Công thức tính thưởng theo thâm niên

Lương tháng 13 thường được áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 01 tháng trở lên. 

Mỗi doanh nghiệp có cách tính lương tháng 13 riêng, dưới đây là 02 cách tính được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp.


1.2 Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình

 - Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:

Mức lương tháng 13 = TLTB 12 tháng

TLTB: tiền lương trung bình

Ví dụ: Anh A có mức lương từ tháng 01/2021 - 10/2021 là 12 triệu đồng/tháng; từ tháng 11/2021 là 15 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tháng 13 của anh được tính như sau: [[12 triệu đồng x 10 tháng ] + [15 triệu đồng x 2 tháng]]/12 tháng = 12,5 triệu đồng.

- Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:

Mức lương tháng 13 = M/12 x TLTB

M là thời gian làm việc trong năm tính thưởng

TBTL: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.

Ví dụ: Chị B làm việc chính thức tại công ty X từ tháng 08/2021, tính đến hết tháng 12/2021 là 05 tháng, mức lương là 07 triệu đồng/tháng.

Mức lương tháng 13 của chị B tính như sau: [5 tháng/12 tháng] x 7 triệu đồng = 2,9 triệu đồng. 

Công thức tính lương tháng 13 cho người lao động [Ảnh minh họa]


1.2 Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12

Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12. Tức là:

Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12


2. Giải đáp một số thắc mắc về lương tháng 13


2.1 Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động?

Không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động. Việc có trả lương tháng 13 cho người lao động hay không, trả như thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận của người lao động và doanh nghiệp, được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.

Nếu không có thỏa thuận, việc trả lương tháng 13 phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp và kết quả làm việc, sự nỗ lực, đóng góp của người lao động.


2.2 Lương tháng 13 có tính đóng bảo hiểm xã hội?

Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động không bao gồm tiền lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm.


2.3 Có tính đóng thuế TNCN đối với lương tháng 13?

Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công được coi là thu nhập chịu thuế.

Trong khi đó, lương tháng 13 là một khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công, vì vậy, lương tháng 13 cũng thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Trên đây là thông tin về công thức tính lương tháng 13 được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ  1900.6192  để LuatVietnam hỗ trợ bạn cụ thể hơn. 

>> Lương tháng 13: Toàn bộ những điều cần biết

Theo dõi thêm LuatVietnam tại:

  • Flipboard
  • Data.world
  • dailymotion.com

[NTD] - Còn chưa đến 1 tuần nữa là đến Tết Âm lịch 2020, điều mà nhiều người quan tâm là tiền thưởng Tết.

Theo quy định tại điều 103 Bộ Luật Lao động 2012: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động [NLĐ].

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Với quy định này, doanh nghiệp [DN] sẽ quyết định có thưởng Tết cho NLĐ hay không. Nếu có, mức thưởng bao nhiêu sẽ dựa trên những quy định tại quy chế thưởng cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của DN và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ trong năm.

Bên cạnh đó, thực tế nhiều DN còn căn cứ vào số năm làm việc [hay thường gọi là thâm niên công tác] để tính tiền thưởng Tết cho NLĐ.

Ví dụ, quy chế thưởng của doanh nghiệp:

1. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nếu có lãi, Công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho NLĐ với mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.

2. Mức thưởng cụ thể của từng lao động tùy thuộc vào năng suất lao động và thâm niên làm việc: Mức thưởng = Tỉ lệ thưởng x Mức bình quân tiền lương tháng của người lao động trong năm.

Trong đó, Tỉ lệ thưởng = % năng suất lao động + % thâm niên làm việc. % năng suất lao động, căn cứ vào kết quả đánh giá của trưởng bộ phận: Xuất sắc = 100%; Tốt = 80%; Khá = 60%; Trung bình = 40%; Yếu = 20%. % thâm niên làm việc, tính từ ngày ký hợp đồng chính thức đến ngày 31-12 của năm tính thưởng: Dưới 1 năm = 10%; Từ 1 - 2 năm = 30%; Từ 2 - 3 năm = 50%; Từ 3 - 4 năm = 70%; Từ 4 - 5 năm = 90%; Từ 5 năm trở lên = 100%.

3. Căn cứ quy định này, hàng năm, Giám đốc sẽ quyết định bằng văn bản cụ thể về mức thưởng đối với từng NLĐ.

Nguyễn Ngọc

Pháp luật về lao động là vấn đề quan trọng trong đời sống con người và xã hội. Trong cuộc sống ngày nay, người lao động là lực lượng đông đảo, quan trọng nhất vì họ là một bộ phận quan trọng tạo ra hầu hết các giá trị vật chất và tinh thần, quyết định sự phát triển của xã hội.

Đồng thời pháp luật về lao động ra đời cũng là một phần thiết yếu để để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Một trong những quyền hợp pháp của người lao động là được tính thâm niên công tác. Vậy Công thức tính thâm niên công tác và phụ cấp thâm niên công tác như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin cần thiết nhất nhé.

Thâm niên công tác là gì?

Thâm niên công tác là tổng số năm thực tế người lao động để làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc với một doanh nghiệp theo quy định tại Bộ luật Lao động [bao gồm cả thời gian học nghề, tập sự nghề tại Doanh nghiệp đó].

Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay các chế độ khuyến khích khác. Đây là một trong những hình thức khuyến khích của người sử dụng lao động với người lao dộng để họ có thể làm nghề lâu dài và gắn bó với công việc, đồng thời cũng là để tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn.

Các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên

Trước khi đi vào tìm hiểu về công thức tính thâm niên công tác, chúng ta cùng tìm hiểu về các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên công tác, cụ thể như sau:

– Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân

– Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân

– Người làm công tác cơ yêu trong tổ chức cơ yếu

– Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh các chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm

– Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở công lập

Công thức tính phụ cấp thâm niên công tác

Theo quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP công thức tính được quy định:

Điều 4. Mức phụ cấp thâm niên

1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo him xã hội bắt buộc đủ 5 năm [60 tháng] được tính hưng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]. Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%.

2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức [%] phụ cấp thâm niên được hưởng

Mức phụ cấp thâm niên được tính căn cứ vào thời gian 5 năm [đủ 60 tháng] làm việc liên tục.

Thời gian làm việc để tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng thời gian:

Làm việc được xếp lương theo một trong cách ngạch hoặc chức danh chuyên ngành hải quan, Tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm và kiểm tra Đảng; Được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an và cơ yếu nếu có; Đi nghĩa vụ quân sự mà trước đó đang được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Trong đó, nếu thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần mà gián đoạn thì được cộng dồn.

Đồng thời, những khoảng thời gian sau sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề gồm:

– Thời gian tập sự;

– Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị;

– Thời gian làm các công việc được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh không thuộc các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

– Thời gian làm việc trong quân đội, công an và cơ yếu không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn;

– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giam, tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…

Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính như sau:

Hệ số lương theo ngạch, bậc công hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi muốn mang đến cho Quý khách hàng về vấn đề Công thức tính thâm niên công tác và phụ cấp thâm niên.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề