Kỹ năng giao dịch trong ngân hàng

Được ví như một công việc danh giá, trở thành nhân viên ngân hàng luôn là ước mơ của những bạn học chuyên khối ngành kinh tế tài chính. Thông tin về các vị trí trong ngân hàng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chuyên ngành của khối này

Bình thường thì việc làm ngân hàng ở các vị trí trong ngân hàng rất đa dạng với nhiều chuyên môn công việc khác nhau. Chính vì vậy để công việc tại ngân hàng luôn được thuận lợi và phát huy được năng lực đòi hỏi bạn cần phải chuẩn bị những kỹ năng quan trọng dưới đây.

Nền tảng chuyên ngành tài chính vững chắc

Xuất phát điểm bạn cần đầu tiên để trở thành một nhân viên ngân hàng giỏi chính là tư duy chuyên ngành tài chính logic và trí nhớ tốt. Làm việc tại ngân hàng nói cách khách chính là bạn luôn phải làm việc với con số, do đó yêu cầu nhanh nhẹn xử lý số liệu luôn là ưu tiên hàng đầu.

Rèn luyện kỹ năng tỉ mỉ, cẩn trọng khi làm việc

Tỉ mỉ, cẩn thận có nghĩa là tập trung vào một hành động hay một điều gì đó. Trong kinh doanh, tỉ mỉ cũng có nghĩa là tập trung vào một nhiệm vụ nhất định. Người tỉ mỉ, cẩn thận là người có khả năng hoàn thành công việc sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan dù là các yếu tố nhỏ nhất, luôn để tâm đến công việc và đảm bảo công việc được tiến hành chính xác nhất.

Như đã nói trên, các vị trí trong ngân hàng luôn cần phải tiếp xúc hàng ngày với những con số, vì vậy sự cẩn thận, tỉ mỉ và kĩ càng trong từng con số luôn là điều cần thiết mà bạn phải có khi chọn công việc trong ngành nghề này. Một sự sai lệch về con số cũng mang đến những rắc rối không tưởng đến vị trí hiện tại của bạn.

Kỹ năng giao tiếp và ngoại hình tốt

Là ngành nghề tiếp xúc và giao dịch với nhiều khách hàng, một nhân viên ngân hàng cần phải có năng lực giao tiếp tốt và chuyên nghiệp. Đây chính là cầu nối giúp công việc của bạn được trôi chảy và nhận được sự đánh giá cao của khách hàng.

Những vị trí như giao dịch viên luôn cần ngoại hình đẹp và ưa nhìn, đây được xem là bộ mặt của ngân hàng trước các khách hàng đến giao dịch. Nhìn chung ở tất cả các vị trí trong ngân hàng đòi hỏi bạn có phong cách ăn mặc lịch sự cũng như ngoại hình chỉnh chu khi làm việc.

Trang bị khả năng ngoại ngữ tốt

Do tính chất công việc giao tiếp với nhiều khách hàng trong và ngoài nước nên khi làm việc tại ngân hàng bạn phải thật sự thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế- tài chính. Điều này bổ trợ tốt cho bạn trong việc giao dịch, soạn thảo các hợp đồng… với các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài.

Ngoại ngữ rất quan trọng đối với một người làm ngành ngân hàng, chính vì vậy mà đầu vào hiện nay của hầu hết các ngân hàng đều phải trải qua quá trình thi tuyển khắt khe trình độ ngoại ngữ.

Tính cách trung thực và đáng tin cậy

Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất giúp thuyết phục người khác. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên nhân cách con người

Tiếp xúc hàng ngày với tiền là điều nhân viên ngân hàng nào cũng phải trải qua, do đó yêu cầu tiên quyết dành cho người làm ngân hàng chính là đức tính thật thà và trung thực. Nếu không có đức tính trên, việc sa ngã trong ngành nghề này sẽ dẫn đến những hệ luỵ khôn lường.

Bên cạnh đó, những lời mời gọi tư lợi hấp dẫn sẽ khiến bạn dễ lung lay nếu không rèn luyện cho mình kỹ năng làm việc chính trực và minh bạch trong mọi giao dịch. Vì lẽ đó, để luôn thành công và tiến xa trên sự nghiệp tài chính này, bạn phải luôn đặt tiêu chí ngay thẳng, trung thực lên hàng đầu trong mọi giao dịch với khách hàng.

Bài viết trên hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về những kỹ năng quan trọng để thành công ở các vị trí trong ngân hàng. Chúc bạn phát triển vượt bậc trong công việc tài chính đáng mơ ước này nhé!

Không phải giao dịch viên nào tại ngân hàng cũng có thể nắm rõ nghiệp vụ ngân hàng ngay từ khi bắt đầu. Điều này dẫn đến vấn đề trong quy trình đào tạo, khiến cho hiệu quả  làm việc tại ngân hàng kém đi. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết bài toán đào tạo cho chuyên viên giao dịch tại ngân hàng. 

