Quê cha đất tổ ở đâu

Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1


1] Đặt câu với các thành ngữ sau

Quê cha đất tổ:

nơi chôn rau cắt rốn:

lá rụng về cội:

con rồng cháu tiên:

2]tìm từ đồng nghĩa trong những câu sau

Vua Hùng kén rể chọn chồng cho Mị Nương.

Bạn đang xem: Đặt câu với từ quê cha đất tổ

Họ đang lựa những cây cột có độ cao giống nhau.

Chúng tôi đang chọn những con dế khỏe nhất để chọi .

công ty vửa tuyển người lao động.



1.

1] Quê cha đất tổ:Cho dù chúng ta có rời xa quê hương, chúng ta vẫn hướng lòng mình nhớ về nơi quê cha đất tổ.

2] Nơi chôn rau cắt rốn:Dù đi đâu chúng ta đều nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

3] Lá rụng về cội:Dường như lối sống "lá rụng về cội" đã trở thành một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta xưa và nay

4] Con rồng cháu tiên:Người Việt Nam ai mà không biếtvề huyền thoại cội nguồn dân tộc "ConRồngCháuTiên"

2.

Vua Hùng kén rể chọn chồng cho Mị Nương.: kén rể - chọn chồng



=>Quảng bìnhlà quê cha đất tổ của tôi [ ý chỉ quê hương í ]=> Quảng Trị là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi [ còn cái này nói về nơi mình sinh ra ]=>=> Ba tôi thường bảo chúng tôi rằng dù lúc trẻ dù đi đâu, làm gì nhưng lúc già phải trở về quê hương, như lá rụng về cội

=> Người Việt Nam chúng ta tự hào là con rồng cháu tiên .

Xem thêm: Game Đoán Tên Ca Sĩ Hàn Quốc, Game Thần Tượng Âm Nhạc Hàn Quốc


1. Tìm những từ có tiếng quốc [ với nghĩa là nước ]

2. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây :

a] quê hương : ............................................................

b] quê mẹ : ...................................................................

c] quê cha đất tổ : ..............................................................

d] nơi chôn rau cắt rốn : .................................................................................

M : Dù đi đâu xa, những người dân quê tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê cha đất tổ của mình

3. Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

[ non sông gấm vóc, quê cha đất tổ ]

a] Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn nhớ về ...............................

b] Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về ....................................................

4. Ghi lại phần vần của những tiếng được in đậm trong các câu sau :

-Trạng nguyêntrẻ tuổi nhất của nước ta là ôngNguyễn Hiền, đỗ đầuKhoa thinăm 1247, lúc vừa 13 tuổi

......................................................................................................................

- Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước làlàng Mộ Trạch, xã Tân Hồng,huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương : 36 tiến sĩ

........................................................................................................................

Cứ vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương [mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm], trong tâm khảm của những người con Đất Tổ, nỗi niềm nhung nhớ quê hương lại da diết, vọng về. Dẫu xa quê hương cả nghìn cây số, nhưng hàng chục năm qua, cứ mỗi dịp Giỗ Tổ thiêng liêng này, những người con xa xứ [quê ở tỉnh Phú Thọ] đang sinh sống và làm việc ở tỉnh Kon Tum đều hướng về quê cha với bao nỗi nhớ nhung không thể tả hết bằng lời.

Năm nay do dịch bệnh Covid-19 hoành hành, chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh nên bà con sẽ không tổ chức dâng hương, hoa, lễ vật cúng Vua Hùng tại các địa điểm thờ tự, cũng không tụ tập đông người để ăn mừng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương như mọi năm mà mỗi gia đình tự mua sắm hương hoa, lễ vật để cúng Quốc Tổ Hùng Vương tại tư gia.

Tại tỉnh Kon Tum, hiện có hàng trăm hộ dân quê Phú Thọ đang sinh sống và làm việc. Người Phú Thọ chọn vùng đất Bắc Tây Nguyên lập nghiệp, làm ăn, sinh sống từ hàng chục năm nay. Họ có mặt ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, nhiều nhất ở các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy, thành phố Kon Tum... Cộng đồng người Phú Thọ có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, luôn nặng lòng với quê cha đất Tổ.

Đình Lương Khế [thành phố Kon Tum] thường xuyên duy trì Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng chục năm qua. Năm nay, do dịch bệnh Covitd-19 nên chỉ có một số ít người trong Ban trị sự Đình tổ chức nghi thức dâng hương, dâng hoa và lễ vật cúng Vua Hùng.

Người dân Đăk Hà dâng hương tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương. Ảnh: Quang Định

Bà Trần Thị Thanh Nhàn - một người quê Phú Thọ, hiện cư trú tại phường Quyết Thắng cho biết: Không như mọi năm, tôi thường tới đình Lương Khế làm lễ, năm nay gia đình tôi chuẩn bị mâm cơm với các món ăn đơn giản cúng Đức Tổ Lạc Long Quân tại bàn thờ gia tiên giống như cúng giỗ ông bà cha mẹ của mình để thể hiện tấm lòng thành của người con xa xứ luôn hướng về quê cha đất Tổ.

Ông Phùng Ngọc Mai - Chi hội trưởng Chi hội đồng hương Phú Thọ tại huyện Kon Rẫy chia sẻ: Mấy năm trước, cứ đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì bà con Phú Thọ sinh sống trên địa bàn huyện Kon Rẫy lại tề tựu đông đủ. Đối với những người xa quê như chúng tôi thì đây là dịp để gặp gỡ, hàn huyên tâm sự, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, nhắc lại những kỷ niệm của tuổi thơ ở quê nhà... Dù đi đâu, làm gì, chúng tôi luôn nhớ mình là con cháu của Đất Tổ Hùng Vương, cố gắng sống tốt để tự hào vì đã làm đúng với những truyền thống quý báu của cha ông, của dân tộc.

“Năm nay do dịch bệnh Covitd-19, chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND huyện Kon Rẫy nên chúng tôi không tổ chức buổi lễ gặp mặt. Thay vào đó, mỗi gia đình tự làm mâm cơm để cúng Vua Hùng nhằm tưởng nhớ cội nguồn, tri ân công đức tổ tiên, những bậc tiền nhân đã có công lập quốc...” - ông Mai bộc bạch.

Nghi lễ Giỗ Tổ tại Linh Am Tự, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum. Ảnh: Văn Phương

Chùa tháp Kỳ Quang [xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà] dành một nơi trang nghiêm để thờ tự Quốc Tổ Hùng Vương. Mấy năm trước, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, UBND huyện Đăk Hà tổ chức lễ rất long trọng, cuốn hút hàng ngàn người tham dự. Thượng tọa Thích Quang Hạnh, Trụ trì Chùa tháp Kỳ Quang cho biết: “Năm nay do dịch bệnh Covitd-19 nên chùa chỉ tổ chức nghi lễ dâng hương, hoa, lễ vật cúng Quốc Tổ Lạc Long Quân. Chùa đã gửi thông báo cho bà con phật tử, những người dân quê Phú Thọ sinh sống tại địa phương không đến chùa trong ngày Giỗ Tổ mà sắm mâm cơm, hoa quả cúng Quốc Tổ Hùng Vương ngay tại tư gia”.

Ông Nguyễn Hoàng Thân - Trưởng ban liên lạc Hội đồng hương Phú Thọ tại thị trấn Đăk Hà [huyện Đăk Hà] cho hay, thị trấn Đăk Hà hiện có gần 40 hộ gia đình là người quê tỉnh Phú Thọ. Năm nào cũng vậy, vào dịp Giỗ Tổ, mỗi gia đình làm mâm cơm, bánh chưng, hoa quả để cúng Quốc Tổ Lạc Long Quân. Những gia đình đồng hương Phú Thọ sinh sống tại địa phương có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, cuộc sống; người khá giả giúp người nghèo khó phấn đấu vươn lên trong làm ăn kinh tế, giúp đỡ khi gia đình gặp hoạn nạn...

Anh Trần Anh Quân [xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà] chia sẻ: Trên địa bàn xã có vài chục hộ quê gốc Phú Thọ. Chúng tôi đã xây dựng quỹ hội được vài chục triệu đồng. Số tiền này dùng để mừng thọ, cưới xin, ma chay, thăm nom lúc đau ốm và khen thưởng cho học sinh, sinh viên của Hội đồng hương Phú Thọ vượt khó học giỏi. Năm nay do dịch bệnh nên không tổ chức gặp mặt đông người, mỗi gia đình tự làm mâm cơm để cúng tại gia, tưởng nhớ công lao Quốc Tổ Hùng Vương.

Chị Trần Ánh Nguyệt [xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà] bộc bạch: Dù là người con của tỉnh Phú Thọ hay ở một địa phương nào khác trên đất nước Việt Nam, đến ngày Giỗ Tổ, mọi người đều nhớ về nguồn cội, tưởng nhớ công ơn lập nước của các vị Vua Hùng và nhắc nhở nhau cùng đóng góp sức người sức của để tham gia xây dựng, bảo vệ đất nước, như lời Bác Hồ đã dạy.

Việc nhân dân cả nước và người dân Kon Tum một lòng thành kính hướng về đất Tổ Phú Thọ, thành kính tổ chức Giỗ Tổ hằng năm [mùng 10 tháng 3 âm lịch] cho thấy đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây đã được nhân dân ta nói chung, người dân Kon Tum nói riêng kế thừa và không ngừng phát huy mạnh mẽ, đây là nét văn hoá đặc sắc, quý báu đáng trân trọng.    

Cao Cường

Lần tôi biết đến Rú quê tôi từ lúc ông nội tôi mất. Ở quê tôi, người chết được đưa lên Rú chôn, nhưng để thật sự thích thú với vùng đất gọi là Rú này thì phải đến khi tôi lớn hẳn.

Năm tôi theo chân mọi người lên Rú để đám tang ông, lúc đó tôi 11 tuổi. Trước đó, thỉnh thoảng tôi được đi ngang qua Rú. Đó là những lúc theo mẹ đi chợ Diên Sanh. Rú trong trí nhớ tuổi thơ tôi là hình ảnh về những câu chuyện hãi hùng liên quan đến chết chóc và ma quỷ. 

Chuyện là, lúc vừa giải phóng, quê tôi có một phụ nữ bị giết khi đi chợ lên Diên Sanh. Mấy tháng sau người ta mới phát hiện xác và báo tin người nhà ở Thi Ông lên nhận. Trong trí óc tò mò và nhiều tưởng tượng lúc đó, tôi nghe nói ở Diên Sanh có một cái hồ, mỗi năm người ta phải nộp một mạng làm vật tế thần nên người dân đi chợ lên đó, lỡ đúng dịp lễ, họ sẽ bị bắt. 

Tôi sinh ra trong một vùng quê bao phủ bởi toàn cây cối cổ thụ xanh um tùm và sông nước chằng chịt mênh mông… Ở quê, đi đâu cũng thấy những ngôi miếu cổ kính và cây cổ thụ bao quanh đầy bí ẩn, gợi trí tò mò tưởng tượng... Mỗi ngôi miếu, mỗi gốc cây, mỗi khúc sông, con hói hay đoạn đường đều mang trong mình một câu chuyện đầy kỳ bí, khó hiểu về thế giới thần linh và sự linh dị không giải thích được.

