Vai trò của thế giới quan có ý nghĩa gì cho việc học tập, nghiên cứu khoa học đối với sinh viên.

GIÁO TRÌNHThế giới quan duy vật biện chứngđối với sinh viên học viện báo chí vàtuyên truyềnMỤC LỤCGIÁO TRÌNH 1Thế giới quan duy vật biện chứng đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền 1MỤC LỤC 2PHẦN MỘT1. Tính cấp thiết của đề tài.Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,Đảng cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện đạihóa, định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Đảng ta nhận thức một điều rằng cầnthiết phải tập hợp mọi nguồn lực để phát triển đất nước và một phần khôngthể thiếu đó là thế hệ trẻ đó chính là thành phần quyết định đến sự thànhcông của sự nghiệp cách mạng của nước ta. Nên cần thiết phải giáo dục chothế hệ trẻ một thế giới quan duy vật biện chứng dẫn lối và soi đường.Hoạt động văn hóa tư tưởng là một lĩnh vực “nóng” trong giai đoạnhiện nay đây là lĩnh vực mà các thế lực thù địch đã và đang thực hiện nhiềuhành động chống phá. Mà vai trò của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyêntruyền họ chính là đội ngũ cán bộ xung kích trên mặt trân văn hóa tư tưởngtrong tương lai của Đảng đáp ứng nhu cầu của Đảng về chống hoạt động“diễn biến hòa bình” trên mặt trận văn hóa tư tưởng trong giai đoan hiện nay.Có một sự thật là một số lượng sinh viên không nhỏ của cả hai khối lýluận và khối nghiệp vụ rất mơ hồ và ái ngại khi được hỏi về thế giới quan làgì? Thế giới quan duy vật biện chứng là gì? Nhân tố hình thành thế giới quanduy vật biện chứng là gì? Đây là một thực trạng cực kỳ nguy hiểm về mặttrình độ lý luận, kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin của những sinh viên này.Đây chính là một điều ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sinh viênlúc ra trường.Không những thế mặc dù là sinh viên một trường Đảng nhưng thực tếcho thấy có một bộ phân sinh viên có hiện tượng mơ hồ về chính trị, xuốngcấp về đạo đức cá nhân, và hơn nữa sinh viên còn chịu tác động của mặt tráicủa cơ chế thị trường đã và đang tác động đến sinh viên làm nảy sinh lốisống thực dụng trong sinh viên, chạy theo đồng tiền. Không những thế cònxuất hiện những biểu hiện của sự cầu may, có niềm tin tôn giáo điều này cóthế dẫn tới việc hình thành thế giới quan tôn giáo trong bộ phận sinh viênnày.Vì nhưng vẫn đề về lý luân và thực tiễn trên đòi hỏi việc đẩy mạnh,nâng cao vai trò giáo dục thế giới quan khoa học trong sinh viên của Họcviện Báo chí và Tuyên truyền là một điều cần thiết và cấp bách, thiết thựchiện nay.2. Lịch sử nghiên cứu. - Nguyễn Trọng Chuẩn, “Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiệnđại đối với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học”, Tạp chí Triếthọc 1988, số - Trần Thước, “Sự hình thành thế giới quan xã hội chủ nghĩa ở tầng lớptrí thức Việt Nam”, Luận án PTS Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,1993.- Trần Thanh Hà, “Vấn đề giáo dục thế giới quan khoa học cho cán bộđảng viên người dân tộc Khơme ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giaiđoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh, 1993.- Tùy Phong, “Vẫn đề giáo dục thế giới quan và việc hình thành thế giớiquan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Hà Nội”, Tạp chí Triết học 2002, số8. Nghiên cứu về thế giới quan và công tác giáo dục thế giới quan đã vàđang được nhiều tác giả nghiên cứu và các công trình nghiên cứu trên chủyếu đề cập đến các vấn đề như:- Khái niệm thế giới quan nói chung, thế giới quan khoa học nói riêng,cấu trúc và chức năng của chúng.- Tầm quan trọng và tính tất yếu của việc xây dựng thế giới quan duyvật biện chứng trong quá trình xây dựng CNXH.- Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để hình thành thếgiới quan duy vật biện chứng. Những nguyên tắc phương pháp luận chungtrong việc xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cho nhân dân trongthời kỳ quá độ lên CNXH.- Đưa một số giải pháp cụ thể và những quan điểm nhằm bồi dưỡng vàphát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho một số đối tượng cụ thể ởnhững nước vốn lạc hậu về kinh tế - xã hội thực hiện quá độ lên CNXH.- Việc hình thành thế giới quan cho sinh viên là một điều cần thiết.Riêng vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viêntrường Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì chưa thấy có tác giả nào đề cậpđến, và vì đây sẽ là lực lượng kế cận trong tương lai về công tác lý luận vàcông tác tư tưởng của Đảng trong tương lai vì những lý do trên mà tôi lựachọn đề tài “Nâng cao vai trò của công tác giáo dục thề giới quan duy vậtbiện chứng cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” để làbài tiểu luận hết môn.3. Nhiệm vụ và mục đích.3.1. Mục đích.Từ việc nêu lên vai trò của công tác giáo dục thế giới quan duy vật biệnchứng và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở nước ta, đồng thờiphân tích thực trạng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở Học việnBáo chí và Tuyên tuyên hiện nay, qua đó cũng nêu lên những phương hướngvà giải pháp để nâng cao hiêu qua của công tác giáo dục thế giới quan duyvật biện chứng. 3.2. Nhiệm vụ.- Nêu tình hình công tác giáo dục thế giới quan và vai trò của công tácgiáo dục thề giới quan duy vật biện chứng ở nước ta hiện nay.- Làm rõ thực trạng vai trò của công tác giáo dục thế giới quan ở Họcviện Báo chí và Tuyên tuyền hiện nay.- Qua sự phân tích thưch trạng vai trò của công tác giáo dục thế giớiquan khoa học ở Học viện Báo chí và Tuyên tuyền đề xuất phương hướng vàgiải pháp để nâng cao vai trò của công tác giáo dục thế giới quan khoa học.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4.1. Đối tượng.Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tất cả sinh viên của Học viện Báochí và Tuyên truyền.4.2. Phạm viTiểu luận chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sinh viên của HọcViện Báo chí vào Tuyên truyền từ năm 2007 đến khòa học 2010-2011.5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.5.1. Cơ sở lý luận.- Tiểu luận được viết dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểmcủa Đảng cộng sản Việt Nam.5.2. Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp cụ thể: Trong quá trình viết về đề tài này tôi đã sửdụng các phương pháp: lôgic; phân tích ; tổng hợp ; bình luận ; và sử dụngcác kiến thức của chính trị học-quản lý văn hóa tư tưởng ; phương pháp quansát xã hội, phương pháp lịch sử.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.- Tiểu luận nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vai trò của công tác giáodục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên Học viện Báo chí vàTuyên truyền.- Đây còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành chính trịhọc – Quản lý văn hóa tư tưởng.7. Kết cấu của tiểu luận.Kết cấu của tiểu luận gồm có 4 phần chính: phần một là phần mở đầu,phân hai là nội dung, phần ba là kết bài, phần bốn là phụ lục và danh mục tàiliệu tham khảo. Trong đó phần hai nội dung gồm có 3 chương.PHẦN HAICHƯƠNG MỘT: CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN VÀVAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬTBIỆN CHỨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.1.1. Công tác giáo dục thế giới quan. 1.1.1. Các khái niệm liên quan.1.1.1.1. Thế giới quan a. Khái niệm về thế giới quan.Thế giới là gì? Và nó ra đời từ đâu? Tồn tại như thế nào? Đây là vẫn đềmà được rất nhiều triết gia quan tâm và bàn luận, đồng thời cũng đã đưa ranhiều giả thuyết. Con người ra đời từ đâu? Con người tồn tại như thế nào? Con ngườisống, tồn tại vì cái gì? Vì những câu hỏi đó đã tạo định hướng cho nhưng giátrị cuộc sống của con người. Để trả lời cho những câu hỏi đó đã có nhiềuquan điểm khác nhau, đầu tiên là quan điểm của các tôn giáo. Thiên chúagiáo cho rằng con người ra đời là ý chí chủ quan của Đức Chúa Trời và tạodựng nên muôn loại cả hư không. Trong Kinh Cựu ước kể lại rằng ThiênChúa tạo dựng trời đất muôn vật trong sáu ngày. Ngày thứ nhất Thiên Chúatạo ra sự sáng và tối, đặt tên cho sự sáng là ngày, sự tối là đêm; ngày thứ haiThiên Chúa tạo ra không gian và gọi là trời; ngày thứ ba Thiên Chúa tao rađất, nước, cây cỏ; ngày thứ tư Thiên chúa tạo ra các tinh trên trời và lấy đó làcơ sở để phân chia thành ngày và đêm, năm và tháng, thời tiết bốn mùa…Trong đó, có hai vi tinh tú lớn nhất là mặt trời cai trị vũ trụ ban ngày, mặttrăng cai trị vũ trụ vào ban đêm; ngày thứ năm Thiên chúa tao nên muôn vật,như: chim, cá, muông thú…; ngày thứ sáu Thiên Chúa tao nên con người;ngày thứ bảy khi hoàn thành công việc sáng tạo thế giới của mình, ThiênChúa nghỉ [ còn gọi là ngày Chúa nhật hay chủ nhật]Trong Nho giáo cho rằng sự ra đời của con người là do “trời”, “trời”sinh ra mọi thứ và những chuyện xảy ra trong mỗi của đời của con người đềudo ý trời đã định sẵn hay còn gọi là “mệnh trời”. “mệnh trời” là sự quy địnhtrật tự trong mỗi con người. “Mệnh trời” là ý chí của “trời” không cãi lại,không cưỡng lại được và chỉ có đợi.Nhưng quan niệm về sự ra đời thế giới và sự ra đời của con người màThiên Chúa giáo hay Nho giáo đưa ra đều là những quan niệm duy tâm vàkhông có cơ sở khoa học nó chỉ làm cho con người tin vào một đấng siêunhiên có quyền năng vô hạn nhưng chưa luận giải được mỗi quan hệ giưacon người với cuộc sống và hoàn cảnh tự nhiên xã hội làm gì để tác động trởlại hoàn cảnh. Vẫn đề cơ bản của thế giới quan lần đầu tiên được các nhà triết học cổđiển Đức nghiên cứu và họ đã đi đến một quan niệm thống nhất rằng thế giớiquan không phải là một “bức tranh” trực quan tĩnh tại về thế giới, hoặc nhưmột kiến thức của cuộc sống tinh thần nói chung. Thế giới quan phát sinh từý thức con người và được phản ánh ra thực tại cuộc sống con người, sự phảnánh đó là sự phản ánh khách quan tư duy, nhận thức, kinh nghiệm và lý luận,cảm xúc của con người và các giá trị tri thức, động cơ… Có thể nói rằng,trong khi vẫn bảo tồn bản chất riêng cùng các thuộc tính và phẩm chất của ýthức, thế giới quan đồng thời là hình thái “đông kết”, “rút gọn” của ý thức.Nó vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của một chủthể xã hội nhất định, một nhân cách văn hóa nhất định của chủ thể ấy trongthời gian và không gian nhất định của chủ thể ấy trong thời gian và khônggian xã hội hiện thực tương ứng của nó. Cơ sở của thế giới quan không phảilà tính tổ chức, tính hệ thống độc lập, tư thân thần bí hay ngẫu nhiên của conngười và xã hội. Cơ sở đó chính là tính thống nhất hiện thực khách quan củađời sống xã hội. Điều này có nghĩa là, mỗi cá nhân tầng lớp giai cấp hay dântộc hay xã hội trong một không gian, thời gian nhất định nào đó đều có mộtbản chất nhất định tương ứng của nó. Bản chất này là hiện thực và kháchquan; nó phản ánh không phải bởi toàn bộ đời sống tinh thần, ý thức nóichung, cũng không phải bởi bất kỳ một nội dung, phương thức, hình thứcnào đó trong toàn bộ đời sống tinh thần, ý thức ấy. Bản chất đó được phảnánh một cách tương ứng bởi, và chỉ có duy nhất bởi, một cấu thể, một nhântố dặc biệt trong hệ thống - cấu trúc tinh thần, ý thức nói chung: đó chính làthế giới quan. Thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người về thế giới.Theo từ điển tiếng Việt thế giới quan: thế giới quan là quan niệm hệthống thế giới về hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy với khái niệm nàythì nó còn có một số hạn chế như: chưa nói tới con người mà trong khi conngười là chủ thể sáng tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần trên thếgiới, là đối tượng nhận thức thế giới; chưa định hướng giá trị của con người;chưa đề cập tới nguyên tác, phương pháp luận để nhận thức và cải tạo thếgiới.Thế giới quan là thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người vềthế giới [về tư nhiên, xã hội và quy luật phát triển của chúng] thể hiện thái độcủa con người với đối tượng xung quanh.Với khái niệm này thì đã nhẫn mạnh được quy luật vận động và pháttriển của thế giới. Điều quan trong hơn là khái niệm này đã thừa nhận vai trònhận thức của con người qua thái độ của con người đối với những đối tươngxung quanh con người. Nhưng ở khái niệm này thì vẫn còn hạn chế đó là chưa nêu ra đượcnguyên tắc nhận thức và nhận thức luận và hoạt động thực tiễn.Từ điển triết học Liên Xô đã đưa ra khái niệm về thế giới quan như sau:“Thế giới quan là một tổng hợp các quan niệm về thế giới quan và vị trí củacon người trong thế giới đó, là hệ thống quan niệm về các giá trị cơ bản,nhưng chuẩn mực, nguyên tắc tồn tại của con người trong xã hội”.Từ những định nghĩa trên ta có thế đi đến một định nghĩa tổng quan nhưsau: “thế giới quan là hệ thống quan niệm mang tầm khái quát đối với thếgiới quan và vị trí của con người trong thế giới đó, là hệ thống những quanniệm về quan hệ của con người đối với thực trạng xung quanh và với bảnthân con người cùng lập trường sống của họ được quy định bởi những quyđịnh đó, là niềm tin, nguyên tắc nhận thức và hành động những định hướnggiá trị”.Chủ thể của thế giới quan, chủ thể này có nhữnh cấp độ khác nhau [ củacá nhân; nhóm người; công đồng; giai cấp; dân tộc; nhân loại] luôn quán triệtmỗi quan hệ giưa cái chung và cái riêng.Thế giới quan cũng là vẫn đề không ngừng vận động và phát triển.Nhận thức của con người về thế giới quan là luôn luôn thay đổi nó khôngđứng yên do sự phát triển của hiện thực mà thế giới quan phản ánh.Thế giới quan phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ pháttriển kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Trongthời kỳ cổ đại do nhận thức còn hạn chế và không có phương tiện khoa họccông nghệ chưa phát triển nên nhận thức của con người trong giai đoạn nàyphải dựa và những quan niệm tôn giáo để giải thích sự có mặt của con ngườitừ đâu mà có trên thế giới này và nhận thức về thế giới. Nhưng đến thế kỷXVIII-XIX khi mà khoa học kỷ thuật phát triển thì nhờ những phương tiệnđó mà con người giải thích được sự ra đời của con người là từ đâu, thế giớinày từ đâu mà có. Và thế giới quan còn bị chi phối bởi lợi ích giai cấp nó bịảnh hưởng từ hệ tư tưởng lập trường của giai cấp cầm quyền trong xã hội đó.Các bộ phận cấu thành thế giới quan gồm có:Tri thức: là khái niệm cơ bản dùng để chỉ mọi hiểu biết của con ngườivề tự nhiên, xã hội và vể bản thân con người. Tri thức gồm có tri thức về lýluận và tri thức kinh nghiệm. Tri thức lý luận là cơ bản, quan trọng nhất vìnó khái quát được tính quy luật trong sự tồn tại và phát triển của sự vật điềunày mang tính dự báo, niềm tin, lý tưởng, sức sống của con người. Tri thứckinh nghiệm là những điều được đúc rút từ hoạt động thực tiễn để hình thànhnên.Niềm tin: là khái niệm dùng để chỉ một trạng thái tư tưỏng cho rằng cáigì đó nhất định sẽ xoáy vào, sẽ đến, sẽ đạt được Niềm tin mà dựa trên cơsở khoa học sẽ đảm bảo được tính chính xác, khoa học và nó tạo động lựccho con người phát triển, biến niềm tin thành hiện thực. Niềm tin mù quángnó là cho con người mê muội dẫn tới hành động sai trái, dẫn tới những ý chíchủ quan, duy tâm, biến những hành động đó hủy hoại thực tiễn cuộc sống.Lý tưởng: là khái niệm dùng để chỉ mục đích cao cả, khát vọng cao đẹpmà người ta hướng tới. Đem lại cho con người niềm tin hi vọng dẫn tới sựthống nhất giữa khách quan và chủ quan. Sự phát triển của xã hội là sự thốngnhất giữa khách quan và chủ quan nó tạo sự thống nhất thuyết phục của conngười.b. Các vẫn đề lớn của thế giới quan.Thế giới quan là một chỉnh thể luận điểm có trật tự, tổng hợp, có tính hệthống, phức hợp cả nhân tố lý tính, cảm nhận, cảm xúc và thấu hiểu thế giới,con người, những luận điểm sống tích cực cho con người. Thế giới quan bao gồm những thành phần cơ bản sau được liên kếtthành một tổng thể mạch lạc, thống nhất:Hệ thống tri thức về thế giới. Để trả lời được thế giới quan dựa trên mọithành tựu đạt được, được xác thực của khoa học. Câu hỏi về bản thể học: Thế giới là gì? Những gì đang diễn ra trên thếgiới này? Bản chất thế giới này là gì? Thế giới được hình thành và vận độngra sao? Thành phần và hình thức tồn tại của nó như thế nào? Câu hỏi về giải thích nguồn gốc: Tại sao thế giới lại vận động theocách này mà không theo cách khác? Thế giới và ta tuân theo các nguyên lýphổ quát nào?Câu hỏi về Nhận thức luận: về tri thức, cảm xúc của con người về thếgiới và vị trí của mình trong đó. Kiến thức là gì? Chân lý là gì? Có chân lýkhách quan, tuyệt đối không? Chúng ta sẽ xây dựng hình ảnh thế giới củamình như thế nào? Một vị trí như thế nào trong thế giới thuộc về con người?Mối quan hệ của con người với thế giới ra sao?, Con người có những lýtưởng nào?, Đặc thù của ý thức và cảm xúc của con người ở chỗ nào?Câu hỏi về giá trị/ luân lý học: Quan điểm, tư tưởng thông thái về giátrị, về nguyên tắc sống, các định hướng mục đích và các chuẩn mực phối hợpcủa đạo đức, pháp luật và thẩm mỹ. Đó là nhân tố có ý nghĩa lớn lao trongviệc giải quyết phần lớn những vấn đề và nhiệm vụ chủ yếu của đời người.Tại sao chúng ta cảm nhận thế giới theo cách này? Những giá trị và mục đíchchúng ta theo đuổi là gì? Thiện/ ác là thế nào? Chúng ta đánh giá thực tế toàncầu và vai trò của loài người ở đó như thế nào? Con người đã đặt ra chomình những mục đích sống và các phương tiện để thực hiện mục đích nhưthế nào? Liệu nó có tuân theo những quy luật phát triển khách quan của thếgiới, những nhu cầu, lợi ích và khả năng khách quan của họ không? Câu hỏi về dự đoán tương lai: Tương lai nào mở ra cho mỗi người vàcả loài người? Chúng ta sẽ chọn các tương lai có thể bằng các tiêu chí nào?Bằng cách nào họ thể hiện được sự thống nhất giữa con người và thế giới, đãhiểu được những triển vọng của mình, tin tưởng vào bản thân mình, vàotương lai của nhân loại? Câu hỏi về hành động: Chúng ta sẽ phải hành động như thế nào? Theocác cách khác nhau chúng ta có thể ảnh hướng tới thế giới và biến đổi nó nhưthế nào? Chúng ta nên sắp xếp các hành động của mình theo nguyên tắc nào?c. Các loại hình thế giới quan.Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theoquá trình phát triển thì có thể chia thế giới quan thành các loại hình cơ bản :thế giới quan huyền thọai ; thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của conngười nguyên thủy. Ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí vàtín ngưỡng , hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần bí và conngười, v.v. của con người hòa quyện và nhau thể hiện quan niệm về thế giới.Thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu ; tínngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cả cái thực, cái thần vượt trôi cái người.Khác với thế giới quan huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết họcdiễn tả quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luậtđóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ýnghĩa như vậy, triết học được coi như là trình độ tư giác trong quá trình hìnhthành và phát triển thế giới quan. Nếu như thế giới quan được hình thành tưtoàn bộ tri thức của các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thànhnhưng quan niệm thống nhất định hướng về từng mặt, từng bộ phận của thếgiới, thì triết học với các phương thức tư duy đặc thù đã tạo nên hệ thống lýluận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là mộtchỉnh thể. Như vậy, triết học là hạt nhât lý luận của thế giới quan ; triết họcgiữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan củamỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử xã hội nhất định.Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là chothế giới phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinhnghiệm thực tiễn và trì thức khoa học đưa lại. Đó là là chức năng chung củatriết học.Các trường phái triết học khác nhau diễn tả thế giới quan theo quanniệm khác nhau, đối lập nhau bằng lý luận ; đó là các thế giới quan triết học,phân biệt với thế giới quan thông thường.Thế giới quan khoa học là hình thái cao nhất trong sự phát triển của thếgiới quan khác nhau đã và đang tồn tại trong các nên văn hóa và văn minhtinh thần nhân loại. Thế giới quan khoa học bao hàm trong triết học duy vậtbiên chứng như là hạt nhân của mình.d. Vai trò của thế giới quan.Thế giới quan đóng vai trò nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữvai trò chỉ dẫn cách thức tư duy và hành động của cá nhân. Nó đồng thờicũng thể hiện lý luận và khái quát hóa các quan điểm và hoạt động của nhómxã hội. Mỗi cá nhân cũng luôn mong muốn tiếp nhận những thế giới quankhác, làm phong phú thế giới quan cho mình, góp phần điều chỉnh địnhhướng cuộc sống. Xuất phát từ lập trường, biện giải thế giới quan đúng đắn, con người cóthể có được những cách giải quyết vấn đề đúng đắn do cuộc sống đặt ra.Ngược lại, xuất phát từ lập trường sai lầm, con người khó có thể tránh khỏihành động sai lầm. Khi giải quyết những vấn đề cụ thể của thực tiễn, sớm muộn người tavấp phải những vấn đề chung, cần đến sự đóng góp của thế giới quan làm cơsở định hướng giải quyết vấn đề cụ thể. “Một tập hợp những sự kiện mớicàng rối rắm bao nhiêu, các tư tưởng mới càng nhiều hình nhiều vẻ baonhiêu thì nhu cầu phải có một thế giới quan liên kết lại càng cảm thấy trở nênbức thiết bấy nhiêu” [M. Plank]Ban đầu, mỗi cá nhân phát triển tinh thần đến một mức độ nào đó đềutìm cách trả lời các câu hỏi triết lý riêng của mình một cách tự phát, nghiệpdư. Đó là dấu hiệu “triết gia” ở mức độ nào đó [thậm chí họ không biết cảđến từ “triết học” hay “thế giới quan”]. Dần dần, do động chạm đến nhữngvấn đề quan tâm nhất của con người, xã hội, nhân loại mà xuất hiện nhiềungười có phẩm chất vĩ đại, say mê sáng tạo những học thuyết và hệ thống thếgiới quan đồ sộ, sâu sắc, độc đáo và phổ quát một cách thức hết sức chuyênnghiệp. Họ được gọi là triết gia hay là những người theo đuổi sự khônngoan. Họ là những người để lại những quan điểm mang dấu ấn lớn, đánhthức sợi dây tâm hồn của nhiều thế hệ tiếp theo.Tuy nhiên, việc chuyên môn hóa xây dựng thế giới quan cũng có nhượcđiểm. Nó làm gia tăng khoảng cách giữa nhà chuyên môn - triết gia vớingười bình thường. Do vậy, do sự biến đổi nhanh và thay đổi mặt bằng triếtlý chung, công chúng đã bị cách triết gia gạt khỏi đối tượng truyền đạt dẫntới có sự xa cách, khó hiểu cho đại chúng. Vì vậy, xã hội và mỗi người cầnquan tâm xây dựng và phổ biến một thế giới quan đúng đắn. Điều này sẽmang một ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho mỗi người trở thành thực thểtự do và sáng tạo thực sự, nhân văn thực sự.1.1.1.2.Thế giới quan khoa học.Thế giới quan duy vật biện chứng là hệ thống chỉnh thể những tri thứcvề tự nhiên xã hội và con người, cùng những định hướng giá trị của conngười trong quan hệ với hiện thực dựa trên việc giải quyết một cách duy vậtbiện chứng vẫn đề cơ bản của triết học.Thế giới quan duy vật biện chứng mang tính cách mạng triệt để. Nókiên quyết phê phán và khắc phục mọi thế giới quan sai lầm từ đó tạo racuộc cách mạng về thế giới quan [cách mạng trong tư tưởng]. Kiên quyếtphê phán bằng thực tiễn để thực hiện cách mạng hóa trong hiện thực nhờ vậythúc đẩy hiện thực đi lên. Đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn xemtrọng thực tiễn trong vai trò của thế giới quan.Mang trong mình chủ nghĩa lạc quan lịch sử. Nó làm rõ quy luật tiếnhóa của mọi sự vật nói chung. Quy luật tồn tại khách quan với ý muốn củacon người. Quy luật mọi sự vật đều không ngừng phát triển mang tính kháchquan.1.2.Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và vai trò của giáo dụcthế giới quan ở nước ta hiện nay.1.2.1.Giáo dục thế giới quan duy vật biên chứngGiáo dục thế giới quan là dưa trên nhưng cơ sở khách quan và chủquan, xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cho con người được thựchiện theo các con đường:Con đường gian tiếp: là con đường không tác động thẳng vào môitrường xã hội và các quan hệ xã hội, trong đó quá trình hình thành thế giớiquan của con người đang diễn ra. Nó bao gồm việc: đẩy mạnh quá trình xâydựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong đó luôn chú ý bảo đảmmỗi quan hệ sản xuất theo lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa với hoàn thiệntừng bước quan hệ sản xuất mới. Đây chính là cơ sở “lịch sử tư nhiên” đíchthức, đây đủ cuối cùng bảo đảm chắc chắn cho thế giới quan khoa học đượchình thành một cách khách quan, tất yếu. Đồng thời, cần tiến hành việc xáclập và khẳng định một cách chính thức, chính thống và củng cố, hoàn thiệntoàn bộ kiến trúc thượng tầng chính trị- tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói chung,các thể chế Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. Kiến trúc thượngtầng, tuy không phải là một lược lượng kinh tê - kỷ thuật trực tiếp, nhưng cótác động tích cực và quan trọng ỏ chỗ, một mặt nó tạo ra “vành đai an toàn”bảo đảm cho phương thức sản xuất mới phát triển ổn định và vững chắc;mặt khác, bản thân nó trở thành động lực vật chất – xã hội to lớn có hiệu quảthúc đẩy lại phương thức sản xuất mới lẫn thế giới quan mới cùng phát triểnmạnh mẽ. Ngoài ra, nội dung tinh thần tư tưởng của các hình thái ý thức xãhội [chính trị, pháp quyền, đạo đức thẩm mỹ… ] trong thành phần chung củakiến trúc thượng tầng đóng vai trò tiêu chí, chuẩn mực trong việc tuyêntruyền, khẳng định và xác lập từng bước những nội dung của thế giới quankhoa học trong quần chúng nhân dân.Con đường gián tiếp: là con đường tác động thẳng đến thế giới quancủa con người bằng công tác lý luận – tư tưởng. Nó bao gồm các hoạt động :nghiên cứu và quán triệt thế giới quan mới, giảng dạy và học tập, tuyêntruyền và nội dung cổ động nội dung thế giới quan này. Nếu con đường thứnhất có ý nghĩa sâu xa [nhưng gian tiếp], thì con đường thứ hai có tác dụngchủ yếu [và trực tiếp]. Theo con đường nay, việc xây dựng thế giới quan duyvật biên chứng được đặt trong tiến trình chung của cuộc cách mạng tư tưởng– văn hóa là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của sự nghiệp cáchmạng xã hội chủ nghĩa nói chung. cuộc cách mạng đã có sứ mạng tác độngthẳng vào đời sống tinh thần và cá nhân và xã hội, làm chuyển biến mọi mặt,mọi lĩnh vực của nhận thức và ý thức. Nó vừa phản ánh cuộc sống mới, đồngthời vừa vừa khẳng định, nhân rộng và phát huy sức mạnh tích cực, tínhnăng động của những hình ảnh giá trị mới ấy trong toàn bộ thực tiễn xâydựng chủ nghĩa xã hôi. Trên nền thành quả chung của cuộc cách mạng vănhóa – tư tưởng, đời sống tinh thần của cá nhân và mang tính xã hội cũngchuyển biến theo xu hướng ngày càng tích cực hóa. Bản chất của nó dần đổimới, như vậy thế giới quan duy vật biện chứng từng bước được hình thành.Công tác lý luận – tư tưởng chiếm vị trí vô cùng quan trọng và có ý nghĩa hếtsức to lớn đối với việc xây dựng thế giới quan mới bởi vì thế giới quan duyvật biện chứng đòi hỏi trình độ lý luận khái quát hóa cao, có tính định hướngchính trị và chức năng thực tiễn sâu sắc, triệt để. Do đó, chỉ có thực hiện tốtcông tác lý luận – tư tưởng thì mới tạo điều kiện chủ quan thuận lợi và đầyđủ, trực tiếp cho sự ra đời của thế giới quan duy vật biện chứng trong đờisống tinh thần của quần chúng nhân dân.Giáo dục là con đường trực tiếp, năng động và sáng tạo nhất để đưa thếgiới quan duy vật biện chứng đến với con người. Mục tiêu của nó không chỉlà cung cấp những kiến thức về nội dung, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thếgiới quan mới, mà còn đưa chúng thâm nhập và ý thức nội tại của chủ thể,làm chuyển biến trạng thái tư tưởng hiện có ở chủ thể, đổi mới và “khoa họchóa” nó. Nghĩa là biến kiến thức thế giới quan duy vật biện chứng mà chủthể tiếp nhận và đã tư giác coi là chân lý niềm tin cá nhân thành lý tư tưởng ,lập trường thế giới quan của mình. Đương nhiên cần phải đặc biệt chú ý rằngđó mới là kết quả trừu tượng chưa có phần tài sản vững chắc. Phải luôn nhớlời V.L.Lênin: “không có công tác, không có đâu tranh, thì kiến thức sáchvở về chủ nghĩa cộng sản…, sẽ không có một chút giá trị nào cả”.Nội dung giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng bảo đảm xác lậpđược cả ba thanhg tố cấu trúc cơ bản của nó là: hệ thống tri thức khoa học cơbản toàn diện, hiện đại và phương pháp tư duy biện chứng – duy vật ; hệthống giá trị xã hội nhân đạo, tập thể và năng lực đánh giá khách quan thựctiễn; hệ thống lý tưởng sống