Bệnh quáng gà là gì nguyên nhân và cách phòng tránh

Nếu bạn đang thắc mắc không biết nguyên nhân vì sao mắt mờ đột ngột khi trời tối thì rất có khả năng đã mắc bệnh quáng gà. Hãy cùng tìm hiểu quáng gà là gì và cách điều trị bệnh qua bài viết dưới đây

Bạn đã bao giờ gặp trường hợp mắt bị mờ đi đột ngột hoặc không thể nhìn rõ các vật thể trong đêm tối hay chưa? Chúng ta có thể bảo nhau rằng, “chắc do trời tối quá thôi”, tuy nhiên rất nhiều trường hợp xảy đến do bạn đã bị mắc căn bệnh “quáng gà” đấy nhé. Vậy quáng gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này ra sao? Hãy cùng nhà thuốc Sumo tìm hiểu ngay bây giờ nhé. 

Bệnh quáng gà là gì?

Quáng gà hay còn được gọi là chứng mù đêm, xảy ra khi con người mắc phải bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Tình trạng bệnh lý này gây ra một số triệu chứng như giảm thị lực, không nhìn rõ vào ban đêm hay những nơi thiếu ánh sáng. Vấn đề này để lâu có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Thông thường, bệnh quáng gà gặp ở những người lớn tuổi do đục thủy tinh thể gây ra. Trẻ em dưới ba tuổi hoặc những người suy dinh dưỡng cũng có thể là nạn nhân của quáng gà nếu như trong bữa ăn của họ không đầy đủ Vitamin A - loại Vitamin bổ trợ sáng mắt. Rõ ràng, ai cũng có thể mắc bệnh quáng gà, chúng ta không thể chủ quan dù trong độ tuổi nào.

Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh quáng gà

Tất nhiên, triệu chứng dễ nhận biết nhất mà chẳng cần người bệnh đi khám đó là chính họ cũng nhận thấy tầm nhìn của mình kém đi ở môi trường thiếu ánh sáng hoặc ban đêm ngoài lòng đường. Trong khi những người bình thường có khả năng nhận biết các đồ vật ở nơi ánh sáng yếu thì người bệnh quáng gà hầu như không thể thấy gì cả, dễ va vấp vào đồ đạc lúc di chuyển. Thậm chí, khi ánh sáng thay đổi bất ngờ, người mắc quáng gà cũng không thể điều chỉnh kịp thời thị lực.

Thời gian đầu tiên, các bác sĩ có thể không phát hiện ra điểm bất thường của người bệnh khi quan sát bên ngoài. Tuy nhiên, càng để lâu, hiện tượng đục thủy tinh thể có thể xảy ra, lúc này, các dấu hiệu hiển hiện rõ ràng, cụ thể khi ở đáy mắt người bệnh, các bác sĩ thấy động mạch võng mạc bị thu nhỏ, đĩa thị giác bị bạc màu, có sự xuất hiện của các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên.

Ngoài ra, thị trường [vùng nhìn thấy của mắt] có thể bị thu hẹp dần, nặng nề hơn có thể dẫn đến thị trường hình ống nếu thị trường bị thu hẹp trầm trọng. Hoặc trong thị trường của mình, người bệnh phát hiện ra các vết đen lốm đốm che khuất tầm nhìn, triệu chứng này gọi là “ám điểm”. Với trường hợp này, bệnh tình đang diễn biến vô cùng nguy hiểm. 

Bởi vậy, ngay khi có bất cứ triệu chứng nào xảy ra, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Càng điều trị sớm sẽ càng giảm nguy cơ tăng bệnh nặng và giúp mắt trở về trạng thái bình thường. 

Một số nguyên nhân gây nên bệnh quáng gà

Các bệnh lý về mắt cũng có thể dẫn đến bệnh quáng gà sau này, ví dụ như: cận thị, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, hội chứng Usher [suy giảm thính giác và thị giác do di truyền] viêm võng mạc sắc tố khi các sắc tố tối hội tụ trên võng mạc tạo ra hẹp thị trường hoặc “ám điểm” [người bệnh nhìn thấy mọi thứ xung quanh như dạng ống].

Ngoài ra, thiếu Vitamin A hoặc rối loạn chuyển hóa khiến nồng độ đường trong máu cao, đái tháo đường, Keratoconus cũng là nguyên nhân khác dẫn tới quáng gà. Thậm chí, một số loại thuốc người bệnh sử dụng tương tác mạnh với Vitamin A ngăn cản sự hấp thụ Vitamin của cơ thể khiến lượng Vitamin A không đủ để duy trì đôi mắt sáng. 

Các bước điều trị bệnh quáng gà

Để điều trị bệnh quáng gà, người bệnh sẽ được trải qua hai bước: xét nghiệm - chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng, các tiền sử bệnh lý cùng một số phương thuốc bạn đang sử dụng để đưa ra phương án trị bệnh hiệu quả. 

