Chất dịch trong ốc tai màng là gì

Trả lời:

Chào bạn Nguyên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về tình trạng của bạn, chúng tôi xác định bạn đang gặp phải triệu chứng giảm thính lực. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng của mình, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như sau:

1. Giảm thính lực là gì

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng giảm thính lực

3. Biến chứng của giảm thính lực

4.  Biểu hiện của giảm thính lực

5. Phương pháp điều trị giảm thính lực

6. Phòng ngừa giảm thính lực

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Giảm thính lực là gì

Giảm thính lực là khi bạn không thể nghe một phần hoặc toàn bộ âm thanh bằng một hoặc cả hai tai. Giảm thính lực thường xảy ra từ từ theo thời gian. Các tên gọi khác của giảm thính lực là: giảm khả năng nghe, điếc, điếc dẫn truyền.

Tai có ba phần chính là ống tai ngoài, ống tai giữa và ống tai trong. Việc nghe sẽ bắt đầu khi sóng âm truyền vào ống tai ngoài tới màng nhĩ [là một phần da mỏng giữa tai ngoài và tai giữa]. Khi sóng âm đụng vào màng nhĩ thì màng nhĩ sẽ rung động.

Ba xương của tai giữa được gọi là chuỗi xương con. Chúng bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Màng nhĩ và chuỗi xương con cùng nhau khuếch đại sự rung động khi sóng âm truyền vào tai trong.

Khi sóng âm chạm tới tai trong, chúng truyền các dịch trong ốc tai. Ốc tai là cấu trúc hình ốc ở tai trong. Trong ốc tai có các tế bào thần kinh và hàng ngàn sợi lông siêu nhỏ gắn liền với chúng. Những sợi lông này giúp chuyển đổi sóng âm thành tín hiệu điện sau đó đi đến não. Từ đó, bộ não sẽ phiên mã các tín hiệu điện như là âm thanh. Các sự rung động âm thanh khác nhau tạo ra những phản ứng của sợi lông siêu nhỏ, do đó truyền tín hiệu âm thanh khác nhau lên não.

Tình trạng giảm thính lực xảy ra khi các bộ phận của tai gặp vấn đề. 

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng giảm thính lực

Những guyên nhân phổ biến nhất gây ra giảm thính lực đó là: điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận [SNHL], và điếc hỗn hợp.

Điếc dẫn truyền

Điếc dẫn truyền xảy ra khi âm thanh không thể truyền từ tai ngoài tới màng nhĩ và hệ thống xương của tai giữa. Khi xảy ra loại điếc này, bạn có thể thấy khó nghe những âm thanh nhẹ hoặc nhỏ. Điếc dẫn truyền không phải lúc nào cũng kéo dài vĩnh viễn. Can thiệp y khoa có thể điều trị được tình trạng này. Điều trị có thể bao gồm kháng sinh hoặc can thiệp phẫu thuật, chẳng hạn như cấy ghép ốc tai. Cấy ghép ốc tai là cấy một máy điện nhỏ dưới da của bạn phía sau tai. Nó sẽ chuyển rung động âm thanh thành các tín hiệu điện mà não của bạn có thể phiên giải như là những âm thanh có ý nghĩa.

Điếc dẫn truyền có thể là kết quả của:

  • Nhiễm trùng tai
  • Dị ứng
  • Tai của người thường xuyên bơi lội
  • Sự tích tụ ráy trong tai

Một vật lạ mà kẹt trong tai, u lành tính hoặc vết sẹo của ống tai do nhiễm trùng tái phát là tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra dẫn tới giảm thính lực.

3. Biến chứng của giảm thính lực

Giảm thính lực được thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và trạng thái tinh thần của chúng ta. Nếu bạn nghe kém, bạn có thể gặp khó khăn để hiểu người khác. Điều này có thể làm bạn cảm thấy lo lắng, mặc cảm hoặc gây ra chứng trầm cảm. Điều trị giảm thính lực có thể giúp cải thiện cuộc sống đáng kể, khôi phục sự tự tin đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp với người khác.