lạc quan, tiến bộ và tính tích cực, sẵn sàng hànhđộng vì lý tưởng đó.Phương thức tiến hành tiến hành giáo dục thế giới quan duy vật biệnchứng là: vừa trực tiếp dẫn nhập và chuyển tải những nội dung giáo dục thếgiới quan thuần túy, đặc thù, vừa phối hợp với nội dung giáo dục chính trị -tư tưởng, pháp luật, đạo đức thẩm mỹ, khoa học và triết học; kết hợp giáodục với tự giáo dục vừa kết hợp giáo dục, vừa giáo dục đại chúng với giáodục cá biệt, giáo dục với rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh xây dựng và cảitạo xã hội …Tiến hành giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng không chỉ dừng lạiở các cơ quan khoa học và nhà trường mà còn bao gồm tất cả các tổ chứcchính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính…Tiến trình thực hiện giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng là đi từthấp đến cao, từ bộ phận riêng lẻ đến cái hệ thống chỉnh thể, từ cụ thể trựcquan đến khái quát trừu tượng, từ tri thức đến niềm tin, lý tưởng, lậptrường…Cuối cùng, hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đượcthẩm định, đánh giá không chỉ bởi mức độ chín muồn đầy đủ về nội dungcủa nó dưới dạng “tiềm năng” tinh thần bên trong chủ thể mà chủ yếu bởinhững giá trị xã hội mà hoạt động nhận thức và thực hiện sinh động, trực tiếpvà hoàn thiện, đổi mới và thích ứng cao, nhanh của chủ thể thế giới quan.1.2.2.Vai trò của công tác giáo dục thế giới quan duy vật biên chứngở nước ta hiện nay.1.2.2.1. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng góp phần xâydựng lý tư tưởng cao đẹp, đạo đức lối sống lành mạnh cho sinh viên.Thế giới quan duy vật biện chứng mà nền tảng là chủ nghĩa Mác –Lênin tri thức khoa học và ở nước ta còn có thêm tư tưởng Hồ Chí Minh đólà cơ sở để hình thành đạo đức cách mạng. Nó là một điều cần thiết đó vớisinh viên hiện nay để có những phẩm chất cách mạng, nhiệt tình cách mạng,có ý chí sắt đá, bản lĩnh vững vàng, có đạo đức trong sáng 1.2.2.2. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng góp phần rènluyện tư duy khoa học nhằm khắc phục những tư tưởng duy tâmThề giới quan duy vật biện chứng nó chứa đựng những tri thức khoahọc tiên tiến như là chất liệu cơ bản của mình. Nên việc giáo dục thế giớiquan duy vật biện chứng cũng là rèn luyện cho sinh viên về tư duy khoa học.Vì dựa trên tri thức khoa học, triết học khoa học lich sử nên nó không có yếutố duy tâm ở trong đó.Khi tóm tắt nội dung quan niệm duy vật lich sử Mác cho rằng duy tâmchỉ làm cho xã hội bị đẩy lùi, nhưng nhất định chủ nghĩa duy tâm sẽ bị tốngcổ ra khỏi nơi ẩn náu cuối cùng, tức là nó sẽ bị xóa và tất yếu sẽ được thaythế bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng với quan niệm duy vật lịch sử.Lênin cũng thừa nhận rằng sự tồn tại của thực tại khách quan, nghĩa làkhông lệ thuộc vào ý thức của ai. Nên không có ai có thể tự sản sinh ra nóđược. Cho nên giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng sẽ tạo cho sinh viênbiết được sự vận động của lịch sử, giải thích sự tồn tại của con người khôngphải là thần thoại, là có một thế lực siêu tư nhiên nào đó sản sinh ra. Từ đókhắc phục các yếu tố duy tâm trong đời sống sinh viên.1.2.2.3. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nhằm giúp sinhviên nhận thức được trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước.Giáo dục thế giới quan giúp cho sinh viên nhận thức được giá trị củabản thân với xã hội, đó cũng là trách nhiệm của bản thân với đất nước. Nhậnthức và cải tạo thực tiễn, tư duy biện chứng, hình thành cho mình lý tưởng,đạo đức lối sống trong sạch đó là mục đích cơ bản của thế giới quan khoahọc. Trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay làtích cực lao động phát triển kinh tế của đất nước đưa đất nước ta không rơivào tình trạng tụ hậu so với các nước trên thế giới, có lòng yêu nước thathiết, tin tưởng vào lý tưởng chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với sựchỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện đúng chính sách của nhànước.1.2.2.4. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nhằm giúp chosinh viên nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan.Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về học tập và vận dụngchủ nghĩa Mác – Lênin. Trong Diễn văn khai mạc lớp lý luận khóa I TrườngNguyễn Ái Quốc [nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ ChíMinh] Người nói : “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác –Lênin để dùng làm lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác –Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúngđắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dầnhiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được nhữngđường lối, phương pháp, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩathích hợp tình hình nước ta”. Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng để có mộtnhận thức đúng đắn về hiện thực khách quan. Có nhận thức được thực tiễnthì mới có thể đưa ra những giải pháp thích hợp đúng với quy luật. Sinh viên là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước trong tương lai đòihỏi phải có lập trường, quan điểm, phương pháp đúng đắn để cải tạo hiệnthực khách quan của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Để có được điều đóthì sinh viên phải hình thành cho mình một thế giới quan duy vật biện chứng.Vì thế giới quan khoa học là con đường duy nhất để cho sinh viên có thể điđến những nhận thưc khách quan và biện chứng.1.3. Thực trạng và sự cần thiết phải nâng cao vai trò của công tácgiáo dục thế giới quan khoa học ở nước ta hiện nay.1.3.1. Thực trạng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở nướcta hiện nay.Cho đến nay Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản quy địnhvề việc giáo dục các môn lý luận Mác – lênin ; tư tưởng Hồ Chí Minh ;đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống cáctrường đại học và cao đẳng trên toàn quốc đây là những môn bắt buộc.