Thông thường ở giai đoạn xét nghiệm - chẩn đoán, người khám bệnh sẽ được yêu cầu đi xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ Vitamin A và đường huyết trong máu, kiểm tra bảng chuyển hóa cơ bản, đồng thời được khám nghiệm điện võng mạc đánh giá thoái hóa võng mạc di truyền. Qua quá trình khám nghiệm, các bác sĩ sẽ biết tế bào nào đang bị tổn thương, tính chất di truyền ra sao, độ trầm trọng của bệnh trong thời điểm hiện tại. 

Thông thường, nếu không phải nguyên nhân do thiếu Vitamin A thì quáng gà là căn bệnh khó điều trị bởi nó liên quan đến tính di truyền và bẩm sinh. Những cách điều trị sau này chỉ có chức năng giảm sự phát triển của mầm bệnh mà thôi.Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra một trong số phương pháp điều trị sau đây hoặc kết hợp nhiều cách để giúp bệnh nhân cải thiện thị giác:

  • Do thiếu Vitamin A: Vitamin A liên quan trực tiếp đến thị giác con người, nếu thiếu Vitamin A, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn với đơn vị 15.000 mỗi ngày dưới dạng uống. Tuy nhiên, sử dụng Vitamin A lâu ngày dễ gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là bệnh lý về gan và phụ nữ mang bầu còn có thể bị ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Do cận thị: Cải thiện thị lực dần dần nhờ đeo kính cận 
  • Do đục thủy tinh thể: Cần phẫu thuật thay thủy tinh thể
  • Do di truyền: Bệnh nhân được điều trị để giảm mầm mống của bệnh. Ngoài ra, các nhà khoa học đang thử nghiệm phẫu thuật vi mạch võng mạch để cấy tế bào gốc lành vào võng mạch, thay thế chức năng cảm nhận thị giác của võng mạc bị tổn thương. Bới mục đích này, cấu trúc mô học và chức năng võng mạc của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. 

Thói quen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chắc chắn chẳng ai muốn phải tìm đến các bác sĩ và bỏ một bộn tiền vào việc thăm khám, sau đó lại trải qua những tháng này nơm nớp lo sợ về bệnh tình. Quáng gà có thể được phòng tránh ngay từ thuở ban đầu chỉ nhờ duy trì một chế độ sinh hoạt phù hợp và lối sống tích cực. Điều này bao gồm tăng cường thể lực và xây dựng chế độ ăn uống khoa học giàu Vitamin A và khoáng chất chống oxy hóa để ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Hãy chú ý tới: trứng, gan, các loại rau xanh đậm, rau củ quả như cà rốt, cà chua, khoai lang, dưa vàng, bí ngô, bí đỏ, xoài, các sản phẩm từ sữa, trứng,... 

Như vậy, nhà thuốc Sumo đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho những câu hỏi Quáng gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị loại bệnh này thế nào. Hy vọng bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình với phương pháp phòng bệnh hiệu quả.

Quáng gà [thoái hóa biểu mô sắc tố võng mạc] không phải là một bệnh đơn thuần mà là một nhóm bệnh lý về mắt biểu hiện bằng sự suy giảm thị lực vào ban đêm hay trong điều kiện ánh sáng kém. Nguyên nhân thường gặp của bệnh quáng gà là bởi sự thiếu hụt vitamin A và một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Vậy tại sao thiếu vitamin A lại gây bệnh và bệnh có thể chữa trị được không, hãy tìm câu trả lời cùng Docosan trong bài viết dưới đây nhé!

Quáng gà là gì?

Quáng gà hay gọi là chứng mù về đêm [tiếng Anh là night blindness/ nyctalopia] là bệnh lý thoái hóa biểu mô sắc tố võng mạc. Người mắc bệnh quáng gà sẽ suy giảm tầm nhìn vào ban đêm, chiều muộn hay những nơi có điều kiện ánh sáng tương đối kém như nhà hàng, rạp chiếu phim.

Phương pháp điều trị hiện nay là điều trị triệu chứng và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng lên. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, do đó việc nhận biết các nguyên nhân, triệu chứng và có hướng xử trí kịp thời là điều kiện để giúp cải thiện bệnh, giảm thiểu nguy cơ mù lòa về sau.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO năm 2020, bệnh quáng gà đã ảnh hưởng tới 5,2 triệu trẻ em trong độ tuổi đến trường và 9,8 triệu phụ nữ mang thai trên khắp thế giới.

Hình ảnh mô phỏng ánh mắt của người bình thường [bên trái] người bị quáng gà [bên phải]

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Một số nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến tình trạng mắt bị quáng gà:

  • Thiếu vitamin A [retinol]: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh và tạo hình ảnh trong môi trường ánh sáng kém. Do đó thiếu vitamin sẽ gây ra sự thiếu hụt trong việc hình thành các sắc tố cần thiết giúp mắt nhìn thấy được vào chiều tối. Những nguyên nhân gây thiếu vitamin A là : chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin A, thiếu hụt trong quá trình mang thai của mẹ, trẻ sinh ra không được tham gia chương trình bổ sung vitamin A mở rộng, trẻ suy dinh dưỡng; các bệnh lý chuyển hóa như bệnh lý về tụy, đái tháo đường, các bệnh lý nhiễm trùng,…
  • Cận thị .
  • Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp
  • Viêm võng mạc sắc tố [bệnh lý di truyền do gen quy định]
  • Hội chứng Usher [suy giảm thính giác & thị giác di truyền]
Đục thủy tinh thể – Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Triệu chứng của bệnh quáng gà

Triệu chứng chính của bệnh là mắt bị giảm thị lực trong môi trường thiếu ánh sáng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị giảm thị lực ngay cả khi ánh sáng đầy đủ.

Các trường hợp bệnh nhân đến khám có thể kể đến như cảm giác mắt nhìn kém đi rõ rệt, gặp vấn đề di chuyển, thậm chí là té ngã khi chuyển từ môi trường sáng sang một khu vực có ánh sáng kém hơn, đặc biệt là khi chiều tối muộn, hoặc lái xe trên đường về nhà.

Triệu chứng của quáng gà

Khi nào cần gặp bác sĩ để tư vấn?

Khi mắt bạn không thể nhìn hoặc tầm nhìn trở nên mờ ảo khi ở trong điều kiện thiếu sáng, bạn cần phải đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu khác bạn cần lưu ý: tầm nhìn của mắt bị hẹp đi, xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy được, Các trường hợp bệnh nhân đến khám có thể kể đến như cảm giác mắt nhìn kém đi rõ rệt, gặp vấn đề di chuyển, thậm chí là té ngã khi chuyển từ môi trường sáng sang một khu vực có ánh sáng kém hơn, đặc biệt là khi chiều tối muộn, hoặc lái xe trên đường về nhà..

Cần gặp bác sĩ nếu tình trạng tầm nhìn kém thường xuyên tiếp diễn

Bệnh quáng gà có chữa được không?

Khi đến khám, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa mắt thăm khám chuyên sâu các tình trạng của mắt để xác định được nguyên nhân.

Đối với quáng gà gây ra bởi cận thị, đục thủy tinh thể và thiếu hụt vitamin thì có khả năng chữa trị thành công và dứt điểm.

Các phương pháp có thể kể đến như: đeo kính hoặc sử dụng kính áp tròng đã được hiệu chỉnh các thông số, phẫu thuật thay thủy tinh thể, bổ sung vitamin A nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt vitamin này.

Sử dụng kính áp tròng đã được hiệu chỉnh các thông số

Tuy nhiên đối với nhóm nguyên nhân bất thường về di truyền ví dụ như viêm sắc tố võng mạc sắc tố hay hội chứng Usher thì phương pháp điều trị chỉ giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình tiến truyển của bệnh. Bởi vì gen quy định sự tích tụ sắc tố trong võng mạc vọng mạc không thể được chỉnh sửa, do đó thị lực không cải thiện với việc đeo kính điều chỉnh hay phẫu thuật.

Phòng tránh bệnh quáng gà như thế nào?

Một số cách người bệnh có thể áp dụng để phòng tránh bệnh quáng gà trong tương lai:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin A: bổ sung vitamin A trong quá trình mang thai, cho trẻ tham gia đầy đủ các chương trình bổ sung vitamin A mở rộng, xây dựng thực đơn đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến như: trứng, gan, rau xanh, các thực phẩm có màu đỏ như cà rốt, cà chua,…
  • Đề phòng các bệnh lý chuyển hóa có khả năng dẫn đến quáng gà như bệnh lý về tụy, bệnh đái tháo đường, cũng như các bệnh lý khác về đường tiêu hóa, hô hấp.
  • Lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tránh để mắt làm việc quá sức, đặc biệt là hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, máy tính; tránh xem phim, đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém; tư thế khi học bài, làm việc phải đạt chuẩn để tránh gây các bệnh lý về mắt dễ dẫn đến quáng gà.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A vào trong bữa ăn hàng ngày

Một số bác sĩ khám và chữa bệnh quáng gà

  • BSCKII Lê Hồng Hà, hơn 15 năm kinh nghiệm, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • BSCKII Huỳnh Thị Thu Ba, hơn 30 năm kinh nghiệm, Quận 8, TP.HCM
  • Bác sĩ Đặng Phương Hạnh, hơn 25 năm kinh nghiệm, Quận Tân Bình, TP.HCM

Kết luận

Tóm lại, quáng gà là một bệnh lý về mắt gây giảm tầm nhìn, giảm thị lực trong điều kiện ánh sáng kém. Bệnh có thể chữa trị hoặc cải thiện triệu chứng tùy nguyên nhân. Do đó cần phải thăm khám sớm tại các bác sĩ chuyên khoa Mắt để được điều trị thích hợp, cải thiện tiên lượng bệnh, tránh nguy cơ mù lòa về sau.

Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề