Đảng lãnh đạo lực lượng dân quân tự vệ như thế nào trắc nghiệm

Đảng lãnh đạo lực lượng Dân quân tự vệ theo nguyên tắc nào?

 Đảng lãnh đạo lực lượng Dân quân tự vệ theo nguyên tắc nào?


Theo điều 4, Luật Dân quân tự vệ 2019

 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ 

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội. 

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ. 

3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức. 

[Bqp.vn] - Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một thành phần của Lực lượng Vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương, có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức.


Đội Du kích Bắc Sơn [Lạng Sơn] - một trong những đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940.

Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, dân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.

Trong thời chiến, dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ địa phương, đơn vị theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ. Dân quân tự vệ có trách nhiệm thực hiện phòng thủ dân sự trong thời bình và thời chiến theo qui định của pháp luật.

Ngày thành lập Dân quân tự vệ Việt Nam

Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất ra “Nghị quyết về đội tự vệ” được coi là ngày thành lập Dân quân tự vệ Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của dân quân tự vệ đã gắn liền với sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1935 đến năm 1945, các đội tự vệ ở cả nông thôn và thành thị ra đời, làm nòng cốt cho quần chúng thực hiện vũ trang khởi nghĩa, tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng và mở rộng các căn cứ địa. Tháng 8 năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ đã cùng toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa giành độc lập. Sau ngày 02 tháng 9 năm 1945, dân quân tự vệ trở thành lực lượng vũ trang của Nhà nước Việt Nam độc lập, một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ chức rộng khắp ở các làng xã, đường phố trong cả nước, thực sự là công cụ bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày nay, lực lượng dân quân tự vệ được phát triển cả về chất lượng, số lượng, biên chế trang bị. Tổ chức, biên chế tinh gọn hơn nhưng chất lượng tổng hợp của dân quân tự vệ được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới.

Phần thưởng cao quý

Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập, công tác hiệu quả, sáng tạo và đã lập nhiều chiến công to lớn; có 366 tập thể và 275 cá nhân thuộc lực lượng dân quân tự vệ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Dân quân tự vệ Việt Nam xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

TPO - Dân quân tự vệ là lực lượng bán vũ trang, được tổ chức biên chế ở cơ sở và có vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương; đồng thời là lực lượng quan trọng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi có chiến tranh xảy ra.

1.      Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là ngày nào?

A.    20/3

B.     24/3

C.     28/3

Đáp án đúng: C

Tháng 3/1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao [Trung Quốc], ngoài những Nghị quyết chỉ ra đường lối cách mạng về các mặt công tác để chuẩn bị điều kiện cho phong trào cách mạng Đông Dương bước sang một thời kỳ mới; Đại hội đã có “Nghị quyết về đội tự vệ” được thông qua ngày 28/3/1935. Đây là một mốc son lịch sử của Dân quân tự vệ Việt Nam và ngày 28/3 hằng năm là Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.

2.      Đặc điểm của dân quân tự vệ là gì?

A.    Là lực lượng tự phát, do địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương

B.     Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác

C.     Là lực lượng bao gồm các công dân thuộc mọi độ tuổi

Đáp án đúng: B

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã] gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế [sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức] gọi là tự vệ.

3.      Người chỉ huy thống nhất của lực lượng Dân quân tự vệ là ai?

A.    Bộ trưởng Bộ Công an

B.     Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

C.     Chủ tịch nước

Đáp án đúng: B

Theo Luật Dân quân tự vệ ban hành năm 2009, Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.

Trong trường hợp chưa đến mức ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp nhưng cần thiết sử dụng dân quân tự vệ thì thẩm quyền điều động được quy định như sau: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều động dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước.

4.      Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình là bao nhiêu?

A.    Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

B.     Công dân nam từ đủ 20 tuổi đến hết 47 tuổi, công dân nữ từ đủ 20 tuổi đến hết 42 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

C.     Công dân nam từ đủ 25 tuổi đến hết 50 tuổi, công dân nữ từ đủ 25 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

Đáp án đúng: A

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.

5.      Nhân vật được nhắc đến trong đoạn thơ “Chuyện cô du kích xóm Lai Vu/Rắn quấn bên chân, vẫn bắn thù/Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước/Rắn, mình em chịu, có sao đâu!” của nhà thơ Tố Hữu là ai?

A.    Nữ dân quân tự vệ Phạm Thị Viễn [Hà Nội]

B.     Nữ dân quân tự vệ Bùi Thị Vân [Hải Dương]

C.     Nữ dân quân tự vệ Ngô Thị Hồng Thương [Hà Tĩnh]

Đáp án đúng: B

Nhân vật được nhà thơ Tố Hữu nhắc tới trong bài thơ "Tâm sự" của mình là bà Bùi Thị Vân tại xóm Lai Vu, Kim Thành, Hải Dương.

Khi giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, cả nước thanh niên có phong trào 3 sẵn sàng, bà Vân khi đó chưa đầy 20 tuổi đã tình nguyện tham gia và được kết nạp vào trung đội du kích.

Năm 1965, ban phòng không xã nhận định địch có thể sẽ bắn phá cầu Lai Vu và trận địa pháo, bà được giao nhiệm vụ vào phân đội trực chiến bắn máy bay Mỹ bay ở tầng thấp bằng súng trường K44.

Chẳng may trước đó trời mưa, trong hố của bà có nước và xuất hiện một con rắn, khi người chỉ huy đang loay hoay tìm cách bắt thì tiếng còi báo động rú lên. Tất cả đều nhảy xuống hố. Máy bay Mỹ bổ nhào xuống cầu Lai Vu và trận địa pháo, hết tốp này đến tốp khác dội bom và bắn rốc két khắp nơi.

Bị quân và dân ta bắn trả quyết liệt, máy bay Mỹ bỏ chạy. Khi được lệnh thu dọn súng đạn, bà mới nhớ ra có rắn đang ở bên chân mình, máu chân đã chảy ra lẫn cả bùn.

"Có người hỏi tôi: Mày có sợ rắn không? Trước đó em sợ lắm nhưng khi chiến đấu em quên hết cả sợ, rắn nó có cắn mình em chịu, chứ giặc Mỹ đem bom bắn phá quê hương, hại nhiều người nên em bắn máy bay đã", bà Vân nhớ lại.

Sau trận đánh đó bà được giao làm liên lạc cho ban chỉ huy xã. Đầu đội mũ rơm với lá ngụy trang chạy giữa giao thông hào với bom đạn, rốc két bắn khắp nơi, cô du kích nhỏ ấy còn được bộ đội đặt tên "con thoi trong tuyến lửa".

Minh Hạnh

Video liên quan

Chủ Đề