Thềm lục địa tiếng anh là gì năm 2024

Mình muốn hỏi chút "gờ thềm lục địa" nói thế nào trong tiếng anh? Thank you so much.

Written by Guest 8 years ago

Asked 8 years ago

Guest

Like it on Facebook, +1 on Google, Tweet it or share this question on other bookmarking websites.

Thuật ngữ “thềm lục địa” không được thảo luận nhiều trong luật quốc tế và chỉ bắt đầu được xem xét trong luật quốc tế từ khi Tổng thống Mỹ Truman đưa ra tuyên bố ngày 28 tháng 9 năm 1945. Ủy ban Luật pháp Quốc tế [ILC] sau đó đã nghiên cứu và dự thảo 07 điều khoản liên quan đến quy chế pháp lý của thềm lục địa trong Dự thảo các điều khoản về Luật Biển, trình Hội nghị Luật Biển lần thứ nhất tại Geneva [UNCLOS I] hai năm sau đó. Ý tưởng chính của Ủy ban là quốc gia ven biển có thể kiểm soát và thực thi thẩm quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, nhưng không có quyền yêu sách chủ quyền hay bất kỳ thẩm quyền nào đối với vùng nước phía trên. Đã từng có ý kiến trong Ủy ban mong muốn vùng đáy biển này sẽ được quản lý bởi một cơ quan quốc tế, nhưng do khó khăn về độ khả thi cũng như hiệu quả khai thác tài nguyên của ý tưởng quốc tế hóa thềm lục địa mà ý tưởng này không được chấp nhận. Có vẻ như đây là ý tưởng đã được các quốc gia xem xét áp dụng vào vùng đáy biển quốc tế tại Hội nghị Luật Biển lần thứ ba [UNCLOS III, 1973 – 1982], theo đó thành lập Cơ quan Quyền lực đáy đại dương [International Seabed Authority – ISA] theo UNCLOS 1982.

Thềm lục địa được quy định lần đầu tiên trong Công ước Geneva về Thềm lục địa năm 1958. Điều 1 Công ước định nghĩa thềm lục địa là:

“vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tiếp liền bờ biển nhưng nằm phía ngoài lãnh hải, đến độ sâu 200 mét hoặc vượt qua mức đó, đến nới mà độ sâu của vùng nước phía trên cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên của khu vực nói trên”.

Định nghĩa này bảo đảm tất cả các quốc gia đều có một thềm lục địa tối thiểu đến độ sâu 200 mét nước, đồng thời tạo điều kiện cho các quốc gia có công nghệ và kỹ thuật phát triển có thể mở rộng thêm thềm lục địa của mình nếu khả năng khai thác có thể thực hiện được. Một mặt, định nghĩa này bảo đảm khả năng khai thác tối ưu của con người đối với thềm lục địa khi khuyến khích các quốc gia phát triển công nghệ, kỹ thuật để có thềm lục địa rộng hơn; mặt khác, định nghĩa này tạo bất lợi đương nhiên cho các quốc gia kém phát triển, đang phát triển hoặc các quốc gia vừa mới giành độc lập trong giai đoạn đó – những nước có công nghệ, kỹ thuật kém hẳn so với các quốc gia đế quốc, thực dân tại thời điểm đó. Với những bất cập như thế, Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ III [UNCLOS III], với đa phần các quốc gia tham dự là những nước bất lợi nêu trên – đã có điều chỉnh công bằng hơn.

Định nghĩa và cách xác định thềm lục địa theo UNCLOS 1982

Điều 76 UNCLOS quy định:

“Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mở rộng bên ngoài lãnh hải theo sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải nếu rìa lục địa không mở rộng đến khoảng cách đó.”

Định nghĩa này loại bỏ yếu tố “khả năng khai thác” và bám sát vào điều kiện tự nhiên của đáy biển. Trong mọi trường hợp quốc gia ven biển có tối thiểu 200 hải lý thềm lục địa. Nếu rìa lục địa tự nhiên vượt quá 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể có thềm lục địa pháp lý rộng hơn 200 hải lý [thường gọi là thềm lục địa mở rộng hoặc thềm lục địa vượt quá 200 hải lý]. Tuy nhiên, thềm lục địa không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Xem thêm UNCLOS: Đường cơ sở.

Yếu tố quan trọng nhất để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa là xác định đúng mép của rìa lục địa [outer edge of the continental margin]. Rìa lụa địa là phần kéo dài của đất liền chìm dưới biển, bao gồm thềm [shelf], dốc [slope] và bờ [rise] [xem ảnh dưới, nguồn: Britannica]. Điều 76[4] đưa ra hai phương pháp mà quốc gia ven biển có thể lựa chọn: [a] theo độ dày trầm tích của đáy biển, hoặc [b] theo khoảng cách với chân dốc lục địa. Cả hai cách thức này đều mang nặng tính kỹ thuật và đòi hỏi chuyên môn trong các lĩnh vực địa chất, địa lý, địa mạo và hải dương học.

Trong trường hợp quốc gia ven biển muốn xác lập thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, Điều 76 yêu cầu các quốc gia phải nộp đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa [Commission on the Limits of Continental Shelf – CLCS]. Thềm lục địa vượt quá 200 hải lý chỉ có thể được xác lập dựa trên khuyến nghị của Ủy ban này. Cơ cấu, tổ chức, chức năng của Ủy ban được quy định ở Phụ lục II. Ủy ban bao gồm 21 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm, là các chuyên gia trong các lĩnh vực địa chất, địa vật lý hay thủy văn. Phụ lục II quy định Ủy ban có hai chức năng chính:

“[a] xem xét thông tin và các tài liệu khác do các quốc gia ven biển đệ trình liên quan đến ranh giới ngoài của thềm lục địa ở khu vực mà các ranh giới này vượt quá 200 hải lý, và đưa ra khuyến nghị phù hợp với Điều 76 […]

[b] cung cấp tư vấn khoa học và kỹ thuật, nếu được các quốc gia liên quan yêu cầu trong quá trình chuẩn bị các thông tin nêu ở tiểu đoạn [a].”

Như vậy, Ủy ban có chức năng trong việc [i] hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia để chuẩn bị thông tin, dữ liệu liên quan đến xác định thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, [ii] xem xét các thông tin và dữ liệu đó khi các quốc gia đệ trình chính thức, và [iii] đưa ra khuyến nghị về ranh giới ngoài của thềm lục địa vượt quá 200 hải lý. Từ khuyến nghị này các quốc gia sẽ xác lập chính thức thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của mình. Nếu quốc gia ven biển không đồng ý với khuyến nghị của Ủy ban, quốc gia này có thể nộp một đệ trình mới hay đệ trình bổ sung trong thời gian hợp lý.

Cũng cần lưu ý rằng khuyến nghị của CLCS không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa các quốc gia. Chức năng của CLCS là kiểm soát việc xác lập thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của quốc gia ven biển, bảo đảm họ tuân thủ các điều kiện ở Điều 76. CLCS không có thẩm quyền công nhận một khu vực thềm lục địa thuộc về quốc gia nào; nói cách khác, việc CLCS đưa ra khuyến nghị về thềm lục địa mở rộng cho một quốc gia cụ thể không đồng nghĩa với việc quốc gia đó là quốc gia duy nhất có thể yêu sách khu vực đó. Các quốc gia khác cũng có quyền đệ trình đối với cùng khu vực giống nhau và CLCS sẽ cũng đưa ra khuyến nghị cho tất cả các quốc gia đó. Một khu vực đáy biển có thể được đệ trình lên CLCS bời nhiều quốc gia. Trong trường hợp nhiều quốc gia xác lập thềm lục địa vượt quá 200 hải lý đối với cùng một khu vực đáy biển theo đúng khuyến nghị của CLCS thì đây sẽ là một khu vực chồng lấn mà các bên sẽ phải phân định biển.

Cho đến hiện nay [tháng 4/2017] Ủy ban đã nhận được 82 đệ trình từ 69 quốc gia thành viên. Việt Nam nộp một đệ trình liên quan đến khu vực phía bắc của Biển Đông và một đệ trình chung với Malaysia ở khu vực phía nam của Biển Đông.

Đệ trình liên quan đến khu vực tranh chấp

Quy tắc thủ tục của CLCS có một số quy định riêng để xử lý các đệ trình liên quan đến khu vực đáy biển tranh chấp, cụ thể là Quy tắc 46 và Phụ lục II. Khoản 5[a] Phụ lục II của Quy tắc thủ tục quy định:

“Trong trường hợp có tranh chấp lãnh thổ hay biển tồn tài, Ủy ban sẽ không xem xét và công nhận một đệ trình được nộp bởi bất kỳ quốc gia liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên, Ủy ban có thể xem xét một hay nhiều đệ trình trong khu vực tranh chấp nếu có sự đồng ý trước bởi tất cả các quốc gia là một bên trong tranh chấp đó.”

