Cây trầu bà leo cột sông được bao lâu

Trong số các loài trầu bà hiện nay thì trầu bà leo cột đang được ưa chuộng, sử dụng nhiều để trang trí nhà cửa, tạo mảng xanh cho các công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình ở đô thị. Nguyên nhân do loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho người trồng. Bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột qua bài viết sau nhé!

Trầu bà leo cột có tên khoa học là Epipremnum aureum thuộc họ Ráy [Araceae] hay còn gọi là Hoàng tâm diệp, trầu bà xanh,… Nó là một loại cây thân thảo với rất nhiều rễ khí, có thể leo bò lên các cột, tường.

Cây trầu bà leo cột có thân dạng dây leo, trên thân có các rễ phụ mọc ra từ đốt và bám chặt vào thân khác để kí sinh, phát triển nhanh và có thể đạt chiều cao từ 1-2m trong điều kiện tối ưu, rất lý tưởng cho các bối cảnh như góc nhà, tiền sảnh hoặc cạnh cửa sổ. Vì cây có thể phát triển mạnh trong môi trường bóng râm, thiếu sáng, nên nó thường được sử dụng làm cây trang trí nội thất hoặc văn phòng.

Lá trầu bà cột chia làm 2 loại, loại thường thấy nhất có hình trái tim lớn, màu xanh đậm, cả hai mặt phiến lá đều bóng mượt. Loại thứ hai có màu sọc xanh hoặc những đốm vàng trên lá, được gọi là dây trầu ông. Các lá có bẹ quấn quanh đốt cây, cuống lá dài khoảng 10 – 15 cm.

Về ánh sáng, cây có thể phát triển bình thường trong điều kiện thiếu sáng, nhưng vẫn cần được cung cấp ánh sáng tự nhiên một vài lần. Khoảng 2 – 3 ngày bạn hãy đem cây ra nơi có ánh sáng mặt trời để phơi.

Về nhiệt độ thì hầu hết các loại trầu bà đều thích nghi tốt với khí hậu ở Việt Nam. Trầu bà thuộc loại cây ưa ẩm, bạn phải giữ ẩm trong suốt thời gian sinh trưởng của cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Trầu bà leo cột

Người ta thường dùng trầu bà xanh làm quà tặng trong dịp khai trương, khánh thành, tân gia, sinh nhật, mừng thọ.

Tượng trưng cho động lực vươn lên không ngừng của người trồng nhờ sức sống bền bỉ và mạnh mẽ của cây trầu bà leo cột. Trong phong thủy, cây trầu bà leo cột tượng trưng cho sức mạnh. Hơn nữa, những chiếc lá to lớn bóng bẩy mọc đều xung quanh thân, với biểu tượng mang đến cho người sở hữu sự thành công, thịnh vượng và yên bình.

Khi được hỏi trong phong thủy, tuổi nào thì hợp với trầu bà leo cột? Thì câu trả lời là tuổi Ngọ. Người tuổi Ngọ tuy năng động nhưng nóng nảy, luôn trong tình trạng hừng hực khí thế, làm ăn khó thành, hao tài tốn của. Trồng Trầu bà xanh có thể giúp họ vững vàng hơn về tài chính và nghề nghiệp. Đồng thời cây mang đến cho gia chủ tài lộc, bình an vô sự.

Mệnh của bạn hợp với cây Trầu bà leo cột nào được quyết định bởi màu lá của nó. Lá xanh bóng của cây Hoàng tâm diệp là màu bản mệnh của hành Mộc. Do đó, loại cây này rất lý tưởng cho những người mệnh Mộc và mệnh Hỏa [Mộc sinh Hỏa]. Tuy nhiên, chúng ta cũng bắt gặp trường hợp cây trầu bà leo cột màu vàng hoặc màu cẩm thạch , lá có màu vàng sọc trắng. Khi đó, cây sẽ thích hợp hơn với những người mệnh Thổ và mệnh Kim.

Vì đặc điểm cây trầu bà leo cột có thân khá lớn nên thường được trồng trong các chậu đẹp ở sảnh, hành lang, góc phòng, sân, hiên nhà. Chậu Hoàng tâm diệp thường xuyên được đặt ở sảnh hoặc ngoài cửa chính của khách sạn, cơ quan, xí nghiệp. Hướng Đông Nam là hướng đặt có ý nghĩa nhất vì cây đón được ánh nắng đầu tiên trong ngày sẽ mang lại sự khởi đầu thuận lợi và may mắn cho gia chủ.

Chậu trồng trầu bà leo cột nên là chậu gốm, sứ cứng cáp, cao ráo, có miệng đủ rộng để đặt vào giữa một cây cột để trầu bà leo, đảm bảo có lỗ thoát nước cho cây.

