Cho các nhân to sau, có bao nhiêu nhân to là nhân to tiến hóa

Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật. Vì

Ở động vật, hiện tượng nào sau đây dẫn đến sự di nhập gen ?

Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

Các hình thức chọn lọc nào sau đây diễn ra khi điều kiện sống thay đổi?

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,20AA + 0,30Aa + 0,50aa = 1      

F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1

F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1

F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1

Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể do:

Sự giống nhau của hiện tượng “thắt cổ chai” và “kẻ sáng lập” là

Quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì:

Nhân tố tiến hóa có thể làm chậm quá trình tiến hóa hình thành loài mới là

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, dị - nhập gen

Nội dung bài giảng Các nhân tố tiến hóa tiếp theo dưới đây sẽ giúp  các em nắm thêm những kiến thức cơ bản về các nhân tố tiến hóa còn lại là chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. Mời các em cùng tìm hiểu. 

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các nhân tố tiến hóa còn lại là chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

4. Chọn lọc tự nhiên

4.1. Tác động của chọn lọc tự nhiên

  • Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể mang kiểu gen khác nhau trong quần thể.

⇒ Thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể mang kiểu gen khác nhau trong quần thể, phân hóa về sự thành thục sinh sản (khả năng kết đôi, giao phối, khả năng làm tổ, độ mắn đẻ của các cá thể trong quần thể...)

Vì trong thực tế có những cá thể sinh trưởng và phát triển bình thường nhưng không có khả năng sinh sản.

  • Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số của gen ⇒ thay đổi tần số alen của quần thể.
  • Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
  • Nếu điều kiện môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên cũng làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định ⇒ Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.

4.2. Áp lực chọn lọc

  • Nếu chọn lọc chống lại alen trội, alen trội bị đào thải thì khi đó các kiểu gen AA, Aa sẽ bị đào thải ⇒ Tốc độ đào thải nhanh chóng, có thể chỉ sau một thế hệ sẽ bị đào thải hoàn toàn.
  • Nếu chọn lọc chống lại alen thì chỉ cá thể mang kiểu gen aa sẽ biểu hiện ra kiểu hình và bị đào thải, còn cá thể mang kiểu gen Aa không bị đào thải ⇒ Tốc độ đào thải chậm và không hoàn toàn.

4.3. Các kiểu chọn lọc

a) Chọn lọc ổn định

  • Chọn lọc ổn định là hình thức chọn lọc bảo tồn các cá thể mang tính trạng trung bình trong quần thể, đào thải các cá thể có kiểu hình vượt xa mức trung bình.
  • Hình thức này diễn ra trong điều kiện môi trường sống ổn định, không thay qua nhiều thế hệ.

b) Chọn lọc định hướng

  • Chọn lọc định hướng là hình thức chọn lọc bảo tồn các cá thể mang kiểu hình ở về một phía của dãy tính trạng.
  • Hình thức này diễn ra trong điều kiện môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định ⇒ Tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi theo một hướng xác định dưới tác động của nhân tố chọn lọc có định hướng.

c) Chọn lọc phân hóa

  • Chọn lọc phân hóa là hình thức chọn lọc bảo tồn các cá thể mang kiểu hình khác xa mức trung bình và đào thải các cá thể mang kiểu hình trung bình trong dãy kiểu hình.
  • Hình thức này diễn ra trong điều kiện môi trường sống thay đổi và không đồng nhất ⇒ các cá thể mang tính trạng trung bình rơi vào trạng thái bất lợi và bị đào thải ⇒ làm phân hóa quần thể thành các nhóm kiểu hình khác nhau thích nghi với điều kiện của môi trường sống.

Lưu ý: Chọn lọc tự nhiên tác động lên tất cả các gen của quần thể, tất cả các cá thể của quần thể một cách có định hướng.

5. Các yếu tố ngẫu nhiên

  • Các yếu tố ngẫu nhiên là các yếu tố tác động làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách đột ngột (thiện tai, dịch bệnh, vật cản địa lý, con người,...)
  • Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. Đôi khi một alen có lợi cũng bị đào thải hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại lại trở nên phổ biến trong quần thể ⇒ làm nghèo vốn gen của quần thể.
  • Các yếu tố ngẫu nhiên thường xảy ra đối với các quần thể có kích thước nhỏ.

Lưu ý:

  • Hiệu ứng thắt cổ chai: Trong một quần thể có kích thước lớn, do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm phần lớn các cá thể bị diệt vong và một số ít cá thể sống sót, sinh sản sẽ hình thành một quần thể mới có vốn gen khác xa với quần thể gốc ban đầu.
  • Hiệu ứng kẻ sáng lập: Một số cá thể tách khỏi quần thể ban đầu, hình thành một quần thể mới có vốn gen khác xa với quần thể gốc ban đầu.

Quá trình tiến hóa nhỏ chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó, mỗi nhân tố đều có vai trò nhất định đối với quá trình tiến hóa nhỏ. Nội dung video bài giảng dưới đây sẽ trình bày tóm tắt về đặc điểm , vai trò quan trọng và ý nghĩa của các nhân tố tiến hóa, mời các em cùng theo dõi. 

Chúng ta sẽ tìm hiểu bài tiếp theo của phần Tiến hóa.

Bài Các nhân tố tiến hóa.

* Khái niệm: Nhân tố tiến hóa là làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

1. Đột biến

1.1.Tác động của đột biến

  • Đột biến tạo ra các alen mới làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (nhân tố tiến hóa).
  • Tần số đột biến đối với một gen là rất thấp (10-6 - 10-4) → áp lực của đột biến là không lớn.
  • Đột biến xảy ra một cách ngẫu nhiên, vô hướng làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định.

1.2. Vai trò của đột biến với quá trình tiến hóa

  • Tần số đột biến của mỗi gen là rất thấp, tuy nhiên một số gen lại rất dễ đột biến, tần số có thể là 10-2, ngoài ra sinh vật có rất nhiều gen, quần thể lại có rất nhiều các thể → tạo ra một lượng giao tử mang alen đột biến rất lớn.
  • Đột biến tạo ra alen mới có thể có hại trong môi trường này nhưng có thể có lợi khi môi trường sống thay đổi.

⇒ Giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào môi trường sống.

  • Phần lớn alen đột biến là alen lặn, không biểu hiện ở kiểu gen dị hợp, qua giao phối, các alen lặn đi vào trạng thái đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình

⇒ Giá trị của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen

  • Đột biến tạo ra alen mới, qua quá trình giao phối tạo ra các tổ hợp gen mới là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa là biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa.

⇒ Đột biến làm phong phú vốn gen của quần thể.

  • Phần lớn đột biến là có hại nhưng vẫn là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì thực nghiệm cho thấy, sự khác nhau giữa các nòi hay các loài không phải do một số đột biến lớn mà là sự tích lũy của nhiều đột biến nhỏ.

2. Di nhập gen (dòng gen)

* Khái niệm: Là sự lan truyền các alen từ quần thể này sang quần thể khác.

  • Di nhập gen có thể là sự trao đổi cá thể giữa các quần thể (sự di cư của quần thể động vật) hay sự trao đổi giao tử.
  • Di cư gồm hai mặt: di cư và nhập cư.
    • Nhập cư:
      • Cá thể nhập cư có thể mang tới những alen mới mà quần thể nhận không có → đa dạng, phong phú về vốn gen của quần thể nhận.
      • Cá thể nhập cư có thể mang tới những alen đã có sẵn trong quần thể nhận → thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
    • Di cư:
      • Các cá thể di cư có thể mang một alen nào đó ra khỏi quần thể → làm nghèo vốn gen của quần thể.
      • Các cá thể di cư làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

⇒ Mức độ thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể phụ thuộc vào số lượng cá thể nhập cư và xuất cư.

  • Di nhập gen giúp phát tán các alen có lợi, từ đó làm giảm sự khác biệt về mặt di truyền giữa các quần thể với nhau.

3. Giao phối không ngẫu nhiên

  • Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các quá trình: giao phối có chọn lọc, tự thụ phấn và giao phối gần.
  • Giao phối có chọn lọc là quá trình các cá thể có xu hướng chọn cá thể khác giới có kiểu hình thích hợp để giao phối, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
  • Tự thụ phấn và giao phối gần không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.

⇒ Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

* Lưu ý:

  • Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.
  • Giao phối ngẫu nhiên tạo ra biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp đa dạng cho quá trình tiến hóa.
  • Quá trình giao phối ngẫu nhiên giúp trung hòa các alen đột biến có hại trong quần thể.