Có nghĩa là gì trong tiếng việt

Nhãn là tập hợp các thuật ngữ định sẵn, mô tả nội dung của nhiều phần trên trang web tin tức của bạn. Nhãn là thông tin gợi ý giúp Google phân loại nội dung của bạn. Mặc dù phương thức tạo nội dung đang thay đổi nhanh chóng trên toàn thế giới, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ mang đến những cách hữu ích để người dùng có thể truy cập vào thông tin mà họ cần.

Đôi khi, nhãn được áp dụng dựa trên các thẻ phù hợp do nhà xuất bản chọn trong Trung tâm xuất bản hoặc dựa trên việc áp dụng các thẻ trong ngôn ngữ đánh dấu HTML. Google có thể chọn áp dụng hoặc không áp dụng nhãn theo thuật toán nếu hệ thống của chúng tôi xác định rằng nội dung của bạn đủ điều kiện để có một loại nhãn cụ thể.

Quan trọng: Nếu bạn cho rằng một nhãn cụ thể không phù hợp với trang web của mình, hãy liên hệ với nhóm Google Tin tức. Chúng tôi liên tục bổ sung nhãn mới để giúp người dùng hiểu và chọn nội dung mà họ muốn đọc. Các nhãn không nêu trong bài viết này được áp dụng theo thuật toán.

Thời điểm áp dụng nhãn

Khi bạn xem hồ sơ chúng tôi lưu giữ về ấn bản của bạn trong Trung tâm xuất bản, hãy chọn tất cả các nhãn phù hợp với nội dung trên trang web hoặc các phần trên trang web của bạn.

Bạn có thể áp dụng nhãn theo một số cách như sau:

  • Thêm nhãn ở cấp độ miền nếu nhãn phù hợp với toàn bộ nội dung bạn xuất bản. Ví dụ: theonion.com sẽ gắn nhãn toàn bộ miền là nội dung trào phúng.
  • Để biểu thị các mục “Ý kiến” hoặc “Trào phúng”, hãy áp dụng các nhãn ở cấp độ mục. Ví dụ: pennlive.com/opinion sẽ chỉ gắn nhãn mục đó trong pennlive.com là ý kiến.
  • Để thêm nhiều nhãn cho một mục, hãy thêm mục đó nhiều lần.

Các loại nhãn

Lưu ý quan trọng: Các nhãn này là thông tin gợi ý giúp Google phân loại nội dung của bạn chính xác hơn. Các nhãn này có thể không xuất hiện cùng với nội dung của bạn trên các nền tảng tin tức, nếu thuật toán của chúng tôi xét thấy các nhãn này không liên quan.

Dưới đây là ví dụ về các loại nhãn:

  • Ý kiến
  • Trào phúng
  • Người dùng tạo
  • Thông cáo báo chí
  • Blog

Ý kiến

Các nhà xuất bản đã xác định miền hoặc URL mục của trang web là ý kiến có thể xuất hiện với nhãn "Ý kiến" bên cạnh tên ấn bản của họ trong Google Tin tức. Hãy áp dụng nhãn này ở cấp độ miền nếu tất cả nội dung của bạn là ý kiến. Bạn cũng có thể áp dụng nhãn này cho một URL chuyên mục cụ thể của trang web.

Trào phúng

Các nhà xuất bản tự nhận là có nội dung trào phúng có thể hiện nhãn “Trào phúng” bên cạnh tên ấn bản của họ trong Google Tin tức. Hãy áp dụng nhãn này ở cấp độ miền mà bạn chủ yếu xuất bản nội dung trào phúng. Bạn cũng có thể áp dụng nhãn này cho một URL chuyên mục cụ thể của trang web.

Người dùng tạo

Các nhà xuất bản tự nhận là có nhãn này có thể hiện dòng chữ “Người dùng tạo” bên cạnh tên ấn bản của họ trong Google Tin tức. Hãy áp dụng nhãn này cho ấn bản của bạn nếu bạn chủ yếu xuất bản nội dung có giá trị về mặt tin tức do người dùng tạo. Nội dung này đã trải qua quy trình đánh giá chính thức của người biên tập trên trang web của bạn. Bạn cũng có thể áp dụng nhãn này cho một URL chuyên mục cụ thể của trang web.

Thông cáo báo chí

Các nhà xuất bản tự nhận là có nhãn này có thể hiện dòng chữ “Thông cáo báo chí” bên cạnh tên ấn bản của họ trong Google Tin tức. Nếu bạn chủ yếu xuất bản các thông cáo báo chí trên trang web của mình hoặc trong một miền [ví dụ: www.kodak.com/lk/en/corp/press_center], hãy áp dụng nhãn này cho miền của bạn. Bạn cũng có thể áp dụng nhãn này cho một URL chuyên mục cụ thể của trang web.

Blog

Các nhà xuất bản tự nhận là blog có thể xuất hiện với nhãn “Blog” bên cạnh tên ấn bản của họ trong Google Tin tức. Nếu bạn chủ yếu xuất bản các blog có giá trị về mặt tin tức, hãy áp dụng nhãn này cho miền của bạn. Bạn cũng có thể áp dụng nhãn này cho một URL chuyên mục cụ thể của trang web

Thêm và quản lý nhãn

Để giúp Google xác định loại nội dung mà bạn tạo, bạn có thể liên kết các nhãn này với nhãn nội dung của mình, ở cấp độ miền hoặc cấp độ mục. Tìm hiểu thêm về cách quản lý nhãn nội dung.

Bạn không thể xóa nhãn khỏi nhãn nội dung. Nếu muốn xóa nhãn, bạn cần xóa nhãn nội dung liên kết với nhãn đó. Tìm hiểu thêm về cách xóa nhãn nội dung.

Xác minh tính xác thực

Nhãn này áp dụng cho những tin bài đã xuất bản có nội dung đã được xác minh tính xác thực và được biểu thị bằng nhãn ClaimReview của schema.org, chẳng hạn như các tin bài tổng hợp chứa nhiều bản phân tích xác minh tính xác thực trong cùng một bài viết. Google Tin tức có thể áp dụng nhãn này cho nội dung của bạn nếu bạn đã xuất bản các tin bài có chứa nội dung đã được xác minh tính xác thực. Nhãn "xác minh tính xác thực" giúp người dùng tìm thấy nội dung đã được xác minh tính xác thực trong các tin bài quan trọng.

Để xác định xem bạn có nên sử dụng thẻ này trong bài viết của mình hay không, hãy dùng tiêu chí xác minh tính xác thực bên dưới:

  • Những lời tuyên bố và kiểm chứng có tính thận trọng, có thể giải quyết phải dễ nhận biết trong phần nội dung của bài viết. Độc giả có thể hiểu được nội dung được kiểm chứng và kết luận đưa ra.
  • Phân tích phải có nguồn và phương pháp rõ ràng, có lời trích dẫn và tham chiếu tới nguồn chính.
  • Tiêu đề bài viết phải cho biết một tuyên bố đang được xem xét, nêu kết luận được đưa ra hoặc đơn thuần nói rõ rằng bài viết có chứa nội dung đã được xác minh tính xác thực.
  • Trang web có nội dung đã được xác minh tính xác thực phải đánh dấu một số bài viết xác minh tính xác thực.

Nếu phát hiện trang web không tuân thủ các tiêu chí kể trên về nhãn đánh dấu ClaimReview, thì chúng tôi có thể bỏ qua nhãn của trang web đó hoặc xóa trang web khỏi Google Tin tức.

Để tìm hiểu thêm về cách sử dụng nhãn đánh dấu, hãy truy cập vào trang xác minh tính xác thực trên Google Developers.

Là một ngôn ngữ có thời gian phát triển lâu và trải qua nhiều thời kỳ, tiếng Việt sở hữu lượng từ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang sử dụng trong thời kỳ hiện nay.