Cây trầu bà leo cột không kén đất. Những cây được trồng trong vườn với đất bạc màu vẫn sống và phát triển mạnh. Tuy nhiên, do đất vườn rộng nên rễ có thể ăn sâu để lấy nguồn dinh dưỡng. Mặt khác, cây trồng trong chậu thì khó khăn hơn trong khả năng phát triển rễ. Do đó, điều quan trọng là phải tập trung vào đất trồng phù hợp cho cây trong chậu. Chọn đất tơi xốp, thoáng khí nhưng vẫn giữ được độ ẩm. Bạn có thể kết hợp đất với xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoai mục.

Bạn chỉ cần chọn cắt một cành nhánh khỏe mạnh từ cây mẹ và mang trồng vào đất đã chuẩn bị sẵn.

Có 2 cách để trồng trầu bà leo cột. Đầu tiên là trồng ngoài đất, chọn hướng trồng thích hợp, làm tơi đất bằng cách xới đất, đào một hố rộng và nông dưới gốc cây khác. Cắt dây trầu thành nhiều đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 20-30 cm và có từ 2 đến 3 mắt. Đặt một đầu dây xuống đất, sau đó quấn dây quanh gốc cây rồi chôn vùi. Buộc những chiếc lá đã buộc chặt vào thân bằng một sợi dây mềm.

Một cách phổ biến hơn là trồng trong chậu, chậu có thể lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào vị trí của nó, ở giữa được cắm bởi các trụ gỗ hoặc cọc bê tông chắc chắn. Đổ cát, sỏi hoặc miếng xốp vào đáy chậu để tránh đọng nước lâu ngày dưới đáy chậu có thể dẫn đến thối rễ. Rải một lớp đất cát pha hoặc đất tùy thích xung quanh trụ, sau đó phủ đất lên trên dây trầu bà. Cuối cùng, dùng dây buộc chặt lá vào trụ để khi mầm nhú lên sẽ theo cột leo lên trên.

Ánh sáng là một thành phần quan trọng trong quá trình quang hợp của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Cây trầu bà leo cột cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cây chỉ yêu cầu cường độ ánh sáng nhẹ và chịu bóng nên thích hợp trồng dưới tán lá của cây khác hoặc trong nhà. Nếu để cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp và quá chói trong thời gian dài, lá sẽ bị cháy và vàng. Vì vậy, nếu trồng ngoài trời thì nên để trong bóng râm để hạn chế ánh sáng cho cây.

Cây sinh trưởng tốt nhất ở mức nhiệt độ từ 20 – 28 độ C, tuy nhiên nếu nhiệt độ thấp hơn một chút vấn không vấn đề gì.

Trầu bà xanh cần nước tưới vừa phải, tưới quá nhiều nước có thể làm cho rễ cây bị úng và chết. Nếu trồng cây ngoài trời, bạn chỉ cần tưới nước một lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát trong suốt mùa hè, và hai lần một tuần vào mùa đông. Đối với trường hợp cây trồng trong chậu, bạn nên tưới mỗi tuần một lần với nhiều nước.

Để tránh sâu hại gây bệnh, bạn nên thường xuyên cắt tỉa các lá gốc, lá úa vàng, lá hư hỏng, rách.

Cây trầu có thể sống sót mà không cần quá nhiều chất dinh dưỡng, bón phân trùn quế cho cây định kỳ 3 tháng/lần. Khi trồng trong chậu, bạn chỉ cần tưới nước hai tuần một lần, thậm chí không cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây.

Trầu bà leo cột ít bị sâu bệnh, tuy nhiên cần để ý một số loại dịch hại thường gặp như rệp, thối rễ,… để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Để phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên nhặt lá vàng, gốc cây, lau lá cho cây.

Giâm cành trầu bà leo cột là cách dễ dàng nhất để nhân giống. Bạn cắt một cành Trầu bà khỏe dài khoảng 10cm có mắt chứa rễ cắm xuống đất. Tưới nước để duy trì độ ẩm, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Cây sẽ bén rễ và phát triển nhanh chóng chỉ sau vài ngày.

Canxi oxalat có trong thân và lá trầu bà xanh, là một loại độc tố có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng. Do đó, bạn phải thận trọng khi trồng và chăm sóc trầu bà. Tuy nhiên, cây Hoàng tâm diệp được cho là một loại cây có tác dụng thanh lọc không khí tuyệt vời. Cây hấp thụ các khí độc như aldehyde formic, monoxide de carbone, benzen, và các loại khí khác. Nhờ vậy, đây không chỉ là loại cây trang trí mà nó còn vô cùng có lợi cho sức khỏe con người.

