế dần nguồn nước ngầm là hướng đi phù hợp. Và trong hoàn cảnh hiện nay, để thu hút được các DN tham gia sản xuất, cung cấp nước sạch thì việc tăng giá nước sạch là điều hợp lý góp phần hoàn thành các mục tiêu mà Đảng, Chính phủ và TP Hà Nội đã đặt ra. Bởi, nếu cứ giữ mức phí đã tồn tại cả chục năm nay, các DN sẽ không mặn mà, sẽ quay lưng với lĩnh vực này vì làm không đủ bù lỗ.

Mức tăng không tác động nhiều đến cuộc sống của người dân

Theo đề xuất của Sở Tài chính gửi UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn, thì giá nước được tăng theo lộ trong năm 2023 và 2024.

Cụ thể, trong năm 2023, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên [hộ/tháng] sẽ tăng từ 5.973 đồng/m3 lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024; từ 10 - 20m3 [hộ/tháng] tăng từ 7.052 đồng/m3 lên 8.800 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 9.900 đồng/m3 vào năm 2024; từ 20 - 30m3 [hộ/tháng] tăng từ 8.669 đồng/m3 lên lần lượt mức 12.000 đồng/m3 và 16.000 đồng/m3. Và đến năm 2024, mức giá cao nhất với nước sinh hoạt sẽ là 27.000 đồng/m3 khi sử dụng trên 30m3 [hộ/tháng].

Theo Sở Tài chính, việc tăng giá nước sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân. Ảnh minh họa.

Sở Tài chính cho rằng, với nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100 - 150 lít/ngày/người thì một hộ gia đình sẽ sử dụng 10 - 16 m3/tháng, theo đó số tiền phải chi thêm là 15.000 - 26.000 đồng/tháng. Tương tự, tại khu vực nông thôn, hiện nay, mức tiêu thụ nước sạch của một hộ gia đình là 50 - 70 lít/ngày/người, tương đương 6 - 8m3/tháng… sau khi điều chỉnh, số tiền tăng thêm sẽ giao động từ 10.000 - 13.000 đồng/tháng.

“Mức tăng giá nước sạch sinh hoạt theo lộ trình, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt. Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chỉ chiếm 0,72%” – đại diện Sở Tài chính cho hay.

Điều đáng nói, mặc dù có sự điều chỉnh về giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP, song Hà Nội vẫn giữa nguyên mức giá đối với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức giá 5.973 đồng/m3 cho 10m3 đầu tiên.

Bên cạnh đó, đối với người dân tại khu vực có điều kiện KT - XH khó khăn, khu vực bị ảnh hưởng môi trường có khó khăn được tiếp cận nước sạch như khu vực người dân tại vùng ảnh hưởng môi trường Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn và người dân khu vực bị ảnh hưởng bãi rác Xuân Sơn, TP Hà Nội đều có cơ chế hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt của người dân khu vực này.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trên 245 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn tại 12 huyện, thành phố, cấp nước cho khoảng 15.998 hộ dân. Thực hiện Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các huyện, thành phố Bảo Lộc lựa chọn 30 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và lấy 90 mẫu nước phân tích [mỗi công trình 03 mẫu, 01 mẫu đầu nguồn cấp, 01 mẫu giữa mạng lưới cấp và một mẫu cuối mạng lưới cấp]. Đơn vị đã hợp đồng với Trung tâm Phân tích thuộc Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt thực hiện phân tích mẫu nước.

Kết quả phân tích mẫu nước, cụ thể như sau: 4/30 công trình đạt quy chuẩn 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, chiếm 13,3%; 26/30 công trình không đạt quy chuẩn 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, chiếm 86,7%.

Đánh giá kết quả chất lượng nước: Chất lượng nước tại các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung không đạt quy chuẩn 02:2009/BYT chủ yếu do nguồn nước bị nhiễm khuẩn E.coli và Coliform. Một số mẫu nhiễm sắt và độ đục vượt giới hạn cho phép. Theo kết quả phân tích, phần lớn công trình không đạt tiêu chuẩn nước sạch theo quy chuẩn 02 từ bể chứa đầu hệ thống. Một số công trình đầu hệ thống đạt tiêu chuẩn nước sạch, tuy nhiên các điểm giữa và cuối hệ thống thường phát sinh nhiễm vi khuẩn, vi sinh vật, không đạt chất lượng nước sạch do đường ống không được súc rửa định kỳ.

Một số nguyên nhân tác động đến chất lượng nước không đạt QC 02:2009/BYT

Hầu hết các công trình cấp nước sinh hoạt không có thiết bị xử lý nước sạch hoặc có thiết bị xử lý nước sạch nhưng không hoạt động, không vận hành.

Công trình không được bảo dưỡng thường xuyên, hệ thống lọc xuống cấp, đường ống lâu ngày không được súc rửa nên các vi khuẩn, vi sinh vật hữu cơ sinh sản và phát triển.

Nguồn nước sử dụng cho công trình cấp nước tự chảy nằm trong vùng sản xuất của người dân nên nguy cơ ô nhiễm nguồn nước từ các chất thải sản xuất nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…

Một số nơi, rừng đầu nguồn bị khai thác, thảm thực vật bị suy giảm làm cho nguồn nước cạn kiệt vào mùa khô, đục vào mùa mưa tạo ra nhiều nguồn ô nhiễm nguồn nước.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt

Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống lọc và thiết bị xử lý nước sạch tại các công trình không đạt quy chuẩn 02:2009/BYT nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt.

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ, bảo dưỡng thường xuyên công trình cấp nước. Nâng cao công tác quản lý, vận hành nhằm đảm bảo công trình có thiết bị xử lý nước sạch được vận hành thường xuyên.

Khoanh vùng bảo vệ rừng đầu nguồn nước sử dụng tại công trình nước sạch, đặc biệt là các công trình sử dụng nguồn nước mặt.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục người dân sử dụng nước tiết kiệm và tham gia cùng bảo vệ công trình cấp nước.

Các đơn vị quản lý, vận hành công trình cần xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn để vận hành, quản lý công trình một cách an toàn, hiệu quả.

Khuyến cáo

Nguồn nước tại các công trình được lấy mẫu phân tích không đạt quy chuẩn 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Đối với nguồn nước có nhiễm khuẩn E.coli và Coliform sẽ gây ra các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt đỏ cho người sử dụng.

Đối với người dân cần đun chín, uống sôi, không được uống nước trực tiếp từ vòi.

Đối với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý khai thác cần tuyên truyền cho người dân về nguồn nước không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời có biện pháp khắc phục nguồn nước đảm bảo cấp nước sạch cho nhân dân sử dụng.

Chủ Đề