Trong trường hợp giảm thính lực kéo dài và ngày càng trầm trọng thì bạn nên đi khám bác sĩ

4.  Khi nào nên đi khám bác sĩ

Giảm thính lực thường xảy ra theo thời gian. Ban đầu, bạn không thể nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong khả năng nghe của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên liên hệ với bác sĩ:

  • Giảm thính lực ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn
  • Giảm thính lực trở nên nặng hơn hoặc không biến mất
  • Giảm thính lực một bên tai nhiều hơn
  • Giảm thính lực đột ngột
  • Ù tai
  • Giảm thính lực nặng
  • Bị đau tai kèm với các vấn đề về thính lực
  • Bị đau đầu
  • Yếu

Bạn nên gọi cấp cứu nếu bạn cảm thấy đau đầu, tê hoặc yếu đi cùng với bất kỳ điều nào sau đây:

  • Ớn lạnh
  • Thở nhanh
  • Cứng cổ
  • Nôn ói
  • Nhạy cảm ánh sáng
  • Kích thích thần kinh

Những triệu chứng này có thể xảy ra bởi các tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, chẳng hạn như viêm màng não.

Điếc tiếp nhận [SNHL]

Điếc tiếp nhận xảy ra khi có tổn thương các cấu trúc tai trong hoặc các đường dẫn truyền thần kinh tới não. Loại giảm thính lực này thường là kéo dài vĩnh viễn. Điếc tiếp nhận làm cho các âm thanh rõ ràng, bình thường, hoặc lớn trở nên nhỏ lại hoặc không rõ nữa.

Điếc tiếp nhận có thể là kết quả của:

  • Dị tật bẩm sinh làm thay đổi cấu trúc của tai
  • Lão hóa
  • Làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn
  • Chấn thương đầu hoặc sọ
  • Bệnh Meniere, một rối loạn của tai trong có thể ảnh hưởng đến thính lực và sự cân bằng.
  • U thần kinh thính giác, là một khối u không ung thư hóa phát triển tại dây thần kinh nối giữa tai với não được gọi là "dây thần kinh tiền đình ốc tai ".

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh của tai và dẫn đến điếc tiếp nhận:

  • Bệnh sởi
  • Viêm màng não
  • Quai bị
  • Sốt tinh hồng nhiệt

Thuốc gây độc tai

Một số loại thuốc, được gọi là thuốc độc cho tai, cũng có thể gây điếc tiếp nhận. Có trên 200 loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể gây ra giảm thính lực. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị ung thư, điều trị bệnh tim hoặc nhiễm trùng nặng, hãy trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ đối với khả năng nghe của tai có thể liên quan.

Điếc hỗn hợp

Điếc hỗn hợp cũng có thể xảy ra khi đồng thời có cả điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận

5. Phương pháp điều trị giảm thính lực

Nếu chứng giảm thính lực do tích tụ ráy trong ống tai hay một vật nào đó mắc trong tai, bạn có thể tự lấy ở nhà. Các thuốc không cần kê toa, bao gồm các chất làm mềm ráy tai, có thể giúp lấy ráy khỏi tai. Sử dụng ống tiêm bơm nước ấm vào ống tai để lấy ráy. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cố gắng loại bỏ bất kỳ vật nào bị mắc kẹt trong tai để tránh vô tình gây tổn thương tai.

Đối với các nguyên nhân khác của giảm thính lực, bạn cần gặp bác sĩ. Nếu giảm thính lực là kết quả của nhiễm trùng, bác sĩ có thể cần kê toa kháng sinh. Nếu mất giảm thính lực do các vấn đề về giảm thính lực dẫn truyền khác, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia để nhận máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử.

6. Phòng ngừa giảm thính lực

Không phải tất cả các trường hợp giảm thính lực đều có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, có một vài cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ thính lực của mình:

- Sử dụng thiết bị an toàn nếu bạn làm việc ở những khu vực có tiếng ồn lớn và gắn nút bịt tai khi bạn đi bơi và đến các buổi hòa nhạc. Viện quốc gia về Chứng câm điếc và Các rối loạn giao tiếp khác cho biết 15% người từ 20 đến 69 tuổi giảm thính giác do tiếng ồn lớn.

- Thường xuyên đi kiểm tra thính lực nếu bạn làm việc ở môi trường tiếng ồn lớn, bơi lội hoặc đi xem hòa nhạc thường xuyên.

- Tránh tiếp xúc với tiếng ồn và âm nhạc lớn.

- Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhiễm trùng tai. Chúng có thể gây thương tổn vĩnh viễn cho tai nếu không được điều trị.

Bạn Nguyên thân mến, trong trường hợp của bạn do chưa xác định nguyên nhân gây ra tình trạng giảm thính lực nên việc bạn cần làm đó là đi khám bác sĩ. Sau khi tìm ra nguyên nhân giảm thính lực, bác sĩ sẽ giúp bạn có một phác đồ điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ giỏi của chúng tôi.


