Chế độ chụp hdr trên canon là gì năm 2024

Có một sự thật là những chiếc máy ảnh dù có hiện đại tới đâu cũng không thể cho ra những bức hình có độ tương phản màu sắc mạnh như những gì ta được thấy từ thực tế. Cũng chính vì lý do đó, trên các máy ảnh hiện nay có thêm tính năng chụp HDR. Ngoài ra, bạn vẫn có thể tạo ra ảnh HDR từ những kiến thức kỹ thuật cơ bản.

\>>> Mua máy ảnh Sony chính hãng

HRD là gì?

Chế độ chụp hdr trên canon là gì năm 2024

HDR (High Dynamic Range) là dải tương phản động mở rộng. Nó chính là tính năng giúp cho các bức ảnh có độ tuong phản màu sắc giữa các chi tiết được đẩy lên cao và có độ nét một cách đáng ngạc nhiên, mạnh hơn nhiều so với những gì khi ta chụp ảnh bình thường. Đó chính là sự chênh lệch giữa các vùng sáng tối trong một bức ảnh.

Tính năng HDR trên các máy ảnh

Trên các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay có một số model trang bị thêm tính năng HDR để dễ dàng lấy ảnh ở những khung cảnh có độ tương phản cao. Khi bạn bấm chụp, máy sẽ tự động chụp liên tục 3 tấm ảnh, trong đó bao gồm: 1 tấm thiếu sáng, 1 tấm đủ sáng, 1 tấm dư sáng. Hoặc có thể là nhiều hơn ba tấm. Sau đó cả 3 tấm ảnh sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành một tấm ảnh hoàn chỉnh được cân bằng giữa độ tương phản các chi tiết mà vẫn không thừa sáng hay thiếu sáng. Tuy nhiên, cũng có những máy không tự ghép ảnh mà bạn sẽ dùng phần mềm hậu kỳ để ghép chúng với nhau.

Về mặt kỹ thuật, khi hoạt động ở chế độ HDR thì độ mở ống kính sẽ hoạt động ở các độ mở khẩu khác nhau để thu được những lượng ánh sáng khác nhau. Do đó, hình ảnh cuối cùng mà bạn xem được là kết quả của tất cả những lần phơi sáng khác nhau ở mỗi chi tiết nên có độ chân thật và mức tương phản gần giống với những gì bạn thấy trong thực tế.

Chế độ chụp hdr trên canon là gì năm 2024

Hãy nhìn vào hình ảnh ví dụ bên trên. Ảnh kết quả mà ta thấy là một sự kết hợp giữa các chi tiết vùng sáng tối khác nhau từ nhiều bức ảnh thành phần. Nếu chỉ chụp thông thường, ta có được bầu trời đủ sáng nhưng vùng tối ở các hàng cây sẽ không còn thấy chi tiết gì nữa. Còn nếu ta lấy được chi tiết ở hàng cây hai bên bờ thì bầu trời lại cháy sáng. Và HDR đã giúp giải quyết vấn đề đó:

Cách để chụp ảnh HDR

Như đã nói, bạn có thể tìm kiếm những model có tính năng chụp ảnh HDR ví dụ như. Tuy nhiên, tính năng HDR trên máy ảnh vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu cho những gì mà ta mong muốn. Nếu bạn muốn có được kết quả hoàn mỹ nhất, bạn phải có những kinh nghiệm về việc này.

Đầu tiên, hãy chọn một máy ảnh có chức năng Auto Exposure Bracketing ( AEB - chức năng tự động chụp nhiều hình trong thời gian phơi sáng khác nhau). Sau đó hãy sử dụng chân máy để cố định máy ảnh. Nếu bạn không có chân máy thì mỗi lần chụp sẽ dễ bị rung máy dẫn tới không có sự đồng nhất về hình ảnh giữa các bức ảnh sẽ rất khó cho việc ghép nối.

Chế độ chụp hdr trên canon là gì năm 2024

Nếu máy ảnh của bạn không có Auto Exposure Bracketing, bạn vẫn có thể chụp bằng cách tự điều chỉnh thông số sau mỗi lần chụp khác nhau. Và bạn có thể tiến hành chụp ở những nơi có độ chênh sáng tối mạnh để nâng cao tay nghề.

Vì HDR là sự ghép nối các hình ảnh với đầy đủ chi tiết nên bạn hãy chụp ảnh RAW cho mỗi bức ảnh thành phần. Nếu để ảnh JPEG thì ảnh sẽ không thể giữ lại nhiều chi tiết giá trị ở các vùng sáng tối. Do đó, ảnh kết quả sẽ không thuyết phục.

Việc cuối cùng là bạn chỉ cần sử dụng các phần mềm hậu kỳ để ghép các bức ảnh lại với nhau. Trong trường hợp đó, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Photoshop. Ngoài ra, còn một một phần mềm chuyên dụng để tạo ảnh HDR đó chính là Photomatix Pro. Phần mềm này có khá nhiều công cụ cho phép ghép nối và sau đó tăng cường thêm độ sáng cũng như độ tương phản của các chi tiết mà không làm chúng bị mất đi.

Trên các smartphone cao cấp, HDR đều nhằm một mục đích cân bằng ánh sáng tại các vùng có độ sáng tối khác nhau, để chắc chắn rằng không một vùng nào trong tấm hình bị thiếu sáng hay thừa sáng.

HDR đặc biệt hữu dụng khi quay/chụp ở các điều kiện ngược sáng. Khả năng chụp hình HDR vốn đã trở nên bình thường trên những chiếc máy ảnh DSLR trung cấp/cao cấp, thậm chí là cả smartphone ngày nay nhưng để nói về HDR thì khái niệm đó vẫn còn khá lạ lẫm và chưa được nhiều người biết đến.

Chụp ảnh HDR là gì?

Chế độ chụp hdr trên canon là gì năm 2024

Chụp ảnh HDR là gì?

HDR là viết tắt của cụm từ High Dynamic Range (tạm dịch là dải tương phản động mở rộng). Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự chênh lệch cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Kỹ thuật HDR sẽ giúp máy ảnh số mở rộng hơn khả năng ghi nhận sự chênh lệch sáng tối này.

Hiện nay chế độ chụp HDR đã có mặt trên các iPhone cũng như một số điện thoại Android. Camera sẽ ghi nhận hình ảnh ở 3 mức độ sáng khác nhau và gộp lại, cân bằng ánh sáng để hình không bị quá tối khi chụp ngược sáng và tăng cường chi tiết trên đối tượng. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động. Chế độ chụp HDR có nhiệm vụ làm cho hình ảnh của bạn trông đẹp hơn, trông giống như những gì mắt bạn thấy, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc bạn sử dụng nó như thế nào.

Khi nào bạn nên sử dụng chế độ chụp HDR?

Chế độ chụp hdr trên canon là gì năm 2024

Khi nào bạn nên sử dụng chế độ chụp HDR?

– Chụp phong cảnh: Kích hoạt chế độ HDR để chụp lại các quang cảnh rộng lớn (trong một chuyến du lịch chẳng hạn) thường là mang lại hiệu ứng rất tốt, đặc biệt là khi bầu trời quá sáng và đối tượng có tiền cảnh bị tối

– Chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng mặt trời hoặc với nền sáng: Chụp chân dung với một nền sáng khiến cho hình ảnh làm nền thì quá chói trong khi chủ thể thì bị tối và mờ.

Chế độ chụp hdr trên canon là gì năm 2024

– Chụp cảnh các cảnh mờ ảo: Bạn cũng có thể sử dụng HDR khi bạn muốn chụp lại các cảnh mờ ảo như hình ảnh của một ngọn nến hoặc đèn chiếu sáng trên đường phố.

– Khắc phục các cảnh ánh sáng thấp: HDR có thể giúp làm tăng độ sáng của hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng thấp.

Làm chủ chế độ HDR trên smartphone

Nên: giữ cho máy ảnh càng tĩnh càng tốt, chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnh ngược sáng, vì những điều kiện này giúp tối ưu hóa tối đa khả năng của HDR là bổ sung độ sáng, làm rõ chi tiết cũng như cải thiện màu sắc.

Với những thiết bị smartphone hiện nay, sau khi chụp bằng chế độ HDR thì điện thoại sẽ lưu 2 tệp hình ảnh, một tệp chụp bằng chế độ thường, một tệp có kí hiệu HDR ý chỉ chụp bằng chế độ HDR để người dùng có thể so sánh và chọn lựa.

Ngoài ra cần chọn đúng thời điểm để kích hoạt HDR, không phải lúc nào sử dụng cũng cho ra những bức ảnh đẹp. Cần tránh sử dụng HDR để chụp những đối tượng đang chuyển động, ghi lại màu sắc thực của sự vật và mở đèn flash trong khi kích hoạt HDR.