Cước collect trả cho forwarder là những cước gì năm 2024

Cước prepaid là cước trả trước tại cảng xuất, tức hàng mua bán theo giá CIF trên bill chúng ta sẽ thấy thể hiện Freight prepaid, thực tế thời hạn thanh toán có thể phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ hàng và hãng tàu/đại lí hãng tàu, một số hãng tàu thu cước khi chủ hàng đến hãng tàu/đại lí hãng tàu lấy bill gốc, hoặc thu khi phát hành bill, nếu sử dụng Bill surrendered thì có trường hợp thu cước phí trước khi gửi điện giao hàng cho consignee, cước prepaid này áp dụng khi phát hành MBL hoặc HBL.

Giữa các đại lí FWD với nhau, khi phát hành MBL, trên bill thể hiện Freight prepaid, tức cước phí này trả trước tại cảng xuất nhưng giữa các đại lí có chính sách công nợ nên thường thu sau trong một khoảng thời gian nhất định.

Bạn quan tâm đến lĩnh vực Sales Logistics?

Khám phá QUY TRÌNH bán hàng hiệu quả trong ngành Logistics với khóa học "Double Your Sales"

Cước trả trước đồng nghĩa với việc đóng local charges theo chỉ định.

2. CƯỚC COLLECT là gì

Cước collect là loại cước mà người mua sẽ trả cước tàu tại cảng đến, khi mua hàng theo giá FOB hoặc EXW, người thu cước tàu là forwarder/hãng tàu tại cảng dỡ hàng [cảng đến] khi consignee mua cước tàu từ FWD/hãng tàu ở nước nhập khẩu. Khi có thông báo hàng đến, consignee sẽ nhận kèm chi phí cước tàu và phí lệnh giao hàng, lúc này consignee phải thanh toán mới nhận được lệnh giao hàng hoặc thời gian thanh toán có thể điều chỉnh nếu có công nợ/hợp đồng giữa các bên. Trên HBL thể hiện Freight Collect.

3. SO SÁNH CƯỚC PREPAID VÀ COLLECT?

GIỐNG NHAU:

Hai loại cước này đều được trả cho bên nào mà bạn thuê vận chuyển, hiểu nôm na là book bên nào thì trả cho bên đó. Về phần local charges nếu mua bán theo giá FOB và CIF thì local charges bên shipper thì shipper trả, consignee thì consignee trả, nếu mua bán theo giá EXW thì consignee trả local charges 2 đầu, còn mua bán theo điều kiện nhóm D [DAT, DAP, DDP] thì bên bán trả local charges 2 đầu.

KHÁC NHAU:

Đa phần Cước prepaid trả tại cảng xuất, cước collect trả tại cảng nhập, có một số trường hợp tuy thể hiện cước prepaid hoặc cước collect nhưng vị trí trả cước có thể ngược lại nên nhà vận chuyển có thể yêu cầu chưa giải phóng hàng khi chưa trả cước hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.

Cước prepaid là cước trả trước tại cảng xuất tức hàng mua bán theo giá CIF trên bill chúng ta sẽ thấy thể hiện Freight prepaid, thực tế thời hạn thanh toán có thể phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ hàng và hãng tàu/đại lí hãng tàu, một số hãng tàu thu cước khi chủ hàng đến hãng tàu/đại lí hãng tàu lấy bill gốc, hoặc thu khi phát hành bill, nếu sử dụng Bill surrender thì có trường hợp thu cước phí trước khi gửi điện giao hàng cho consignee, cước prepaid này áp dụng khi phát hành MBL hoặc HBL.

Giữa các đại lí FWD với nhau, khi phát hành MBL, trên bill thể hiện Freight prepaid, tức cước phí này trả trước tại cảng xuất nhưng giữa các đại lí có chính sách công nợ nên thường thu sau trong một khoảng thời gian nhất định.

Cước freight prepaid là gì?

2. Cước Collect là gì?****

Cước collect là loại cước sẽ được người mua trả tại cảng đến, cước này là cước tàu. Thông thường, cước này phổ biến trong các hợp đồng theo điều kiện FOB hay làm hàng chỉ định, chỉ định hãng tàu nhất định. Tại cảng đến, dỡ hàng, đại lý của forwader sẽ là người trực tiếp thu cước.

Sự khác nhau giữa cước collect và freight prepaid là gì?

Khi hiểu rõ về cước collect và cước prepaid là gì, tiếp theo sẽ là các điểm để phân biệt giữa hai loại cước này.

  • Điểm giống: Hai loại cước này, phí bạn sẽ trả cho bên nào mà bạn đã book. Local charges sẽ được trả tại cảng dỡ hàng hoặc cảng load. Với cảng dỡ hàng, bên trả local charges sẽ là consignee, còn tại cảng load là phía shipper trả.
  • Điểm khác nhau: Vị trí trả cước tàu giữa hai bên sẽ khác nhau. Đối với cước prepaid, làm master bill hoặc house bill. Còn cước collect bắt buộc là house bill. Dễ hiểu hơn thì cước collect sẽ được trả ở cảng nhập, còn cước prepaid sẽ được trả tại cảng xuất.

Trên thực tế, khi mà bạn nhìn vào cước collect, cước prepaid trên B/L, không nên xác định nó là thuộc điều kiện CIF hay FOB, bởi lúc này có thể người mua sẽ nhờ người bán trả giùm cước tàu, và người mua sẽ trả lại tiền thanh toán vào sau. Trường hợp này thường thân thiết lắm mới hay áp dụng nhiều.

Những thông tin về so sánh cước collect, cước freight prepaid là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về hai thuật ngữ này.

Freight Prepaid và Freight Collect là gì? Hai thuật ngữ đó rất quan trọng như thế nào trong hoạt động thương mại? Nếu bạn mới bắt đầu xuất nhập khẩu, bạn có thể thấy các thuật ngữ này trên Bill of lading hoặc AWB và tự hỏi ý nghĩa của chúng. Nếu bạn là một công ty forwarder, bạn sẽ bắt gặp những thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên khi giao tiếp với các hãng tàu và forwarder khác trên khắp thế giới. Lý do tại sao thuật ngữ này rất quan trọng là vì nó liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp.

Thuật ngữ thương mại này dễ hiểu hơn khi bạn phân tích nghĩa của mỗi từ. Freight nghĩa phí vận chuyển, cước tàu, cước hàng không. Prepaid có nghĩa là trả trước. Collect có nghĩa thu thập, thu lại. Như vậy, Freight Prepaid nghĩa là trả trước phí vận chuyển. Freight Collect nghĩa là bạn trả phí vận chuyển sau. Freight Prepaid và Freight Collect cũng liên quan đến Incoterms. Incoterms được hiểu đơn giản là các điều khoản và điều kiện thương mại quy định ai sẽ là người trả phí vận chuyển từ đâu đến đâu. Khi đó Freight Prepaid sẽ do người xuất khẩu thanh toán, và Freight Collect sẽ do người nhập khẩu chi trả.

Đối với trường hợp Freight Collect, khi bạn sử dụng điều khoản EXW hoặc FOB trong giao dịch thương mại, người nhập khẩu sẽ trả tiền cước vận chuyển đường biển.

Mặt khác, Freight Prepaid là CFR, CIF, DAP, DDP, v.v., là người xuất khẩu thanh toán cước vận tải biển. Và Freight Collect và Freight Prepaid sẽ được show trên cả HBL và MBL. Bài viết của chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn dưới đây.

Trước hết, tôi sẽ ví dụ với điều khoản FOB và CFR.

Trong điều khoản FOB, người nhập khẩu trả tiền cước vận chuyển đường biển. MBL và HBL đều sẽ hiển thị Freight Collect.

Trong điều khoản CFR, nhà xuất khẩu trả tiền cước vận chuyển đường biển. MBL và HBL đều sẽ hiển thị Freight Prepaid.

Tuy nhiên, có những trường hợp cước trả trước và trả sau trên MBL và HBL hiển thị khác nhau. Ví dụ: MBL hiển thị Freight Prepaid còn HBL là Freight Collect.

Trường hợp này xảy ra khi hàng hóa được vận chuyển bởi 2 forwarder ở giữa shipper và consignee tại nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Fowarder được chia thành phía xuất khẩu và phía nhập khẩu, và họ làm việc cùng nhau để thu xếp việc vận chuyển hàng hóa. Tôi xin gọi forwarder tại nước xuất khẩu là A, còn forwarder tại nước nhập khẩu là B.

Đối với EXW và FOB, consignee sẽ trả cước vận chuyển nên sẽ là Freight Collect. Tuy nhiên, forrwarder B sẽ không booking trực tiếp với hãng tàu tại nước xuất khẩu được mà sẽ thông qua một forwarder A. Lúc này người trả cước tàu, cước hàng không trực tiếp cho hãng tàu/hãng hàng không chính xác là forwarder A, nên trên MBL sẽ hiển thị là “Freight Prepaid”, còn HBL sẽ hiển thị là “Freight Collect”.

Trường hợp này thường xảy ra trong các giao dịch trên thực tế giữa các forwarder. Vấn đề là forwarder A phải thanh toán trước cước vận chuyển cho hãng tàu theo quy định của Freight Prepaid. Tuy nhiên, tiền cước vận chuyển thực sự được nhà nhập khẩu “thanh toán lại” cho forwarder B. Và forwarder A có quyền hold hàng lại bất cứ lúc nào khi có lệnh của shipper trong trường hợp consignee vẫn chưa thanh toán tiền hàng hóa cho shipper.

Chủ Đề