Tai là bộ máy nghe đồng thời là bộ máy thăng bằng. Vì thế cấu tạo của tai rất đặc biệt, làm sao cho hai chức năng đó phối hợp thực hiện mà không ảnh hưởng tới nhau. Để hiểu về căn bệnh khiếm thính ta cần hiểu rõ về cấu trúc giải phẫu của tai

Tai ngoài có loa tai và ống tai ngoài. Loa tai ở người có những nếp lồi lõm, có tác dụng thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần xoay như một số động vật.
Ống tai ngoài hơi cong xuống dưới và ra sau. Cấu trúc này có tác dụng bảo vệ tai nhưng hơi khó cho thầy thuốc khi khám tai. Ống tai ngoài có lông và tuyến nhầy [ráy tai], phần da che phủ sụn ống tai dính chặt vào sụn và xương nên rất nhạy cảm, có mụn nhọt hay dụng cụ vào là rất đau. Giới hạn bên trong là màng nhĩ. Màng nhĩ cấu tạo bởi 4 lớp: lớp da liên kết với ống tai ngoài, 2 lớp sợi hình tia và hình vòng bên, trong là niêm mạc, có cán búa áp phía trên, có cơ căng màng nhỉ bám vào cán búa. Nhìn từ ngoài vào thấy màng nhỉ có màu hồng sáng và bóng. Nếu bên trong có mủ thì màng sẽ mất bóng và đục, có thể rạch màng nhỉ để thăm dò hoặc tháo mủ ra.

Tai giữa gồm có hòm nhỉ nằm trong phần đá của xương thái dương, có dung tích1/2ml, trong đó có 3 xương con: xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Thành trước có vòi eustache [vòi nhỉ] thông với hầu, bình thường vòi này đóng, chỉ mở ra để cân bằng áp lực khi nuốt hoặc ngáp. Vì nó thông với hầu nên vi trùng ở hầu có thể đi lên để làm viêm tai giữa, có thể làm thủng màng nhỉ và chảy mủ tai. Tai giữa còn thông với các xoang chủm, có thể gây viêm tai xương chủm. Bên trong là cửa sổ tròn [cửa sổ tiền đình] liên hệ với tiền đình tai trong. Nền của xương bàn đạp đậy lên cửa sổ tiền đình.

Tai trong có cơ quan thinh giác và bộ máy thăng bằng gồm có mê đạo xương và mê đạo màng. Mê đạo xương chứa ngoại dịch còn mê đạo màng chứa nội dịch, nằm trong phần đá của xương thái dương. Cấu tạo của mê đạo [mê lộ] gồm 2 phần: Tiền đình và ống khuyên.

Được cấu tạo bởi 2 túi: Túi xoang và túi cầu [xoang nang và cầu nang]. Túi xoang liên hệ với tai giữa bằng cửa sổ bầu dục, túi cầu liên hệ bằng cửa sổ tròn, phía phải liên hệ với các ống bán khuyên, phía trái liên hệ với ốc tai, thành bên còn có lỗ để cho dây thần kinh tiền đình và ốc tai đi vào não. Trong tiền đình có một lớp màng gọi là tiền đình màng, lớp này có những đầu mút thần kinh tiền đình gọi là điểm thần kinh cảm giác về áp suất trong tiền đình, ở túi nang có điểm macula utriculi, còn ở túi cầu có điểm macula sacculi. Trong tiền đình chứa một chất gọi là nội dịch, dịch này gần giống dịch nội bào, nhiều kali nhưng it protein hơn.

Có 3 ống bán khuyên sắp xếp theo 3 chiều khác nhau trong không gian, đường kính mỗi ống chừng 2-4m, mỗi ống có một đầu phình. Các ống chụm lại với nhau và thông với tiền đình. Trong ống có lót một lớp màng gọi là màng bán khuyên, ở chổ phình mỗi ống có các đầu mút của thần kinh tiền đình có chức năng tiếp nhận thay đổi áp suất trong các ống này, chúng được gọi là mào bóng [mào thính giác: crista ampularis] trong các ống này cũng chứa nội dịch như trong tiền đình và thông với tiền đình.

Ốc tai nằm trong mê đạo xương, có ống ốc tai đó là một ống dài 32mm, xoắn hìnhtrôn ốc 2 vòng rưỡi nằm trong ốc tai. Ốc tai được chia làm 3 phần nhỏ có 2 màng chạy suốt từ đầu đến cuối ốc tai. Đó là vịnh tiền đình ở phía trên bên phải, vịnh màng nhỉ ở dưới và vịnh ốc tai hay vịn trung tâm trong ốc tai. Vịnh tiền đình liên hệ vối cửa sổ bầu dục còn vịnh màng nhỉ liên hệ với cửa sổ tròn. Vịnh ốc tai có cơ quan Corti, đó là bộ máy thính giác. Trong ống này có chứa nội dịch và thông với tiền đình cũng như các ống bán khuyên. Cơ quan Corti gồm có những tế bào Corti, đường hầm và màng phủ Corti.

Tế bào Corti đó là những tế bào có lông là những thụ thể thính giác, được chia thành 4 lớp: 3 lớp ngoài có khoảng 20.000 tế bào dựa vào thành bên của đường hầm Corti, lớp trong có 3.500 tế bào nằm bên kia đường hầm. Trên đầu tế bào này có lông, xuyên qua tấm lưới đượ bao phủ bởi màng phủ. Đuôi của những tế bào Corti là những sợi thần kinh sẽ tạo thành thần kinh ốc tai [thính giác ]. Đường hầm Corti là những tế bào trụ tròn xếp thành hai dãy chụm đầu vào nhau tạo thành đường hầm chạy suốt từ đầu đến cuối ố tai. Màng phủ Corti là một màng mỏng, đàn hồi, nằm trên đầu những tế bào lớp ngoài của tế bào Corti, ôm lấy những tế bào này.

Màng đáy là những vách ngăn giữa vịnh nhĩ và vịnh trung tâm trong ốc tai, vịn tiền đình có 2 phần: Phần xương ở phía vịnh tiền đình và phần màng ở phía vịnh trung tâm trong ốc tai. Màng này gồm những sợi liên kết chạy ngang tạo thành 1 vách ngăn giữa vịnh màng nhỉ và vịnh trung tâm. Đặc điểm màng này có thể cho ngoại dịch trong vịnh màng nhĩ thấm qua. Vì vậy đường hầm Corti và đáy những tế bào có lông của corti đều ngâm mình trong ngoại dịch. Trong lúc đó, những lông của tế bào Corti lại ngâm mình trong nội dịch. Đó là một điểm cần chú ý vì thành phần trong nội dịch tương tự như dịch nội tế bào [chứa nhiều kali hơn nhưng ít protein hơn nội dịch tế bào]. Ngoại dịch có thành phần gần giống dịch não tuỷ [có nhiều natri] nhưng lại có nhiều protein hơn dịch não tuỷ. Có lẽ sự chênh lệch thành phần giữa dịch nội bào và ngoại bào đóng vai trò trong hoạt động điện khi có kích thích của những sóng âm ở nội dịch và ngoại dịch, trong lúc đó, màng đáy và màng phủ đều rung chuyển mỗi khi có thay đổi áp suất do sóng âm gây nên.

Gồm có hai thành phần: tiền đình là các sợi trục bắt nguồn từ tiền đình và các ống khuyên, nhánh ốc tai bắt nguồn từ các tế bào Corti trong ốc tai. Cả hai nhập lại với nhau thành dây VIII, nhưng các bó vẫn riêng lẻ và có nhiệm vụ khác nhau. Dây VIII cùng chạy chung một lỗ với dây VII [mặt] trong ống tai rồi thoát ra khỏi lỗ ống tai để vào hố sọ sau. Tại đây nó tách thành 2 rễ: rễ tiền đình và rễ ốc tai, chui vào thân não ở rãnh hành cầu để vào các nhân ở cầu não rồi chúng được phân chia đường đi khác nhau theo chức năng.

Dây thần kinh VIII ốc tai

Vào nhân lưng và nhân bụng của nhân VIII, đó là trung tâm phản xạ thính giác ở cầu não, từ đó chạy vào thể gối giữa của đồi thị, rồi lên vỏ não vùng thái dương. Ngoài ra cũng có một số sợi bắt chéo sang bên đối diện chạy vào tiểu não hoặc vào đồi thị rồi lên vỏ não bên đối diện, dây VIII tiền đình vào nhân tiền đình ở cầu não, rẽ ngay sang tiểu não, một số chạy thẳng lên đồi thị cùng bên, một số khác bắt chéo sang đồi thị bên đối diện. Ngoài ra còn những bó chạy xuống tuỷ sống cùng bên và bắt chéo sang bên đối diện rồi chạy xuống tuỷ sống.

Bài viết trích từ luận văn thạc sỹ về Ứng dụng các công nghệ khiếm thính giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng. Ths.Ks. Chu Đức Hải - Khoa điện tử y sinh - Đại học Bách Khoa Hà Nội 2012 với sự cho phép của tác giả

Video liên quan

Chủ Đề