Đội ngũ cán bộ giảng viên giảng day những bộ môn này ngày càngđược nâng cao vê chất lượng cũng như số lượng. Cho đến nay cả nước cógần 2000 giảng viên bộ môn khoa học Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhtrong đó có 2 giáo sư, 25 phó giáo sư, 200 tiến sĩ, 545 thạc sĩ và hầu hết cácgiảng viên các trường đều có trình độ đại học và sau đại học.Trình độ của giảng viên các trường liên tục được bồi dưỡng về trình độlý luận và gắn các vẫn đề lý luận với thực tiễn tình hình thời sự trong nướcvà thế giới. Cán bộ đào tạo bộ môn khoa học Mác-Lênin, và tư tưởng Hồ ChíMinh liên tục được bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất chính trị, niềm tin vềChủ nghĩa xã hội, nhận thức về đường lối chính sách của Đảng.Giáo trình của bộ môn đã và đang từng bước hoàn thiện về nội dungcho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Sinh viên được giáo dục vềlý luận đồng thời thực tiễn của đất nước để các vẫn đề lý luận trừu tượng trởnên dễ hiểu và người học dễ nhận thức.Không những hệ thống giáo trình được bổ sung và hoàn thiện thì đi đôivới việc bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị để hỗ trợ cho việc nâng caohiệu quả của dạy và học.Tuy nhiên ở nước ta việc giáo dục bộ môn Mác-lênin còn nhiều bất cậpnhư trong các giáo trình còn hạn chế về việc đưa các vẫn đề thực tế và cácvẫn đề lý luận một cách sâu sác và thấu đáo. Và trong các trường không đàotạo chuyên ngành khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thường tổchức học các môn này với số lượng sinh viên trong các giảng đường là rấtnhiều, thường là trên 80 sinh viên học. Vì lý do đó mà các sinh viên khôngphải chuyên ngành thường rất sợ các môn này và chưa mấy hứng thú khihọc nên hiệu quả đạt được còn thấp. Thực tế cho thấy số sinh viên thi lại cácmôn khoa học Mác-Lênin rất cao, và lơ mơ về các khái niệm cơ bản củamôn. Điều này có tác động rất xấu đến việc giúp sinh viên định hướng chomình một thế giới quan khoa học một phương pháp luận biện chứng.1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của giáo dục thế giới quanduy vật biện chứng.Nâng cao vai trò của giáo dục thế giới quan duy vật là một vẫn đề cầnthiết đối với sinh viên. Đó là tiền đề để đảm bảo cho sinh viên một tư duykhách quan khoa học, tư duy lý luận, biết hình thành cho mình một phươngpháp để hệ thống các tri thức khoa học cơ bản và toàn diện. Hơn thế nữa đólà vẫn đề nhận thức lý luận Mác – Lênin và niềm tin về con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Và một vẫn đề quan trong hơn nữa là nhậnthức cải tạo hiện thực khách quan từ đó có một lý tưởng sống cao đẹp.CHƯƠNG HAI : THỰC TRẠNG VAI TRÒ CÔNG TÁC GIÁO DỤCTHẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍVÀ TUYÊN TRUYỀN.2.1. Những yếu tố tác động đến công tác giáo dục thế giới quan duyvật biện chứng ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền.2.1.1 Đặc điểm chung của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quyhoạch làm giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộphóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng,văn hóa và các khoa học xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoahọc phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vàphục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vềlĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông.Trường có nhiện vụ đào tạo và bồi dưỡng trưởng, phó phòng trở lên củacác cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương, ở các bộ, ban, ngành, đoànthể Trung ương và tỉnh, thành phố; phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy, thànhủy; trưởng, phó ban tuyên giáo huyện ủy, quận ủy, thị ủy ở trình độ đại họcvà sau đại học.Đào tạo giảng viên lý luận chính trị bậc đại học cho các Trường Chínhtrị tỉnh, thành phố, các trường đào tạo cán bộ của bộ, ban, ngành, đoàn thểTrung ương, các trường đại học và cao đẳng.Học viện Báo chí và Tuyên truyên có nhiệm vụ đào tạo đại học và sauđại học, trường có tất cả 19 khoa cụ thể : khoa triết học ; khoa chủ nghĩa xãhội khoa học ; khoa kinh tế chính trị ; khoa lịch sử Đảng ; khoa xây dựngĐảng ; khoa tư tưởng Hồ Chí Minh ; khoa chính trị học ; khoa tâm lý và giáodục ; khoa pháp luật và nhà nước ; khoa báo chí ; khoa phát thanh và truyênhình ; khoa báo mạng điện tử ; khoa quan hệ quốc tế ; khoa tuyên truyền ;khoa xã hội học ; khoa quan hệ cồng chúng- quảng cáo ; khoa xuất bản ;khoa ngoại ngữ ; khoa kiến thức giáo dục đại cương.Bồi dưỡng kiến thức mới, nghiệp vụ công tác chuyên môn, lý luậnchính trị và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ lãnhđạo, quản lý thuộc các đối tượng đào tạo nêu trên.Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, khoa học chính trị và mộtsố ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, trên các hướng : nghiên cứu phụcvụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu đóng góp vàosự phát triển lý luận, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng,hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; làm sáng tỏ nhữngvấn đề nảy sinh từ thực tiễn, đang có ý kiến khác nhau, đấu tranh chống cácquan điểm lệch lạc và luận điệu sai trái, góp phần tích cực vào công tác tưtưởng của Đảng. Chú trọng cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu lýluận gắn với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tăng cường nghiên cứuliên ngành, phối hợp giữa Học viện với các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trungương, các cơ quan khoa học khác và cấp ủy, chính quyền địa phương trongnghiên cứu khoa học. Tổ chức để học viên cùng tham gia các hoạt động khoahọc. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước, những kinhnghiệm của thế giới, nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về đàotạo cán bộ, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước tronglĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa, báo chí, truyền thông và công tác giáodục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.Nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung, biên soạn giáo trình, tàiliệu học tập, phát triển và hoàn thiện quy trình, phương pháp giảng dạy cácchuyên ngành mà Học viện đào tạo.2.1.2. Đặc điểm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên tuyền.Vì đặc tính riêng về đạo tạo là nghiên cứu và phát triển lý luân hoặc làchuyên ngành báo chí nên đầu vào của sinh viên Học viên là khối C và D. Vìđặc điểm của khối C và D là nhanh nhạy và nhạy cảm về ngôn ngữ và đi sâuvà học các vẫn đề của khoa học xã hội nhân văn. Đặc điểm chuyên ngành các sinh viên của Học viện theo học là nghiêncứu lý luân Mác- lênin, tư tương Hồ Chí Minh, đường lối chính sách củaĐảng và Nhà Nước, hoạt động về văn hóa- tư tưởng, báo chí và truyềnthông. Nên đòi hỏi các sinh viên phải nhận thức được các vẫn đề lý luận vàthực tiễn. Sinh viên của Học viện phải đưa được lý luận vào thực tiễn kháchquan, nhằm cụ thể hóa những vẫn đề lý luận trong thực tiễn.Ngoài ra sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung là năngđộng và nhạy bén với tình hình biến đổi của đất nước và những biến đổi củathế giới, nhạy cảm với những vẫn đề chính trị.2.2. Thực trạng công tác giáo dục thế giới quan khoa học ở Học việnBáo chí và Tuyên tuyền trong những năm qua.2.2.1. Thành tựu và hạn chế.2.2.1.1. Thành tựu.Đội ngũ giảng viên về bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tương Hồ ChíMinh, xây dựng chính quyền nhà nước đã và đang được nâng cao về trìnhđộ, hầu hết các giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều là từthạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư.Việc dạy và học đã có nhiều đổi mới, lối dạy và học cũ đang từng bướcđược thay thế bằng các phương pháp dạy học mới đang phát huy hiệu quảcủa giảng dạy và học tập của sinh viên. Bổ sung thêm trang thiết bị phục vụcho giang dạy như máy chiếu, hệ thống các sách tham khảo về bộ môn này Nhà trường luôn quan tâm và tổ chức các cuộc thi Olinpic triết học và cáccuộc thi về tìm hiểu và học tập tấm gương đạo đức và tư tương Hồ ChíMinh.Trình độ nhận thức của sinh viên về việc hình thành thế giới quan duyvật biện chứng ngày càng được nâng cao. Thể hiện qua chất lượng của cácsinh viên ra trường công tác có hiệu quả có lý tưởng và kiên định với chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng cộngsản Việt Nam.Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã và đang hình thành nênlối sống trong sạch và đạo đức phẩm chất chính trị tốt, thực hiện tốt cácchính sách, đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước đưa ra.2.2.1.2. Hạn chế.Mặc dù đã có nhiều đổi mới song phương pháp giáo dục các bộ môn đểcho sinh viên hình thành thế giới quan duy vật biện chứng còn hạn chế vàchưa đáp ứng được nhu câu của sự đổi mới giáo dục. Ở Học viện Báo chí vàTuyên truyền vẫn duy trì phương pháp đọc chép, phương pháp đào tạo đốithoại giữa sinh viên và giảng viên còn hạn hẹp chưa được áp dụng nhiều.Thực tế vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa tạo cho mình một thế giớiquan khoa học, chưa có sự áp dụng các kiến thức đã được học vào cuộcsống.Một số sinh viên chưa đề cao việc học tập khoa học Mác-Lênin nênviệc sinh viên thì lại ở bộ môn này vẫn là con số rất lớn.Nguyên nhân có những hạn chế này là do nhận thức của sinh viên về vaitrò của việc học tập khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dể hìnhthành cho mình một thế giới quan khoa học để nhận thức cuộc sống mộtcách lôgic và biện chứng. Nhưng đồng thời cũng có một phần hạn chế củagiảng viên khi cho sinh viên tiếp cận những môn học này.2.2.2. Những vẫn đề đặt ra về giáo dục thế giới quan khoa học chosinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.2.2.1. Bất cập về nội dung giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội.Những vẫn đề lý luận nó còn nhiều trái ngược với thực tế hiện tại nêncó một số sinh viên còn tỏ ra lúng túng khi chứng minh sự đúng đắn củakhoa học Mác-Lênin khi được hỏi. Vì thực tế của cách mạng thế giới đanglâm vào thoái trào và Chủ nghĩa xa hội đang đi xuống từ sau sự sụp đổ củaLiên Xô và Đông Âu [1991]. Hơn nữa chủ nghĩa tư bản với sự ứng dụng củakhoa học kỷ thuật đang phát triển một cách mạnh mẽ. Tình hình nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nênnhững vẫn đề bất cập của ngoài xã hội với giáo dục trong nhà trường nókhông đồng nhất với nhau. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội, lối sống bạolực đang xuất hiện, tồn tại và gia tăng ở nước ta trong nhưng năm qua.2.2.2. Cơ sở vật chất kỷ thuật còn hạn chế chưa đáp ứng được yêucầu dạy và học.Thực tế cho thấy ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền cơ sở vật chất đểphục vụ cho việc giáo dục thế giới quan còn hạn chế chưa thật sự đáp ứngđược nhu cầu nâng cao hiệu quả của việc dạy cũng như việc học. Trang thiếtbị phục vụ cho việc học chỉ có dừng lại ở sử dụng các giáo trình là chủ yếu,

Video liên quan

Chủ Đề