Trong bộ máy làm việc của các ngân hàng, chức vụ giao dịch viên tại ngân hàng luôn được đề cao và có nhiều yêu cầu về kỹ năng. Nếu như lễ tân là bộ mặt của công ty, nhà hàng, khách sạn, thì giao dịch viên lại là bộ mặt của một ngân hàng. 

Công việc của giao dịch viên là hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách hàng như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch và ghi chép lại tất cả giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy của họ.

Đây cũng được xem là một vị trí phản ánh chất lượng, dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng nên đòi hỏi yêu cầu rất cao về ngoại hình, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp. Do vậy, nếu bạn đã từng đến ngân hàng, chắc hẳn bạn đã được chứng kiến đội ngũ giao dịch viên ngân hàng làm việc. Vậy để có được quy trình đào tạo cho giao dịch viên tại ngân hàng, các lãnh đạo, quản lý cần phải biết những điều gì? 

1. Yêu cầu cơ bản của giao dịch viên 

Một giao dịch viên tại ngân hàng yêu cầu phải có khả năng chịu áp lực, khả năng xử lý tình huống cũng như nghiệp vụ chuyên môn ngân hàng cơ bản. 

Giao dịch viên cần phải tiếp đón, chào hỏi khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, làm thế nào để trong khoảng thời gian ngắn nhất, khách hàng cảm nhận được sự nhiệt tình, cởi mở, chu đáo từ phía người phục vụ của Ngân hàng. Tiếp tới, các bậc lãnh đạo cần phải chú ý đến việc đào tạo cho giao dịch viên nắm được cách tư vấn, hướng dẫn khách hàng khi làm việc. Họ cần phải nắm được các sản phẩm cũng như chương trình khuyến mãi, cũng như các dịch vụ để giới thiệu cho khách hàng. 

Quy trình đào tạo cho ngành nghề này chú trọng đến việc giúp họ biết cách thiết lập mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng thường xuyên. Giao dịch viên cần phải được đào tạo bài bản để nắm được cách tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép của mình với phương châm “khách hàng là trọng tâm” và đảm bảo uy tín của ngân hàng.

Một giao dịch viên cần phải nắm được việc thực hiện thao tác nghiệp vụ như giao dịch cho khách hàng, đảm bảo quản lý, cũng như cung cấp, phục vụ yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác. Những kỹ năng cần được đào tạo cho giao dịch viên để họ phát triển mối quan hệ lâu dài với khách, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cho khách hàng. 

2. Kỹ năng, phẩm chất của giao dịch viên 

Giao dịch viên là người tạo nên ấn tượng tốt đẹp đầu tiên và lâu dài với khách hàng. Theo đó, để trở thành giao dịch viên chuyên nghiệp, cần đáp ứng các điều kiện cơ bản về kỹ năng, phẩm chất cũng như kiến thức nghiệp vụ.

Kỹ năng 

Mỗi giao dịch viên cần phải nắm được những kỹ năng hết sức cơ bản:

  • Kỹ năng làm việc nhóm và độc lập khi cần.
  • Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng thiết lập mối quan hệ cá nhân với khách hàng một cách bền vững.
  • Kỹ năng đặt câu hỏi và xử lý tình huống bất ngờ.
  • Kỹ năng thuyết phục khách hàng.

Phẩm chất

Bên cạnh những kỹ năng cần có thì những phẩm chất sau đây cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp nhân viên ngân hàng có thể bám trụ được lâu trong ngành này:

  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
  • Thích những công việc văn phòng, ít phải đi lại
  • Hòa nhã, ưa thích giao tiếp. Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.
  • Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;
  • Biết cách lắng nghe & kiểm soát tốt cảm xúc.
  • Có thái độ cầu thị trong công việc

Kiến thức nghiệp vụ

Ngoài kỹ năng và phẩm chất cần có thì kiếm thức chuyên môn là cơ sở để đánh giá bạn có thể trở thành một nhân viên giao dịch giỏi được hay không?  

  • Nắm bắt nền tảng cơ bản về tài chính, kế toán ngân hàng, kho quỹ
  • Kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
  • Kiến thức về ngân hàng: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ, chi phí liên quan.

Với công việc hằng ngày phải tiếp xúc với nhiều khách hàng – là bộ mặt của ngân hàng. Những tố chất một giao dịch viên cần phải có như hoạt bát nhanh nhẹn và cần độ chính xác cao cũng như nói chuyện dễ nghe để tư vấn khách hàng.