Qua bài viết này, Đặng Gia Trang đã chia sẻ với bạn những thông tin thú vị và cách trồng cây trầu bà leo cột. Hãy bắt tay ngay vào việc trồng và tự chăm sóc loài cây này để trang trí cho ngôi nhà mình bạn nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp!

Sfarm.vn

*Xem thêm

Cây Trầu bà leo cột kiểng là một loại cây cảnh nội thất được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp tươi mát. Bên cạnh đó, cây còn mang lại ý nghĩa may mắn, thành đạt và bình an cho mỗi thành viên trong gia đình. Bài viết này của công ty cây xanh chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc loài cây "may mắn" này trong nhà của mình nhé.  Bạn hãy cắt một đoạn cành có nhánh và mầm khỏe của cây trầu bà leo cột, rồi đem trồng vào chậu cát thô hoặc đá trân châu. Tuyệt đối không được cho cành trầu bà làm giống vào nước hoặc đất ẩm bởi vì bí quyết nhân giống loài cây này chính là ngăn chặn sự sinh trưởng.
 


Cây trầu bà

  • Trồng cây trầu bà trong đất: Đây là cách trồng trầu bà truyền thống, thực hiện đơn giản và nhanh chóng.
    • Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu sứ trắng có kích cỡ phù hợp với vị trí đặt để cây, rồi cho một phần đất trồng loại tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng vào bên trong chậu.
    • Tiếp đó, bạn đặt cây trầu bà vào chính giữa chậu sứ và đổ nốt phần đất còn lại rồi san bằng mặt chậu.
    • Cuối cùng, bạn dùng dao vuốt nhẵn cọc gỗ và đóng sát vào thân cây để cho dây trầu bà quấn chặt rồi leo lên cao.
  • Trồng cây trầu bà trong nước: Phương pháp trồng trầu bà thủy sinh là cách làm mới, phù hợp với môi trường văn phòng công sở cần sự sạch sẽ và độc đáo.
    • Bạn chỉ cần rửa sạch rễ cây rồi đặt vào bình thủy tinh chứa dung dịch thủy canh pha loãng với nước là đã có được chậu trầu bà xinh xắn để bàn rồi.
    • Xem chi tiết hơn cách trồng cây trầu bà thủy sinh


Cây trầu bà cẩm thạch

  • Cây trầu bà rất dễ trồng, sống trong điều kiện thiếu nắng cũng có thể phát triển tốt. Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên, râm mát vì Trầu Bà là cây ưa bóng, phù hợp với cường độ áng sáng trung bình. Trồng Trầu Bà ngoài trời thì cần làm mái che. Nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá hoặc chết
  • Cây Trầu Bà thủy sinh để bàn thì không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm khoảng 15-30 phút.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây Trầu Bà là 150C – 300C. Cây không chịu được lạnh nên khi trời lạnh cần đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C.
  • Chế độ nước : Trầu Bà là cây ưa ẩm, nhu cầu nước cao, không chịu hạn, tưới nước 1 lần/ ngày. Nhưng khi tưới cần tránh tình trạng quá nhiều nước gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.
  • Còn đối với cây thủy sinh cần thay nước 1 lần/tuần, lượng nước chỉ để ngập 2/3 bộ rễ.
  • Yêu cầu về đất: cây ưa những loại đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể kết hợp với các loại phân chuồng hoai mục + đất trồng + than củi để lâu ngày.
  • Cắt tỉa rễ, lá bị hỏng, tránh thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra bên ngoài.
  • Nhu cầu dinh dưỡng của cây thấp bởi vậy nên bạn không cần sử dụng nhiều phân bón cho cây. Thỉnh thoảng bón thêm chút phân bón lá hòa tan cùng nước tưới cho cây là được.
  • Sâu bệnh: Cây Trầu Bà ít sâu hại, nhưng thỉnh thoảng cũng có mắc một số bệnh phổ biến như: ve, rệp, thối rễ…Khi đó, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật thông thường. Để góp phần hạn chế sâu bệnh, nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước…


Cây trầu bà để bàn
 

Bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn cách trồng và chăm sóc cây trầu bà cực đơn giản. Hata Landscape  bài viết này có thể giúp bạn trồng cây và chăm sóc cây đúng cách. Chúc bạn thành công!

Công ty cây xanh Hata Landscape chuyên cung cấp các dịch vụ cây trồng và chăm sóc cây xanh uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc. Ngoài ra, chúng tôi còn là đơn vị cung cấp các loại cây cảnh hợp phong thủy, cây công trình với giá cả phải chăng, uy tín tại Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề