Cong văn thoa thaun tong mặt bằng xây ựng năm 2024

Ngày 01/12/2023, Bộ Xây dựng đã có công văn 5522/BXD-HĐXD gửi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) về việc hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP.

Dự án xây dựng trụ sở chính Vietcombank được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 5.054,8m2 tại lô A thuộc ô quy hoạch ký hiệu D23 trong khu đô thị mới Cầu Giấy đã được Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy phê duyệt điều chỉnh tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2872/QĐ-UBND ngày 25/10/2022. Theo đó, trường hợp đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật còn thời hạn và hiệu lực thi hành, chủ đầu tư căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 để triển khai thực hiện.

Trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu thay đổi phương án kiến trúc, ngoài việc yêu cầu phải phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch được duyệt, cần đảm bảo phù hợp theo các yêu cầu quy định của Luật Kiến trúc, phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc của Thành phố Hà Nội; xem xét sự phù hợp toàn diện đối với các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật đô thị và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý về kiến trúc quy hoạch tại địa phương.

Lô đất có quy mô nhỏ trong quy hoạch đô thị chỉ cần lập Quy hoạch tổng mặt bằng theo quy định mới đúng không?

Căn cứ Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng.

Theo đó, tại Điều 1 Nghị định 35/2023/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 Nghị định 37/2010/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc lập quy hoạch đô thị
...
3. Các khu vực trong phạm vi phát triển đô thị thuộc đối tượng phải lập quy hoạch chi tiết khi thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu (đối với trường hợp quy định phải lập quy hoạch phân khu), làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và triển khai các công việc khác theo quy định của pháp luật liên quan. Đối với các lô đất có quy mô nhỏ quy định tại khoản 4 Điều này thì được lập quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn (gọi là quy trình lập quy hoạch tổng mặt bằng) theo quy định từ khoản 4a đến khoản 4d Điều này.

Theo đó, so với quy định cũ, quy định mới đã đề cập việc lô đất có quy mô nhỏ được lập quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn (gọi là quy trình lập quy hoạch tổng mặt bằng) khi đáp ứng điều kiện nhất định.

Việc lập quy hoạch đô thị theo quy trình rút gọn theo các khoản 4a, 4b, 4c và 4d được bổ sung vào sau khoản 4 Điều 14 Nghị định 37/2010/NĐ-CP.

Cong văn thoa thaun tong mặt bằng xây ựng năm 2024

Điều kiện lập Quy hoạch tổng mặt bằng đối với lô đất có quy mô nhỏ trong quy hoạch đô thị theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP ra sao? (Hình từ Internet)

Điều kiện lập Quy hoạch tổng mặt bằng đối với lô đất có quy mô nhỏ trong quy hoạch đô thị theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP ra sao?

Điều kiện lập Quy hoạch tổng mặt bằng đối với lô đất có quy mô nhỏ trong quy hoạch đô thị được xác định theo Điều 1 Nghị định 35/2023/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 37/2010/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc lập quy hoạch đô thị
...
4. Các lô đất có quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Lô đất do một chủ đầu tư thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập;
b) Có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư, khu chung cư hoặc có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 10 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật (trừ công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến) được xác định theo quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được phê duyệt hoặc có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 5 ha đối với các trường hợp còn lại;
c) Trong khu vực đã có quy hoạch phân khu được phê duyệt hoặc đã có quy hoạch chung được phê duyệt đối với khu vực không yêu cầu lập quy hoạch phân khu.

Như vậy, lô đất có quy mô nhỏ trong quy hoạch đô thị được lập Quy hoạch tổng mặt bằng khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Do 01 chủ đầu tư thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập;

- Đối với quy mô sử dụng đất:

+ Nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư, khu chung cư

+ Nhỏ hơn 10 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật (trừ công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến) được xác định theo quy hoạch

+ Nhỏ hơn 5 ha đối với các trường hợp còn lại

- Trong khu vực đã có quy hoạch phân khu được phê duyệt hoặc đã có quy hoạch chung được phê duyệt đối với khu vực không yêu cầu lập quy hoạch phân khu.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng đối với lô đất có quy mô nhỏ trong quy hoạch đô thị ra sao?

Căn cứ các khoản 4a Điều 14 Nghị định 37/2010/NĐ-CP được bổ sung vào sau Điều 1 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc lập quy hoạch đô thị
...
4a. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4b Điều này, được quy định như sau:
a) Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất và các yêu cầu về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan của khu vực được xác định tại đồ án quy hoạch phân khu được phê duyệt hoặc quy hoạch chung được phê duyệt đối với khu vực không yêu cầu lập quy hoạch phân khu, các yêu cầu chuyên ngành tại quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật (nếu có) được sử dụng thay thế cho nhiệm vụ quy hoạch tổng mặt bằng và là cơ sở để lập quy hoạch tổng mặt bằng;
b) Quy hoạch tổng mặt bằng bao gồm bản vẽ tổng mặt bằng; phương án kiến trúc công trình phải thể hiện được vị trí quy mô công trình, hạng mục công trình trong lô đất; xác định cụ thể cao độ nền xây dựng, chỉ giới xây dựng (chỉ giới xây dựng phần nổi, phần ngầm của công trình), màu sắc công trình và các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; bảo đảm sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh;
c) Trình tự, thủ tục lấy ý kiến, thẩm định phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng thực hiện theo trình tự, thủ tục lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết đối với dự án đầu tư xây dựng;
d) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng.

Như vậy, việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng đối với lô đất có quy mô nhỏ trong quy hoạch đô thị được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.

Trong đó, nội dung trên không áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước.