Chẩn đoán k29 6 là bệnh gì năm 2024

Để thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu, theo dõi và điều trị, người ta thường ký hiệu tên bệnh qua mã danh mục, trong đó K29 được xem là mã quen thuộc bởi đây là căn bệnh thường gặp trong đời sống hiện đại. Vậy viêm dạ dày và tá tràng K29 là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Mục lục

Viêm dạ dày và tá tràng là căn bệnh phổ biến trong đời sống hiện đại

Viêm dạ dày và tá tràng K29 được gọi tắt là viêm dạ dày K29. Sở dĩ có tên gọi này là do mã định danh K29 được phân loại dựa trên danh mục mã bệnh ICD 10 của Việt Nam, được ban hành theo quyết định số 7603/QĐ-BYT của Bộ Y Tế. Đây là mã số chuyên môn được dùng khi nói về các bệnh dạ dày nói chung.

Viêm dạ dày K29 là mã định danh bệnh, thuộc mã nhóm chính K20-K31 – Bệnh của thực quản, dạ dày và tá tràng. Trong danh mục này bao gồm các mã bệnh từ K29.0 đến K29.9, cụ thể như sau:

  • K29.0 Viêm dạ dày xuất huyết cấp tính
  • K29.1 Viêm dạ dày cấp khác
  • K29.2 Viêm dạ dày do rượu
  • K29.3 Viêm nông niêm mạc dạ dày mãn tính
  • K29.4 Viêm teo niêm mạc dạ dày mãn tính
  • K29.5 Viêm dạ dày mạn, không đặc hiệu
  • K29.6 Viêm dạ dày khác
  • K29.7 Viêm dạ dày, không đặc hiệu
  • K29.8 Viêm tá tràng
  • K29.9 Viêm dạ dày tá tràng, không đặc hiệu

Ngoài ra, viêm dạ dày và tá tràng K29 còn được phân loại theo 3 mức độ dựa trên triệu chứng lâm sàng và hình thái tổn thương, bao gồm:

  • Mức độ nhẹ: Biểu hiện bằng triệu chứng đau vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu
  • Mức độ trung bình: Dạ dày bị viêm, loét hay xuất huyết
  • Mức độ nặng: Hình thành các khối u và có thể tiến triển thành ung thư

Nguyên nhân gây viêm dạ dày tá tràng K29

Sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công [men HCl, Pepsin, acid mật,…] và yếu tố bảo vệ [chất nhầy niêm mạc] là cơ chế dẫn đến tình trạng viêm dạ dày K29. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng này bao gồm:

Vi khuẩn Helicobacter Pylori [HP]

Vi khuẩn H.P là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng viêm dạ dày K29

Vi khuẩn H.P là một loại xoắn khuẩn có khả năng lây nhiễm vào lớp lót niêm mạc, dẫn đến việc giải phóng Enzyme, chất độc và kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể làm tổn thương đến các tế bào của hệ tiêu hóa, gây nên viêm dạ dày và tá tràng mãn tính.

Vào năm 2001, bác sĩ Vương Tuyết Mai cùng cộng sự đã thống kê được rằng tại Việt Nam có đến 75.2% người khỏe mạnh nhiễm H.P trong tổng số 528 người được khảo sát. Đây là con số đáng báo động bởi các nhà khoa học đã chỉ ra sự tương quan giữa tỷ lệ gia tăng H.P cùng với viêm dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid [NSAID]

Nhóm thuốc NSAID có rất nhiều hoạt chất phổ biến như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac,… với công dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng những loại thuốc trên sẽ khiến cho cơ thể ngừng tổng hợp Prostaglandin – một hóa chất trung gian trong phản ứng viêm. Đây là chất vốn chống lại những vi khuẩn gây hại cho dạ dày nên khi thiếu sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét.

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn cay nóng,… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày và tá tràng K29. Chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dần dần bị chính acid dịch vị bào mòn gây viêm, loét.

Viêm dạ dày do căng thẳng

Căng thẳng là một yếu tố quan trọng làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày, một số trường hợp còn làm chậm quá trình điều trị bệnh. Tình trạng này có thể xuất hiện khi bệnh nhân rối loạn cảm xúc trong thời gian dài, sau phẫu thuật, chấn thương hay nhiễm trùng…

Triệu chứng của viêm dạ dày và tá tràng K29

Viêm dạ dày và tá tràng K29 không có dấu hiệu cụ thể và rất dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, khi có những triệu chứng dưới đây, bệnh nhân nên lưu ý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đau bụng vùng thượng vị

Đau bụng vùng thượng vị rất hay gặp trong bệnh viêm dạ dày K29 với nhiều tính chất khác nhau

Đau là dấu hiệu thường gặp và dễ nhận thấy nhất của viêm dạ dày K29. Cơn đau có thể xuất phát từ rốn đến xương ức, kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Triệu chứng này sẽ càng trầm trọng nếu dạ dày rỗng, tổn thương xuất hiện nhiều vào ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi.

Bệnh nhân có thể giải quyết cơn đau khi ăn một số thực phẩm giảm acid dịch vị hay dùng thuốc trung hòa acid. Cơn đau sẽ biến mất và trở lại trong vài ngày đến vài tuần, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

☛ Tham khảo thêm: Đau thượng vị vị trí, tính chất!

Ợ hơi, ợ chua

Ợ hơi, ợ chua kèm ăn không tiêu đều là những dấu hiệu thường gặp khi mới mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do acid dịch vị tiết ra quá nhiều cũng như thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa hết, lên men làm tăng áp lực trong ổ bụng.

Triệu chứng ợ hơi, ợ chua sẽ xuất hiện nhiều vào buổi sáng hoặc sau ăn 2 – 3 tiếng, đặc biệt là những bệnh nhân có trào ngược dạ dày – thực quản. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho niêm mạc tại đường tiêu hóa trên bị tổn thương gây ra viêm thực quản.

Một số dấu hiệu khác

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến cho thức ăn không được tiêu hóa kỹ, gây đầy bụng, chướng bụng và buồn nôn. Khi cung cấp thức ăn trong khi chất dinh dưỡng vẫn còn ứ đọng trong dạ dày sẽ khiến cho người bệnh buồn nôn nhưng không nôn được, cực kỳ khó chịu.

Đi kèm với triệu chứng này, người mắc bệnh viêm dạ dày K29 còn thường xuyên cảm thấy chán ăn, dẫn đến sụt cân, cơ thể suy nhược. Bệnh diễn biến trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lên toàn cơ thể gây thiếu máu thiếu sắt, mệt mỏi, đau đầu,…

Viêm dạ dày và tá tràng không có những triệu chứng điển hình để nhận biết. Vậy nên, khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể thì hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời!

Chẩn đoán viêm dạ dày K29 như thế nào?

Chẩn đoán viêm dạ dày và tá tràng cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Ngoài những biểu hiện bên ngoài cơ thể, để chẩn đoán chắc chắn bệnh viêm dạ dày và tá tràng K29 cần thông qua một vài xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm H.Pylori: Vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể được phát hiện thông qua dịch máu, phân hay hơi thở. Đây đều là những phương pháp đơn giản để xác định người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn H.P hay không.
  • Nội soi dạ dày – tá tràng: Đây là một “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán viêm dạ dày K29. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi với đầu mảnh, mềm với máy ghi hình nhỏ ở đầu để đưa vào họng – thực quản – dạ dày – tá tràng. Trên đường đi, hình ảnh được ghi lại đồng thời phát hiện những bất thường như tình trạng viêm, vết loét trên bề mặt niêm mạc.
  • Chụp X – quang bụng có chuẩn bị: Để thực hiện hiệu quả phương pháp này, người bệnh cần sử dụng thuốc cản quang có chứa Barit để tạo ra hình ảnh bên trong ống tiêu hóa. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn, an toàn và dễ thực hiện cho mọi người bệnh.

Điều trị viêm dạ dày và tá tràng K29

Nguyên tắc điều trị viêm dạ dày và tá tràng K29 triệt để là giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, cần kết hợp giữa lối sống lành mạnh cùng việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, cụ thể như sau:

Điều trị không dùng thuốc

Thức ăn mềm làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Đây là biện pháp đơn giản được thực hiện tại nhà nhằm góp phần điều trị và phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả. Mỗi bệnh nhân cần có một chế độ ăn lành mạnh cũng như lối sinh hoạt khoa học, bao gồm:

Những việc cần làm

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, đồng thời kích thích dạ dày làm việc tốt hơn.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến đơn giản như cháo, súp,… để hệ tiêu hóa được dễ chịu.
  • Cung cấp các loại vitamin tự nhiên từ rau xanh, trái cây ít ngọt như cam, bưởi, lê, táo, ổi,…
  • Vận động nhẹ nhàng và đều đặn ít nhất 3 lần/ tuần, cách xa bữa ăn 4 – 6 tiếng.

Những việc cần tránh

  • Lạm dụng thuốc NSAID, tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
  • Thường xuyên trong tình trạng lo lắng và căng thẳng, mất ngủ.
  • Sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây có công dụng điều trị mạnh mẽ, cần có sự hướng dẫn và tư vấn từ bác sĩ

Việc điều trị viêm dạ dày bằng thuốc sẽ có hiệu quả cao đặc biệt đối với những trường hợp nhiễm vi khuẩn H.P. Một số nhóm thuốc được chỉ định trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế bao gồm:

Thuốc kháng Histamin H2

Trong nhóm thuốc này có thể kể đến một vài hoạt chất nổi bật như Cimetidin, Ranitidin,… với cơ chế tranh chấp Histamin dẫn đến ức chế thụ thể H2 tại dạ dày. Điều này sẽ làm giảm đồng thời cả acid dịch vị cơ bản và acid dịch vị kích thích. Đây là loại thuốc phổ biến, tác dụng nhanh trong giờ đầu tiên, dễ dàng kiểm soát vào ban đêm.

Tuy nhiên, do được chuyển hóa tại gan và đào thải qua thận nên kháng H2 có thể gây viêm gan, suy thận, vú to ở nam,…

Thuốc ức chế bơm Proton [PPI]

PPI được đánh giá là nhóm thuốc ức chế bài tiết dài và mạnh nhất cho đến hiện nay, gồm các hoạt chất Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole,… Do có khả năng ức chế Enzyme K+/ H+ – ATPase nên PPI tác động trực tiếp đến khâu cuối cùng trong quá trình bài tiết dịch vị, đạt hiệu quả cao hơn cũng như ít tác dụng phụ hơn so với kháng H2.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý về một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…

Thuốc bao che vết loét

Những hoạt chất quen thuộc có tác dụng tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc là Bismuth, Rebamipide, Sucralfate,… Đây đều là các loại thuốc giúp tăng tiết chất nhầy, cũng như kích thích bài tiết Prostaglandin nội sinh nhằm đẩy nhanh thời gian làm lành vết loét.

Những hoạt chất trên tương đối lành tính nhưng người bệnh cũng nên cẩn trọng bởi tác dụng phụ như phân sẫm màu, rối loạn tiêu hóa, choáng váng,…

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp người bệnh viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.P. Một số loại thuốc được kê gồm Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole,… có khả năng diệt khuẩn, ngăn chặn tác hại của Helicobacter Pylori.

Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ thường phối hợp nhiều loại kháng sinh nên người bệnh dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt,….

Những loại thuốc Tây có hiệu quả mạnh mẽ đồng thời cũng đi kèm với nhiều tác dụng không mong muốn. Để hạn chế tác động xấu đến sức khỏe, người bệnh cần được thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Bình Vị Thái Minh – giải pháp giúp dạ dày khỏe

Để cải thiện tình trạng viêm dạ dày K29, Bình Vị Thái Minh là một lựa chọn hiệu quả. Đây là sản phẩm được nghiên cứu khoa học, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của cơ quan kiểm nghiệm, được chứng minh có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng viêm đau dạ dày tá tràng. Qua kết quả sử dụng trên nhiều bệnh nhân, viên uống Bình Vị Thái Minh giúp giảm đáng kể thời gian điều trị bệnh lý dạ dày, tình trạng bệnh nhanh chóng được phục hồi và ít tái phát bệnh.

Chủ Đề