♦️ Giao dịch viên ngân hàng là một công việc làm tại quầy giao dịch của ngân hàng, các nhân viên thường trực phải làm các nhiệm vụ cơ bản của khấc khách hàng như hạch toán giao dịch, rút tiền, chi hộ, thu hộ, ủy nhiệm chi, nộp tiền, xử lý thông tin tài khoản… cho các khách hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Nghề giao dịch viên là một nghề “ mặt hoa da phấn” tại cửa hàng, nếu bạn đã từng giao dịch tại ngân hàng thì chắc bạn đã tiếp xúc với đội ngũ nhân viên xinh đẹp này rồi. Họ sẽ đáp ứng, xử lí, giải quyết các nhu cầu của bạn một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất. Đây là một nghề còn phản ánh chất lượng hình ảnh, thương hiệu, dịch vụ của ngân hàng nên đòi hỏi cao về trình độ, ngoại hình, kỹ năng giao tiếp tốt…. Hiện tại, trong xu thế cạnh tranh khắc nghiệt, các Ngân hàng xây dựng hình ảnh của Giao dịch viên là người tạo ra vũ khí cạnh tranh đối với các ngân hàng khác. Tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua cường độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch viên.

♦️ Những tố chất mà giao dịch viên ngân hàng cần có?

Xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp Đặc thù tính chất công việc tại ngân hàng cần những con số chính xác với nhu cầu khách hàng cần sự nhanh chóng và cẩn thận. Chính vì thế, tố chất một giao dịch viên cần phải có sự nhanh nhẹn, chính xác và hoạt bát, tác phong chuyên nghiệp. Hiện nay hoạt động của các ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt. Để thu hút khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tiện ích của sản phẩm dịch vụ thì việc sử dụng cẩm nang văn hóa kinh doanh, trong đó có phong cách giao dịch của nhân viên ngân hàng là một vũ khí khá lợi hại.

♦️ Kiên trì và chịu được áp lực công việc cao

Nghiệp vụ của vị trí một giao dịch viên vô cùng áp lực. Những áp lực từ quy trình làm việc, áp lực không được sai sót, áp lực phải đáp ứng kỳ vọng khách hàng, áp lực thời gian, áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu được giao… Đây là những điều bất cứ ai làm giao dịch viên cũng cần tìm hiểu, nhận thức hết sức thấu đáo ngay từ khi mới bắt đầu. Khi bạn đã xác định gắn bó với nghê giao dịch viên này thì cần phải thật nghiêm túc và nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất trong công việc

♦️ Chăm chỉ, trung thực và có tinh thần trách nghiệm

Tính chất công việc đòi hỏi người giao dịch viên phải tỉ mỉ, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhẹn… Nhiều người có nhận thức đầy đủ về chức năng nhiệm vụ của mình nên hàng ngày làm việc với một thái độ chăm chỉ và say mê, luôn thể hiện sự vui vẻ, lạc quan. Sự cẩn trọng rất quan trọng và cần thiết bởi bạn như người giữ tiền cho người khác hàng. Nếu sơ sót, mất mát thì toàn bộ trách nhiệm sẽ là bạn. Các giao dịch viên ngoài tiếp xúc với tiền còn phải làm việc với rất nhiều sổ sách, hóa đơn. Nếu bạn không biết làm việc một cách khoa học, nhanh chóng, chính xác thì rất dễ bị nhầm lẫn, mất tiền có thể xảy ra.

♦️ Có ngoại hình ưa nhìn, tự tin trong giao tiếp

Qua giao tiếp với khách hàng, hình ảnh nhân viên ngân hàng phản ánh hình ảnh của ngân hàng. Một sự không thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng và ngược lại hình ảnh đẹp về một ngân hàng sẽ được thừa nhận và truyền bá nếu nhân viên giao dịch làm hài lòng khách hàng. Khéo giao tiếp sẽ giúp bạn có được nụ cười của khách hàng thay vì những cử chỉ cau có, khó chịu. Đây là đức tính cần thiết của những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Nó giúp bạn trở nên dễ mến, dễ tiếp xúc, sự tin tưởng của mọi người dành cho bạn ngày càng tăng và công việc của bạn sẽ tiến triển tốt hơn.

⭐️⭐️⭐️ Một số kỹ năng mềm cần có cho 1 giao dịch viên Có

kỹ năng giao tiếp trực tiếp và qua điện thoại.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng và xử lý khiếu nại của khách hàng.

Kỹ năng bán hàng và bán chéo. Kỹ năng làm việc theo nhóm [teamwork].

Kỹ năng xây dựng hình ảnh văn hóa Doanh nghiệp cho Ngân hàng mình.

Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe Kỹ năng xây dựng, tạo lập mối quan hệ cá nhân

Kỹ năng đặt câu hỏi & xử lý tình huống

🔓🔓🔓 Một giao dịch viên thể hiện được tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng thông qua thái độ phục vụ và tốc độ xử lý công việc. Vì vậy, việc nâng cao giá trị ngân hàng, xây dựng thương hiệu hoàn toàn có thể bắt đầu bằng việc đào tạo đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề