Cho các chất H2S SO2 Cl2 HCl SO chất tác dụng với dung dịch NaOH là

- H2S khi ở trạng thái khí được gọi tên là hidro sunfua, nếu tan trong nước tạo thành dung dịch axit có tên gọi axit sunfuhiđric.
- H2S không màu, có mùi hôi đặc trưng như trứng thối, dễ cháy trong điều kiện bình thường. 1. Tính axit yếu - Khí Hydro sunfua tan trong nước tạo ra axit sunfua hydric rất yếu. Axit này yếu hơn cả H2CO3.

2. Phản ứng với dung dịch kiềm tạo muối trung hòa và muối axit

NaOH + H2S → NaHS + H2O
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O

- Tùy vào tỉ lệ phản ứng mà muối tạo thành có thể khác nhau:
- Gọi nOH-/ nH2S = T thì:
  • T < 2: muối HS- 
  • T>hoặc= 2: Tạo ra muối S2-
  • 1 < T < 2: Tạo ra muối HS- và S2-
3. H2S tác dụng với dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm.

H2S + Na2CO3 → NaHCO3 + NaHS

4. Tác dụng với Oxi [H2S + O2]

2H2S + 3O2 → 2 H2O + 2SO2

  • Khí hydro sunfua cháy trong không khí ở nhiêt độ cao sẽ tạo ra ngọn lửa có màu xanh.
  • Nếu không cung cấp đủ không khí hoặc nhiệt độ không đủ lớn, H2S sẽ bị oxi hóa S:
  • 2H2S + O2 → H2O + 2S
5. H2S tác dụng với kim loại kiềm 6. Với Cu, Ag, Hg.
- H2S khan không tác dụng với Cu, Ag, Hg. Nhưng khi có hơi nước thì phản ứng lại xảy ra khá nhanh và làm cho bề mặt các kim loại này bị xám lại.

4 Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

7. Phản ứng với amoniac [H2S + NH3]
Trong điều kiện nhiệt độ thấp [$-40^oC$] H2S tác dụng với amoniac tạo moni sunfua. 8. H2S + SO2 được dùng để điều chế lưu huỳnh
Ở nhiệt độ thường, H2S tác dụng với SO2 tạo kết tủa màu vàng chính là lưu huỳnh 9. Điều chế khí H2S
Khí hydro sunfua là chất khí cực độc và nó không được sản xuất công nghiệp. Nó chỉ được điều chế trong các phòng thí nghiệm bằng cách cho FeS phản ứng với axit HCl

Top 40 câu hỏi trắc nghiệm về H2S

Câu 18. Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là

A.H2S, H2SO3, H2SO4

B. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3

C. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO2

D. H2S, NaHS, K2S

Câu 20. Cho từng chất: C, Fe, BaCl2, Fe3O4, Fe2O3, FeCO3, Al2O3, H2S HI, HCl, AgNO3, Na2SO3 lần lượt phản ứng với H2SO4đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 9

Câu 30. Khí H2S là khí

A. Mùi trứng thối

B. Không màu, không màu

C. Khí có màu nâu đỏ

D. Khí không màu, hóa nâu trong không khí

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 A Câu 20 B
Câu 2 D Câu 21 A
Câu 3 D Câu 22 A
Câu 4 A Câu 23 B
Câu 5 B Câu 24 C
Câu 6 D Câu 25 C
Câu 7 C Câu 26 A
Câu 8 C Câu 27 B
Câu 9 C Câu 28 D
Câu 10 C Câu 29 A
Câu 11 D Câu 30 A
Câu 12 A Câu 31 C
Câu 13 A Câu 32 B
Câu 14 A Câu 33 C
Câu 15 D Câu 34 A
Câu 16 C Câu 35 A
Câu 17 B Câu 36 C
Câu 18 D Câu 37 C
Câu 19 B

Cao Mỹ Linh [Tổng hợp]


     Với phần kiến thức tổng hợp về H2S và bộ câu hỏi trắc nghiệm thường gặp trong các đề thi do Đọc tài liệu tổng hợp trên đây sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức và học tốt môn Hóa.

Phương trình H2S + O2 → SO2 + H2O xảy ra khi đốt khí H2S trong không khí ở nhiệt độ cao và dư oxi phản ứng tạo ra khí SO2. Dưới đây là chi tiết phản ứng H2S ra SO2. Cùng Toppy tìm hiểu ngay nhé.

Nội dung về H2S ra SO2

1. Phương trình H2S ra SO2

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

Điều kiện: Nhiệt độ cao, oxi dư

Lưu ý: Nếu đốt cháy khí H2S ở nhiệt độ không cao hoặc thiếu oxi, khí H2S bị oxi hóa thành lưu tự do, màu vàng

Bạn đang xem: H2S + O2 → SO2 + H2O

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

3. Hiện tượng phản ứng xảy ra khi đốt chát H2S trong không khí

Khi đốt H2S trong không khí, khí H2S cháy với ngọn lửa xanh nhạt; H2S bị oxi thành SO2.

Thông tin mở rộng

1. Khí H2S là gì?

H2S là hợp chất có tên hóa học hyđro sulfide. Đây là một loại khí hydro chalcogenua không màu, có một mùi hôi đặc trưng của trứng thối. Chất này rất độc, dễ cháy và có tính ăn mòn.

Khí H2S là gì?

2. Nguồn gốc sinh ra khí H2S

  • Trong các đường ống nước rác, giếng sâu hoặc khoang chứa cá trên tàu biển cũng là những nguồn cung cấp khí hidro sunfua dồi dào.
  • Trong tự nhiên, có rất nhiều nguồn sản sinh ra khí H2S, nó trong một số nguồn nước suối, trong các hầm kín hay khí núi lửa hoặc từ các chất protein bị thối rữa. Loại khí này có thể được tạo ra từ quá trình phân hủy vi sinh vật hữu cơ trong điều kiện không có oxy bởi vi khuẩn khử sunfat.
  • Bên cạnh đó, một lượng nhỏ H2S cũng được cơ thể con người tạo ra

Khí H2S có thể có trong các hầm kín, đường ống nước thải,…

3. Tính chất vật lý của khí H2S

  • Là một chất khí không màu với mùi trứng thối và nặng hơn không khí
  • Có nhiệt độ hóa lỏng là -60 độ C và đến -86 độ C sẽ hóa rắn
  • Độ tan trong nước: S = 0,38g/100g H2O tại 20 độ C và 1atm
  • Là một loại chất khí rất độc. Chỉ với một lượng nhỏ trong không khí cũng có thể gây tình trạng ngộ độc cho con người và động vật khi hít phải.
  • Được dùng trong nhận biết các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh như sắt sunfua hay kali sunfua,… Khi các hợp chất có chứa lưu huỳnh tác dụng cùng các loại axit mạnh như HCl, cho ra sản phẩm khí H2S có mùi thối đặc trưng dễ nhận biết. Tuy nhiên cách này không ứng dụng với đồng sunfua do nó không phản ứng với axit clohidric

Khí H2S với mùi trứng thối đặc trưng

4. Tính chất hóa học của khí H2S

Tính axit yếu

Khi tan trong nước chất khí này tạo thành dung dịch axit sulfidehidric rất yếu [yếu hơn cả axit H2CO3]

  • Khi tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối trung hòa và muối axit

H2S + 2NaOH → Na2S + H2O

H2S + NaOH → NaHS + H2O

  • Tác dụng với dung dịch muối cacbonat kim loại kiềm sẽ tạo ra muối hydro cacbonat

H2S + Na2CO3 → NaHCO3 + NaHS

Tính khử mạnh

  • Trong axit H2S cùng các muối của nó, S có số oxi hóa là -2, vì vậy đây là chất khử mạnh. Khi chất khí này cháy trong không khí tạo ngọn lửa màu xanh nhạt

2H2S+ 3O2 → 2H2O + 2SO2

  • H2S sẽ bị oxy hóa thành S khi không được cung cấp đủ không khí. Clo có thể oxy hóa H2S để tạo ra H2SO4 khi có nước

4Cl2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

  • Phản ứng với kim loại tạo ra muối axit

2H2S + 2K → 2KHS + H2

  • Nếu tác dụng với kim loại khác, sản phẩm tạo thành là các muối sulfide. Hydro sulfide khan không tác dụng với đồng, bạc, thủy ngân nhưng khi có sự có mặt của hơi nước chúng lại tác dụng khá nhanh làm cho bề mặt những kim loại này bị xám lại.

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

  • Hydro sunfua thường được thu được khi tách khỏi khí chua, đây là loại khí tự nhiên có hàm lượng H2S có. Nó cũng có thể được sản xuất bằng cách sử dụng lưu huỳnh xử lý hidro.
  • Các vi khuẩn khử sunfat có thể dùng sunfat để oxi hóa những hợp chất hữu cơ hay hydro để tạo ra năng lượng sử dụng trong điều kiện oxy thấp, từ đó tạo ra H2S như một sản phẩm thải.
  • Trong phòng thí nghiệm, khí H2S được điều chế bằng cách sử dụng axit mạnh xử lý sắt sulfide trong bình Kipp

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

  • Có thể điều chế hydro sulfide từ thioacetamide để ứng dụng trong phân tích vô cơ định tính

CH3C[S]NH2 + H2O → CH3C[O]NH2 + H2S

4. Ứng dụng của khí H2S

Đây là chất khi đóng vai trò quan trọng trong một số ngành công nghiệp thương mại quan trọng.

  • Ứng dụng trong sản xuất axit sunfuric cùng lưu huỳnh nguyên tố và các chất trung gian sulfide vô cơ sử dụng làm nguyên liệu cho các bước tiếp theo của quy trình sản xuất thuốc trừ sâu hay thuốc nhuộm, da, dược phẩm.
  • Dùng để sản xuất nước nặng tại một số nhà máy điện hạt nhân
  • Trong nông nghiệp, người nông dân sử dụng chúng để làm chất khử trùng
  • Trong quy trình gia công kim loại, gia công: H2S có mặt trong một số loại dầu cắt và chất làm mát, chất bôi trơn.

5. Khí H2S có độc không?

Hydro sulfide là loại khí rất độc. Chỉ cần một lượng nhỏ trong không khí đã có thể gây ngạt và ngộ độc cho con người cùng động vật. Tùy thuộc vào nồng độ khí mà mức độ nguy hiểm của chúng sẽ khác nhau. Các triệu chứng có thể là choáng váng, ói mửa, nặng hơn là tê liệt toàn thân, tử vong.

H2S có độc không?

Bài tập vận dụng liên quan H2S ra SO2.

Câu 1. Khí H2S là khí rất độc, để thu được khí H2S thoát ra khi làm thí nghiệm người ta đã dùng:

A. Dung dịch NaCl

B. Nước cất

C. Dung dịch axit HCl

D. Dung dịch NaOH

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2

B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl

C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

D. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Câu 3. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được:

A. Dung dịch trong suốt

B. Kết tủa trắng

C. Khí màu vàng thoát ra

D.  có kết tủa vàng.

Đáp án D H2S + 2FeCl3 → S↓[vàng] + 2FeCl2 + 2HCl

Có kết tủa vàng

Câu 4. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. dung dịch HCl

B. dung dịch Pb[NO3]2

C. dung dịch K2SO4

D. dung dịch NaCl

Câu 5. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:

A. Có phản ứng oxi hóa- khử xảy ra

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh

C. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuahidric

D. Axit sunfuahidric mạnh hơn axit sunfuaric

Đáp án BH2S + CuSO4 → CuS↓ [kết tủa đen] + H2SO4

Câu 6. Phương trình nào sau đây thể hiện tính khử của SO2?

A. SO2 + NaOH → NaH H2SO4

C. SO2 + CaO → CaCO3

D. SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

Lời kết

Trên đây Toppy đã giới thiệu phương trình phản ứng H2S ra SO2. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn bạn cần làm nhiều bài tập để hiểu rõ hơn về phương trình này. Nếu có thắc mắc gì hãy bình luân bên dưới để được giải đáp nhé!

Xem thêm: 

Video liên quan

Chủ Đề