Phong trào 4 xin và 4 luôn là gì năm 2024

Tôi thấy thời gian qua mọi người hay nhắc tới cụm từ “4 xin, 4 luôn” mà cán bộ, công chức phải thực hiện. Vậy cho tôi hỏi cụ thể “4 xin, 4 luôn” mà cán bộ, công chức phải thực hiện là như thế nào?

Bạn đọc Lương Đức [Gia Lai]

Trả lời:

Ngày 27-12-2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1847/QĐ-TTg [phê duyệt đề án Văn hóa công vụ]. Đây được coi là cơ sở quan trọng khắc phục tình trạng thờ ơ, vô cảm; góp phần nâng cao văn hóa công vụ, hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình hiện nay.

“4 xin, 4 luôn” là nội dung nổi bật trong Quyết định 1847 quy định chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể, trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Cán bộ, công chức phải thực hiện “4 xin, 4 luôn” gồm: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.

Nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức [ảnh minh họa]. Ảnh: H.Giang

Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Đối với lãnh đạo cấp trên, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng.

Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử.

Nhằm đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc của cán bộ, công chức, hướng đến sự hài lòng của người dân, trong thời gian qua tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo và xác định nhiệm vụ xây dựng chính quyền thân thiện là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Giai đoạn 2021-2022, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy đã triển khai mô hình chính quyền thân thiện ở 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn 10 huyện, thành phố. Với tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo, các xã, phường, thị trấn đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện xây dựng mô hình theo trình tự các bước, đảm bảo nội dung và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương.

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Giang và Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang đã triển khai mô hình chính quyền thân thiện ở 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn 10 huyện, thành phố

Theo đó, chính quyền cơ sở đã chú trọng hơn đến môi trường làm việc thân thiện, hướng tới cảnh quan, môi trường công sở nơi tiếp đón người dân văn minh, lịch sự; bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người dân khi đến làm việc với chính quyền, như có cây xanh, chỗ để xe, ghế ngồi chờ, bình nước nóng, lạnh ở bộ phận một cửa; được sử dụng wifi, máy tính miễn phí để truy cập thông tin về thủ tục hành chính, máy photocopy, máy in để phục vụ người dân khi cần thiết... Bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khoa học, gọn gàng, bảo đảm tổ chức và công dân đến giao dịch thuận tiện, đáp ứng 4 tiêu chí “nhanh hơn, tiết kiệm hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn”; có sự gần gũi, thân thiện hơn giữa cán bộ, công chức khi làm việc với nhân dân.

Chỉ sau thời gian ngắn triển khai thực hiện, mô hình đã tác động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, nhận thức, phong cách làm việc, phục vụ nhân dân. Ở hầu hết các đơn vị người dân ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cơ sở.

Từ những kết quả bước đầu đã đạt được và tính thiết thực của mô hình, ban chỉ đạo xây dựng chính quyền thân thiện các huyện, thành ủy đã chủ động lựa chọn các xã, phường, thị trấn để tập trung chỉ đạo xây dựng, đề nghị công nhận đơn vị đạt chuẩn chính quyền thân thiện năm 2023. Nhiều địa phương, đơn vị đã triển khai đồng bộ và có nhiều cách làm hay, sáng tạo.

Với việc cam kết thực hiện tốt nội dung khẩu hiệu “4 xin”, “4 luôn”, “5 không”, đại đa số cán bộ, công chức, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương tại tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc giao tiếp, ứng xử với người dân, có thái độ lịch sự, thân thiện, cởi mở, gần gũi khi tiếp xúc với nhân dân; xử lý công việc thành thạo, chuyên nghiệp; tận tình, chu đáo hướng dẫn người dân, tổ chức đến làm thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, sớm nhất có thể; không gây phiền hà, sách nhiễu.

Khẩu hiệu “4 xin”, “4 luôn”, “5 không” nhận được sự đánh giá cao của người dân khi tham gia thực hiện thủ tục hành chính

Khẩu hiệu “4 xin”, “4 luôn”, “5 không” cụ thể là:

“4 xin”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép.

“4 luôn”: Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.

“5 không”: Không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà; Không quan liêu vô cảm, vô trách nhiệm; Không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; Không xu nịnh, chạy chọt, gian dối; Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.

“Ngày thứ 6 nhanh”

Để đáp ứng yêu cầu của người dân trong thực hiện thủ tục hành chính, UBND phương Lê Lợi, thành phố Bắc Giang đã có sáng kiến thực hiện mô hình "Ngày thứ 6 nhanh"; phân công cán bộ, công chức hỗ trợ, hướng dẫn người dân điền thông tin vào tờ khai và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để giải quyết nhanh chóng công việc.

Công an phường và cán bộ tổ dân phố phối hợp xác minh hộ tịch những trường hợp thuộc phạm vi quản lý. Trong ngày này, công chức tại bộ phận một cửa sẽ được sắp xếp không thực hiện các nhiệm vụ khác để ưu tiên giải quyết hồ sơ cho công dân bảo đảm nhanh gọn.

Theo quy định, hồ sơ thuộc lĩnh vực này giải quyết và trả kết quả trong 1 đến 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, không kể thời gian xác minh. Từ khi thực hiện mô hình, ngày thứ 6 hằng tuần, các thủ tục hành chính được cán bộ tiếp nhận giải quyết và trả kết quả dứt điểm trong ngày; công dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của phường được cán bộ công chức hỗ trợ, hướng dẫn chu đáo, thực hiện nhanh chóng.

Trao chứng nhận đăng ký kết hôn tại phường Thọ Xương tạo ra không khí thân thiện, văn minh

Trong 10 tháng thực hiện mô hình [từ tháng 04/2022 đến nay] đã thực hiện thủ tục "ngày thứ 6 nhanh" cho 200 công dân, giúp người dân giảm bớt thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí và tin tưởng hơn, thiện cảm hơn với cán bộ, công chức và hoạt động của chính quyền, thể hiện trong hàng trăm phiếu đánh giá sự hài lòng của công dân với cán bộ công chức vừa qua, 100% phiếu được hỏi trả lời mức độ hài lòng và rất hài lòng, không có phiếu không hài lòng.

Cùng với mô hình sáng tạo trên, các địa phương, đơn vị còn có một số cách làm mang lại hiệu quả thiết thực như: Xây dựng hòm thư điện tử, địa chỉ zalo, facebook … để tiếp nhận ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân; lắp đặt thiết bị điện tử tại bộ phận một cửa để người dân đánh giá trực tiếp hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính; in mẫu thư chúc mừng, cảm ơn, xin lỗi, chia buồn; đồng thời tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, phúng viếng hoặc gửi thư chia buồn đến gia đình công dân có người thân qua đời kèm theo quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang; gửi thư xin lỗi với nhân dân, tổ chức, cá nhân về giải quyết công việc còn chậm, không đúng hẹn...

Đồng chí Phạm Văn Thịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết: Quá trình vận hành “chính quyền thân thiện”, cùng với sự nỗ lực chỉ đạo của tỉnh, các địa phương, đơn vị, nhất là UBND các xã, phường, thị trấn đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức “Chuyên nghiệp hơn - Thân thiện hơn - Hiệu quả hơn” trong thực thi nhiệm vụ.

Nhiều đơn vị xây dựng các mô hình sáng tạo, mang lại lợi ích thiết thực, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Ngay trong những ngày đầu năm mới, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Giang nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm những mô hình, cách làm hay để triển khai nhân rộng trong giai đoạn 2023-2025, để tiếp tục duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả xây dựng nền hành chính vì nhân dân phục vụ.

4 xin và 4 luôn là gì?

Thực hiện “4 xin, 4 luôn” gồm: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.

5 Không 4 xin phép là gì?

Nội dung các tiết dạy tập trung vào thực hiện nguyên tắc “5 không” [không đi theo người lạ, không mở cửa cho người lạ vào nhà, không đi xa ba mẹ, không nhận quà hoặc chụp hình với người lạ, không lên xe người lạ]; “4 xin phép” [xin phép ba mẹ mở cửa cho người lạ, xin phép được nhận quà, xin phép được đi ra ngoài, xin ...

4 cô là gì?

4 có \= Có lên, có xuống, có vào, có raCó lên, có xuống, có vào, có ra được hiểu là việc thăng chức, từ chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm… của cán bộ. Bộ Chính trị có chủ trương biến nguyên tắc này trở thành một việc bình thường, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền…

Nghi thức giao tiếp công vụ là gì?

Giao tiếp công vụ là toàn bộ các hình thức giao tiếp được thực hiện trong bối cảnh thực thi công vụ, do các bên tham gia công vụ thực hiện và để thực thi công vụ. Giao tiếp công vụ gắn với hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo luật định, được diễn ra ở trong và ngoài công sở.

Chủ Đề