Chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

  • Hưng Yên cần xây dựng sản phẩm nông nghiệp tương xứng với địa danh

  • Thúc đẩy nông nghiệp, kinh tế - xã hội nông thôn phát triển nhanh, bền vững

  • Đổi mới tư duy, phát huy năng lực trong sản xuất nông nghiệp​

  • Nhiều mô hình nổi bật trong tái cơ cấu nông nghiệp

Hộ nông dân ở khóm Châu Long, phường Châu Phú, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ kinh phí phát triển trồng dưa lưới trong nhà màng. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Theo dự thảo Nghị định, nguyên tắc thực hiện một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu của nhà nước và quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là nhà nước ưu đãi đầu tư thông qua miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Đồng thời, hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư, cấp bù chênh lệch lãi suất vốn vay và đơn giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở các chính sách khác có cùng nội dung ưu đãi, hỗ trợ tại nghị định này thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng một mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.

Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp theo dự án quy định tại nghị định này là mức hỗ trợ tối đa. Mức hỗ trợ cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Cùng đó, ưu tiên hỗ trợ các dự án đầu tư có quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng; dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp có hiệu quả cao.

Cũng theo dự thảo Nghị định, về các chính sách ưu đãi và hỗ trợ, dự thảo đưa ra 7 nhóm chính sách gồm: miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; hỗ trợ tín dụng đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ dự án đầu tư chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ dự án đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và khai thác hải sản.

Trong đó, về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước, khi doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước để thực hiện dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước với 2/3 thời gian thuê, tính từ ngày nhà nước có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.

Doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt nước để thực hiện dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước với 1/2 thời gian thuê, tính từ ngày nhà nước có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. Doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước để thực hiện dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước với 1/3 thời gian thuê, tính từ ngày nhà nước có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.

Hộ nông dân ở xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ cho vay vốn để xây dựng nhà xưởng trồng nấm đông trùng hạ thảo. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ, về hỗ trợ tập trung đất đai, doanh nghiệp thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì được hỗ trợ tối đa 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước 5 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động.

Đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến nông sản được nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu được hỗ trợ 50 triệu đồng/ha, không quá 40% tổng mức đầu tư dự án và tối đa 10 tỷ đồng/dự án…

Thúy Hiền [TTXVN]

Ngành công thương và nông nghiệp chịu trách nhiệm trước nhân dân không để đứt gãy chuỗi cung ứng

Sáng 18/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã họp trực tuyến với các Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường phía Nam nhằm tìm giải pháp đảm bảo hàng hóa thiết yếu chuẩn bị cho việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg tại 19 tỉnh, thành phố từ 0h ngày 19/7.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Ưu đãi,
  • hỗ trợ doanh nghiệp,
  • nông nghiệp,
  • nông thôn,

[CTTĐTBP] - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
 

Đối tượng hỗ trợ gồm cây lúa, lợn, trâu bò, tôm...
 

Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về thực hiện hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp là rất cần thiết, căn cứ trên những cơ sở pháp lý và thực tiễn, góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cụ thể:
 

Thứ nhất, việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp là nhằm triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP.

Thứ hai, Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg ngày 25/1/2021 về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp có thời gian thực hiện từ ngày 26/6/2019 đến ngày 31/12/2021. Do đó, cần thiết phải ban hành kịp thời Quyết định về thực hiện chính sách cho giai đoạn tiếp theo [kể từ ngày 1/1/2022] để đảm bảo việc thực hiện chính sách được liên tục, ổn định, không bị ngắt quãng và không có khoảng trống về pháp lý gây khó khăn cho việc tham gia bảo hiểm của người nông dân [do đặc điểm sản xuất nông nghiệp theo mùa, vụ có thể kéo dài từ đầu năm này sang năm khác] và các cấp chính quyền, doanh nghiệp bảo hiểm [DNBH] trong tổ chức thực hiện.

Thứ ba, việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp tạo điều kiện phát triển bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ, mức hỗ trợ

Trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ tại dự thảo Quyết định như sau: Cây trồng là cây lúa; vật nuôi gồm trâu, bò, lợn; nuôi trồng thủy sản gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

Việc lựa chọn đối tượng bảo hiểm trên căn cứ theo đề xuất của Bộ NN&PTNT, là các đối tượng có quy mô, diện tích mang tính đại diện cho các vùng miền, tạo thuận lợi cho việc triển khai bảo hiểm theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Đây cũng là các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, phù hợp với mục tiêu, định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Về mức hỗ trợ, để khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp, kế thừa quy định tại Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đề xuất quy định tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ và mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp tối đa theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau: Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: 90%; cá nhân sản xuất nông nghiệp khác: 20% phí bảo hiểm nông nghiệp; tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng các điều kiện cụ thể: 20%.

Mở rộng địa bàn được hỗ trợ

Trên cơ sở ý kiến của Bộ NN&PTNT và cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện hỗ trợ cho các địa bàn, cụ thể:

Cây lúa, tại 7 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

Đối với trâu, bò: Tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.

Đối với lợn: Tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tại 5 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Theo Bộ Tài chính, cơ sở đề xuất là phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP quy định về địa bàn được hỗ trợ: “Địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp thuộc các vùng sản xuất chính theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp”.

So với địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg, trên cơ sở đề xuất của Bộ NN&PTNT, dự thảo mở rộng hỗ trợ bảo hiểm vật nuôi [trâu, bò] tại địa bàn các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và vật nuôi [lợn] tại địa bàn các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai. Theo ý kiến của Bộ NN&PTNT, đây là các tỉnh, thành phố có đàn bò lớn [trên 300.000 con], số lượng chăn nuôi đàn lợn lớn [trên 1 triệu con]...

Bộ Tài chính ước tính kinh phí hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp của ngân sách nhà nước trong tình hình hiện nay là khoảng 74,9 tỷ đồng/năm [trong đó kinh phí hỗ trợ bảo hiểm cây lúa khoảng 18,4 tỷ đồng/năm; kinh phí hỗ trợ bảo hiểm trâu, bò, lợn khoảng 47,5 tỷ đồng/năm; kinh phí hỗ trợ bảo hiểm tôm sú, tôm thẻ chân trắng khoảng 9 tỷ đồng/năm]. Trường hợp các địa phương triển khai bảo hiểm nông nghiệp trên diện rộng, Bộ Tài chính sẽ căn cứ tình hình triển khai hàng năm để ước số phí bảo hiểm được ngân sách nhà nước hỗ trợ phù hợp với thực tiễn.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập490
  • Hôm nay96,842
  • Tháng hiện tại613,088
  • Tổng lượt truy cập97,796,026

Video liên quan

Chủ Đề