Bởi lẽ tiếng Việt là sự tổng hợp từ nhiều ngôn ngữ - bao gồm tiếng Việt, Hán, Nguồn, Mường, Sách, Mày, Rục... Thêm vào đó, dựa vào vị trí địa lý và lịch sử, rất nhiều từ đã bị biến đổi về ngữ nghĩa tùy theo vùng miền và chiều dài lịch sử.


Bài viết sau đây mong muốn giới thiệu cho bạn đọc một cái nhìn sơ qua về “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt để từ đó có thể hiểu hơn về tiếng mẹ đẻ của mình.


Thêm một nghĩa của “Cái”...


Có thể nói, một trong những thành tố thường xuyên và hay sử dụng nhất trong tiếng Việt hiện đại là “cái”. Thông thường, “cái” có một vài nghĩa sau: để chỉ một vật [cái bàn, cái ghế] hay để chỉ giống [con cái, giống cái], hoặc không là để chỉ một vật gì đó lớn [đường cái].


Tuy vậy, có một điều rất thú vị đó là có nhiều địa danh trong Nam Bộ có “Cái” đứng đầu, ví dụ như: Cái Cát, Cái Cối, Cái Chanh, Cái Muối, Cái Trầu, Cái Bè… Đối với địa danh, nhất là những địa danh ở Việt Nam, thông thường tên của địa danh luôn đi kèm với một ý nghĩa nào đó.


Chợ nổi Cái Bè.

Nếu như tra cứu, bạn sẽ thấy rằng phần lớn các địa danh trên gắn liền với rạch và sông, vậy liệu “Cái” có nghĩa như vậy hay không?


Câu trả lời là có, tuy vậy, nghĩa “cái” này hiện nay không phổ biến. Trong từ điển Việt - Pháp cũ [Dictionaire Annamite – Francais] có giải thích từ “cái” này theo nghĩa là rạch ngang nhỏ.



Thêm vào đó, do văn hóa Nam Bộ có sự quan hệ mật thiết với văn hóa Khmer nên ngôn ngữ cũng chịu sự ảnh hưởng, nhất là với những địa danh Khmer cũ. Cuối thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký có lập bảng đối chiếu mối quan hệ này và một số yếu tố “cái” tương ứng với “prêk” - nghĩa là con rạch.


Cụ thể, Cái Cát: Prêk Khsắc [rạch cát]; Cái Cối: Prêk Thbai [rạch cối xay] hay Cái Trầu: Prêk Ambil [rạch muối]. Còn yếu tố đứng sau thường dùng để chỉ người, vị trí, tính chất, cây cối...


Nếu nghiên cứu thêm về địa danh Nam Bộ, các bạn sẽ thấy nhiều hơn những sự tương đồng này ở các từ khác như: “Cổ” [với nghĩa là “đảo”: Cổ Cong, Cổ Tron], “Ngả” [với nghĩa là “nhánh sông”: Ngả Cạy, Ngả Tắt, Ngả Bát], “Xẻo” [với nghĩa là “lạch nhỏ”: Xẻo Sầm, Xẻo Nga]…


Và sự biến đổi từ - nghĩa từ theo địa lý, lịch sử


Ý nghĩa của một từ có thể khác nhau tùy theo thời kỳ và thay đổi suốt dọc theo quá trình lịch sử. Có nhiều từ ngữ mà hiện nay nghĩa gốc đã bị mất, thay vào đó là cách dùng phổ biến trong thời kỳ này.


Và “khốn nạn” là một từ như thế. Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh và Từ Điển Hán Việt của Nguyễn Lân, “khốn nạn” có nghĩa là khó khăn, cùng khổ, gặp tai vạ [“nạn” có nghĩa là tai vạ].



Tuy vậy, hiện nay chúng ta phần lớn sử dụng “khốn nạn” theo nghĩa hèn mạt, đáng khinh. Nếu như nói “Anh chàng kia thật khốn nạn” thì ngay lập tức người nghe sẽ hiểu đối tượng được nói đến là loại đáng khinh, chứ không phải đang gặp cảnh khốn cùng.


Hay “nghèo” cũng là một từ mà nghĩa gốc bị mất. “Nghèo” trước đây được dùng với nghĩa “nguy hiểm, quẫn bách” và từ đồng nghĩa với “nghèo” hiện nay là “ngặt”.



Ví dụ: Trong Quốc âm thi tập - bản của Trần Văn Giáp có nói:


"Lòng người tựa mặt ai ai khác

Sự thế bằng cờ bước bước nghèo"


Hai câu này vốn chỉ sự thay đổi ở con người và thế sự, khiến cho người nói cảm thấy khó khăn, nguy hiểm. Từ “nghèo” ở đây không thể hiểu với nghĩa là thiếu thốn về mặt vật chất, bởi như vậy câu thơ thứ hai sẽ không có nghĩa. Nghĩa “nghèo” cũ nay chỉ còn trong những từ như “hiểm nghèo”, “ngặt nghèo” mà thôi.


Có lẽ chưa bao giờ các bạn nghĩ “phản động” theo nghĩa tốt. Thế nhưng trước thời 1945, từ này hoàn toàn không mang nghĩa tiêu cực. “Phản” có nghĩa là “chống lại”, “động” có nghĩa là “không đứng yên”, “phản động” trước kia được sử dụng với nghĩa “động tác phản ứng lại”.


Ví dụ:


“Sự phản động đầu tiên của chính phủ trước sự tăng giá toàn thể là quy định cho mỗi hóa vật một giá tối cao”. [Đỗ Đức Dục - Tạp chí Thanh Nghị - 1942].



Hiện nay, nếu tra từ điển Tiếng Việt, “phản động” được định nghĩa như sau: Có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu tiến bộ. Trên thực tế, từ này đã bị “chết nghĩa” [không thể có nghĩa khác] nên hiện tại chúng ta đã bỏ cách dùng theo nghĩa gốc.


Địa lý cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ. Có những từ ở vùng này không có nghĩa gì xấu nhưng khi dùng rộng rãi, hay dùng ở vùng khác thì lại có nghĩa xấu.


“Ả” ở vùng Nghệ Tĩnh chỉ một người con gái bình thường. Thậm chí Nguyễn Du cũng dùng từ này với nghĩa hoàn toàn bình thường trong câu “Đầu lòng hai ả tố nga”.



Nhưng hiện tại, trong tiếng nói phổ thông và đặc biệt vùng Bắc Bộ, “Ả” đồng nghĩa với không đứng đắn, sai trái, và thậm chí liên quan đến pháp luật [Từ “Ả” được dùng để chỉ tội phạm nữ trong báo chí pháp luật].


Hay như “Cả” là một từ không xuất hiện ở vùng Nam Bộ, bởi đây là từ phạm húy, một trong những tội rất nặng trong thời phong kiến.


Theo bài “Tị Húy trong sinh hoạt của người Việt Nam của Phạm Văn Bân” thì: “Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả”.



Thế nên gọi “Cả” để chỉ người anh/chị lớn trong nhà rất dễ bị kị húy, và bởi vậy, người Nam Bộ thay “Cả” bằng “Hai” và có: anh Hai, chị Hai, bà Hai,…


Vậy đấy, đây là một trong những bài đầu tiên người viết muốn giới thiệu đến độc giả những khía cạnh thú vị của “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt.


Đây là một phạm trù rất rộng nên chỉ dám trích lục một phần nhỏ và đơn giản để diễn giải. Trong những bài viết tới, người viết sẽ đề cập kỹ hơn đến thổ ngữ [cách dùng địa phương] - một trong những khía cạnh rất thú vị khác của ngôn ngữ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.


*Bài viết trên đây là dựa trên quan điểm và sự nghiên cứu của riêng tác giả, các tài liệu tham khảo gồm có:


- Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á của Viện Ngôn Ngữ Học

- Từ hội học - Giáo trình Việt Ngữ của Đỗ Hữu Châu

- Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Từ Điển Hán Việt của Nguyễn Lân


Video liên quan

Chủ Đề