Việc áp dụng quy định này đã khiến các đệ trình liên quan đến thềm lục địa mở rộng của Việt Nam năm 2009 không thể được Ủy ban xem xét khi Trung Quốc và Philippines gửi công hàm phản đối.

Thềm lục địa vượt quá 200 hải lý và các quốc gia không là thành viên của UNCLOS

Cho đến hiện nay, một số quốc gia ven biển vẫn chưa là thành viên của UNCLOS, bao gồm Mỹ, Colombia, Venezuela, Peru, Libya, Thổ Nhĩ Kỳ, Eritrea, Syria, Iran, UAE, Campuchia, và Triều Tiên. Đối với những quốc gia này, câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể yêu sách thềm lục địa mở rộng hay không? Nếu học yêu sách và có vẻ như có quyền để yêu sách theo tập quán quốc tế, thì liệu họ có phải nộp đệ trình lên CLCS – một thiết chế của UNCLOS – và liệu CLCS có thẩm quyền xem xét các đệ trình từ các quốc gia không thành viên?

Quyền của quốc gia ven biển và các quốc gia khác

Về cơ bản quy chế pháp lý của thềm lục địa tập trung vào lợi ích kinh tế từ tài nguyên thiên nhiên, tương tự như với vùng đặc quyền kinh tế [EEZ]. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò và khai thác tài nguyên sinh vật và phi sinh vật tại thềm lục địa. Mọi hoạt động khoan vì bất kỳ mục đích nào đều trái phép nếu không có sự đồng ý của quốc gia ven biển. Các quốc gia khác có các quyền tự do lắp đặt cáp, ống ngầm, nhưng hướng đi của các tuyến cáp, ống này phải được quốc gia ven biển đồng ý. Một điểm khác nữa là quốc gia ven biển có nghĩa vụ đóng góp khi tiến hành khai thác tài nguyên trong thềm lục địa mở rộng.

Trần H.D. Minh

[*] Xem thêm quy chế pháp lý của các vùng biển khác theo quy định của UNCLOS:

1. Nội thủy [Internal Waters]

2. Lãnh hải [Territorial Sea]

3. Vùng tiếp giáp lãnh hải [Contiguous Zone]

4. Vùng đặc quyền kinh tế [Exclusive Economic Zone – EEZ]

5. Biển cả [High Seas]

6. Vùng đáy biển quốc tế [Vùng – the Area/International Seabed Are].

———————————————————————

  1. A. C. Gutteridge, The 1958 Geneva Convention on the Continental Shelf, 35 Brit. Y. B. Int’l L. 102 [1959], tr. 102.

ILC’s Articles converning the Law of the Sea with commentaries, Yearbook of the International Law Commission, 1956, vol. II, Điều 67 – 73. Như trên, tr. 295 – 296. Như trên.

UNCLOS, Điều 76[5]. UNCLOS, Điều 76[8]. UNCLOS, Phụ lục II, Điều 2. UNCLOS, Phụ lục II, Điều 8. UNCLOS, Phụ lục II, Điều 9.

//www.un.org/depts/los/clcs_new/commission_submissions.htm, truy cập ngày 21/4/2017. Như trên.

Chronological lists of ratification of, accessions and successions to the Convention and related Agreements, xem tại //www.un.org/depts/los/reference_files/chronological_lists_of_ratifications.htm

Thềm lục địa có độ sâu bao nhiêu?

Chiều rộng trung bình của các thềm lục địa là khoảng 80 km. Độ sâu của các thềm lục địa cũng dao động mạnh. Nó có thể chỉ nông khoảng 30 m mà cũng có thể sâu tới 600 m. Các trầm tích được chuyên chở tới các vùng thềm lục địa do hiện tượng xói mòn từ các vùng đất liền.

Thềm lục địa là như thế nào?

Trong đó, theo Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012, thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Bộ ngoại của rìa lục địa là gì?

Đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa là bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chưa đến 200 hải lý thì ranh giới phía ngoài của thềm lục địa nơi đó mở rộng ra 200 hải lý.

Thềm lục địa mở rộng là gì?

Trong mọi trường hợp quốc gia ven biển có tối thiểu 200 hải lý thềm lục địa. Nếu rìa lục địa tự nhiên vượt quá 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể có thềm lục địa pháp lý rộng hơn 200 hải lý [thường gọi là thềm lục địa mở rộng hoặc thềm lục địa vượt quá 200 hải lý].

Chủ Đề