Dần dà rồi mọi chuyện như từ trong bóng tối, đang dần hiện rõ dưới ánh sáng ban ngày tràn về. Chúng tôi lớn lên, nhận ra quê hương không còn như trong tâm trí trẻ thơ đầy tưởng tượng, như câu chuyện kỳ dị nữa, mà hiện thực hơn, và thật lạ, lại lung linh hơn, chứa đầy sự kỳ bí linh nhiệm đáng yêu gấp ngàn vạn lần. Cũng gốc cây đó, cũng con sông đó, đoạn đường đó, ngôi miếu cổ đó và khu mộ Rú đó, tôi nhận ra hình bóng tiền nhân tiên tổ ở đó rõ hơn và gần gũi, quý trọng, nâng niu hơn.

Nhìn cây cối um tùm cùng các loài hoa ở đây thật đẹp. Giữa trưa hè đứng bóng gần 40 độ nhưng đi vào các khu mộ này, quý vị thấy mát lạnh vì cây cối um tùm che phủ. Về Am, nếu có thời gian là tôi thích được đi vào giữa khu Rú mộ này.

Cũng là Rú thiêng, cũng là chốn mộ địa, nay có thêm nấm mộ của mạ tôi.

Hình hài của mạ tôi, hơn 50 năm qua bên Am và chăm lo cho chúng tôi giờ cũng đã yên nghỉ trong lòng Rú thiêng, trong lòng đất tổ ngàn đời. Mạ đã nằm lại nơi đất lạnh. Quê tôi miền Trung, bao đời nay, khi có một người vừa an táng xong, mỗi đêm con cháu đều đeo khăn tang lên đốt lửa bên mộ phần người thân vừa chôn cất đó.

Trong ba ngày trở lại, kể cả ngày chôn, bỏ một ngày, ngày thứ ba là ngày mở cửa mả. Trong ba ngày đó, chiều xuống, con cháu phải lên nhúm lửa bên phần mộ người thân, làm sao đêm xuống sâu, lửa vẫn còn than âm ỉ cháy. Nhúm lửa, vì sợ người thân vừa chôn xuống nằm dưới lòng đất lạnh lẽo, lửa cháy lên sẽ sưởi ấm phần nào hình hài của người đã khuất...

Tôi từng biết điều này và từng chứng kiến điều này. Hôm nay, chính tôi, ngồi bên nấm mồ của mạ mình, đốt lửa, sưởi mồ cho mạ.

Chiều nay, ngồi bên mộ mạ, đêm buông, ngọn đèn dầu leo lét giữa Rú cát mờ ảo... Chưa bao giờ tôi nghĩ về sự ra đi, về cái chết của bất cứ ai như bây giờ. Tôi đi nhập liệm biết bao người, xuyên suốt mấy mươi năm qua, giúp người tận tâm, hết lòng và làm những gì tốt nhất.

Làm tốt, nhiệt tâm... chưa đủ. Hôm nay, tôi mới thực sự chạm đến điều khó lý giải nhất. Hôm nay, lần này, nhập liệm tiễn đưa chính mạ mình, tôi mới chạm đến nơi sâu nhất, sự khó lý giải.

Vì, người nằm đó, người ra đi đó là mạ mình.

Thực chứng. Cuộc sống, tất cả chỉ là lý luận, khi chính mình chưa thực chứng. 

Với tôi lần này, tôi đang chạm đến đích thực những câu hỏi mà chính mình phải đối diện, phải tự trả lời.

Mạ đang ở đâu?

Mạ mới ngồi đó.

Mạ mới ở đó.

Hình hài mạ vừa ở đó, bên con và trong không gian này, bây giờ đã đi đâu?

Có phải cái chết, sự giã từ hình hài đã đem mạ đi xa vượt ra ngoài không gian này? Những gợn sóng suy niệm về đến đi, còn mất về mạ tôi không ngừng diễn ra. Hơn bao giờ hết, đây là lúc mà lý luận, tất cả đều sáo rỗng.

Cứ đợi một ngày, khi chính ta có mẹ ra đi, ta mới thực sự đối diện với vấn đề mà lý luận không giúp ta giải quyết được các vấn đề.

Tôi ngồi lại giữa Rú thiêng quê mình. Bên nấm mồ của mạ mà thấy lòng trống rỗng, nghẹn ngào. Tôi mồ côi mạ từ nay. Mạ đã mãi mãi ra đi, và tôi không thể còn cơ hội nào để nâng giấc, được nắm bàn tay gầy héo hon của mạ nữa. Am quê từ nay vắng bóng mạ, những tay bí, tay bầu, nồi canh me đất, những tương chao và thức bánh được làm từ bàn tay khéo léo và tình thương lành lẽ của Mạ...

Giữa Rú cát mộ địa hoang vu, đêm về, chị và các em, những người thân trong bộ đồ tang trắng nhạt nhòa, hòa với ánh đèn dầu hắt hiu… Tất cả toát lên như tô đậm thêm vào bức tranh mong manh tạm bợ của kiếp người. Tâm can rung động, nghẹn ngào. Tôi thấy mình cô độc giữa muôn kiếp nhân sinh. Tôi từ sinh ra đến trưởng thành, hơn năm mươi năm nay có mạ trong đời mà vẫn trôi lăn...

“Thân này không phải là tôi, tôi không kẹt nơi thân ấy, tôi là sự sống thênh thang, chưa bao giờ từng sinh mà cũng chưa bao giờ từng diệt, nhìn kia biển rộng trời cao, muôn vàn tinh tú lao xao, tất cả đều biểu hiện tôi từ nguồn linh tâm thức, tự muôn đời tôi vẫn tự do, tử sinh là cửa ngõ ra vào”.

Đọc lời khai thị cho chính mạ của mình, để nước mắt thấm ngược vào tim, lý luận nào cũng trở nên sáo rỗng. Tôi chấp chới lòng tin nơi những sách vở và chính những nhận thức của mình.

“Tử sinh là cửa ngõ ra vào”... “Hãy vẫy tay chào để rồi tức thì gặp lại, gặp lại ngày nay gặp lại ngày mai, mạ và con đang gặp nhau nơi suối nguồn, mạ và con sẽ còn gặp nhau trên muôn ngàn nẻo sống”...

Ánh đèn dầu leo lét giữa Rú thiêng. Mạ đã về với tổ tiên. Hình hài của mạ đã an giấc ngàn thu nơi miền đất lạnh. Tôi cố giữ lại một ánh lửa trong tim mình, tin rằng sẽ gặp lại mạ nơi từng bước đường đời tôi đang đi và sẽ đi mãi về sau. Mạ sẽ có mặt và mỉm cười trong từng hạnh nguyện, từng việc mà tôi làm như một sự tiếp nối cuộc đời tròn đầy và lành lẽ của mạ.

Thầm cảm ơn Rú thiêng ôm mạ vào lòng. Xin cho con cháu muôn đời sau ý thức được sự thiêng liêng nơi vùng đất Rú mộ để gìn giữ cho cây cối xanh tươi hơn, đẹp hơn mỗi ngày.

Quê cha đất tổ là nơi lưu dấu những giá trị của tiền nhân nuôi dưỡng, những lớp lớp người dân của làng quê rồi nằm lại nơi Rú cát thiêng liêng. Tôi nhận ra ở đó thấp thoáng ẩn hiện bóng dáng cha ông đầy linh nhiệm đang đứng trông, canh chừng cho quê hương làng mạc. Một quê hương là nhà của con cháu đang sống, một quê hương song song là “nhà” của cha ông đang tồn tại sinh động nơi đất Rú. Mọi người ở quê tôi ai cũng biết làm đẹp cho Rú. Làm đẹp cho Rú chính là làm đẹp nơi ở của cha ông.

Video liên quan

Chủ Đề