Chỉ đường đi đường mòn Hồ Chí Minh

Nếu từ trung tâm Hà Nội đi đường mòn Hồ Chí Minh thì di chuyển như thế nào?

Hỏi: Tôi ở Hà Nội. Tôi sắp có chuyến đi công tác Nghệ An và tôi dự tính đi bằng xe riêng. Mọi người khuyên tôi nên đi theo đường Hồ Chí Minh cho nhanh và vắng, tôi chưa từng đi bao giờ, không biết lộ trình ra sao, đường Hồ Chí Minh ở đâu?

Văn Đoàn - Quán Thánh, Hà Nội


Trả lời

Để di chuyển vào Nghệ An hiện nay có hai cung đường đi, một là đi theo QL 1A quen thuộc -anh chị có thể tham khảo tại bài: Từ Hà Nội đi Vinh và hai là đi theo đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh hiện nay rất ngon lành, anh chị có thể chạy từ Hà Nội vào tận Sài Gòn theo cung đường này rất thuận tiện, có đoạn vắng vẻ nhưng cũng có một số đoạn đông nếu qua khu dân cư.

Đường Hồ Chí Minh nằm ở phía Tây của Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội, có 2 cách đi ra đường Hồ Chí Minh. Một là từ Hà Nội đi Láng - Hòa Lạc rồi rẽ trái xuống Xuân Mai để vào đường Hồ Chí Minh. Hai là từ Hà Nội đi Ngã Tư Sở xuống Hà Đông rồi đi thêm 30km xuống thẳng Xuân Mai theo QL 6, sau đó rẽ trái đi đường Hồ Chí Minh.

Xem thêm:

Từ Hà Nội đi Hòa Bình
Từ Hà Nội đi Mai Châu
Từ Hà Nội đi Đền Hùng
Từ Hà Nội đi Thiên đường Bảo Sơn
Từ Hà Nội đi đền Trần Nam Định

Khoảng cách từ trung tâm Hà Nội tới đường Hồ Chí Minh chỉ khoảng 30-35km tùy vị trí xuất phát.- http://www.wikihoidap.com/ 

Đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 3.167 km, nối liền hai đầu Bắc Nam của nước Việt Nam, đi qua 30 tỉnh thành trong cả nước. Là một trong những dự án giao thông quan trọng quốc gia bởi nó ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và chính trị, an ninh, quốc phòng. Vậy đường Hồ Chí Minh hiện nay ra sao? Cùng HDPro Land tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chỉ đường đi đường mòn Hồ Chí Minh

1. Vài thông tin về đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh được tiến hành khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào ngày 05/04/2000. Sau đó, tại kỳ họp thứ 6 khóa XI ngày 03/02/2004 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư và xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời xác định đây là công trình quan trọng cấp quốc gia.

Tên: Đường Hồ Chí MinhChiều dài: 3.167 kmĐiểm đẩu: Tân Kỳ (Nghệ An)Đi qua: 30 tỉnh thànhĐiểm cuối: Đất Mũi (Cà Mau)Quy mô: 2 - 8 làn xe

2. Quy mô đường Hồ Chí Minh ra sao?

Đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài toàn tuyến là 3.167 km, tuyến chính dài 2.667 km và tuyến nhánh ở phía Tây dài 500 km. Cung đường này sẽ đi qua 30 tỉnh và thành phố trong cả nước. Quy mô đường sẽ khoảng từ 2 đến 8 làn xe tùy thuộc địa hình. Quảng Bình là tỉnh có hệ thống đường Hồ Chí Minh đi qua dài nhất với tổng chiều dài 320 km.

Đường Hồ Chí Minh sẽ có tuyến chính đi qua tỉnh thành sau: Pác Bó, Chợ Mới, Chợ Chu, thành phố Cao Bằng, thành phố Bắc Kạn, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), ngã ba Bình Ca, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Hòa Lạc, Xuân Mai, cầu Cao Lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lặc, Lâm La, Thị xã Thái Hòa, Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây, Tân Kỳ, Khe Cò, Can Lộc, phía Đông hồ Kẻ Gỗ, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Hòa Khương, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Đồng Xoài, Chơn Thành, Trảng Bàng, thị trấn Hậu Nghĩa, Kon Tum, thành phố PleiKu, thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Gia Nghĩa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, thị trấn Mỹ An, thành phố Cao Lãnh, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.

➜  Có thể bạn quan tâm: Quốc lộ 51, Tuyến Metro số 3A Bến Thành - Tân Kiên,...

Tuyến phía Tây của đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua: Khe Cò, Phố Châu, Vũ Quang, Tân Ấp, Khe Gát, Bùng, đèo U Bò, Tăng Ký, cầu Khỉ, Khe Ve, đèo Đá Đẽo, Sen Bụt, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ Khe Sanh, Đăk Rông.

Chỉ đường đi đường mòn Hồ Chí Minh
Hình ảnh một đoạn của tuyến đường Hồ Chí Minh

Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh còn có những đoạn trùng với các tỉnh lộ và quốc lộ sau. Cụ thể như: Đường tỉnh 203, Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 12B, Quốc lộ 21A, Quốc lộ 15, tuyến Quốc lộ 14, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14E và tuyến Quốc lộ 61, Quốc lộ 63, Quốc lộ 80.

Dự án đường Hồ Chí Minh được chia thành 3 giai đoạn xây dựng:

  • Giai đoạn 1: Tiến hành phần dài >2000 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới Bình Phước. Đến năm 2006 tiến hành nghiệm thu được 1.234,5 km đường, 261 cầu, 2 hầm và 2 nhà hạt. Đến 30/04/2008, Đường Hồ Chí Minh phần giai đoạn 1 đã được thông tuyến.
  • Giai đoạn 2: Tiến hành thi công phần từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Hòa Lạc và phần Tuyến đường N2.
  • Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn theo tiêu chuẩn đường cao tốc vào năm 2020.

3. Thông xe toàn tuyến đường Hồ Chí Minh

4. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thế nào với kinh tế - xã hội, chính trị đất nước?

Theo báo cáo của Chính phủ về đánh giá hiệu quả dự án đường Hồ Chí Minh đã nêu bật tình hình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Cụ thể, các dự án thành phần của đường Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành và được đưa vào khai thác đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương nơi dự án đi qua. Làm thay đổi cuộc sống của các đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, giúp thu nhập bình quân đầu người tăng, tạo điều kiện phát triển cho các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa phía Tây đất nước, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Các dự án thành phần nằm ở khu vực Tây Nguyên được xem tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Giúp rút ngắn thời gian di chuyển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội các tỉnh Tây Nguyên. Cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây của các tỉnh ở Tây Nguyên đều tăng, so với trước khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua khu vực.

Chỉ đường đi đường mòn Hồ Chí Minh
Hình ảnh một đoạn đường Hồ Chí Minh

Không chỉ vậy, tuyến đường Hồ Chí Minh còn làm thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc, ngoài ra còn dễ dàng kết nối với các khu vực lân cận như:

  • Đi các tỉnh phía Bắc, phía Nam.
  • Đi các tỉnh ven biển bằng QL24, QL25, QL26, QL27, QL28, QL29.
  • Kết nối Lào, Thái Lan bằng QL40.

Một trong những giá trị to lớn mà đường Hồ Chí Minh mang lại chính là việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp du lịch cả nước. Tuyến đường này kết nối các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử nổi tiếng tạo thành chuỗi địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách.

Việc tuyến đường Hồ Chí Minh thông sẽ sẽ là một trong những bước ngoặc lớn, đánh dấu sự phát triển vượt bậc, vươn lên mạnh mẽ trên mọi mặt phương diện của nước ta, về kinh tế, xã hội hay cả về mặt an ninh, chính trị.