Cấu trúc nội dung chương trình sinh học THPT

1. Vị trí:
- Sinh học lớp 12 là chương trình năm cuối trong toàn bộ hệ thống chương trình Sinh học ở nhà trường phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12. Với vị trí này, chương trình Sinh học lớp 12 vừa mang tính kế thừa tất cả những kiến thức sinh học mà học sinh đã được học ở các lớp dưới, đồng thời vừa mang tính mở rộng và phát triển  những kiến thức mà học sinh đã được học. Mặt khác, ở lớp 12, HS cũng đã có năng lực nhận thức được phát triển ở mức cao nên có thể tiếp thu được những kiến  thức có tính khái quát và trừu tượng cao. Do đó, việc lựa chọn nội dung kiến thức Sinh học nào để đưa vào chương trình Sinh học lớp 12 cũng cần phải phù hợp trình độ nhận thức của học sinh ở lứa tuổi này.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Hình thành kiến thức

     Nối tiếp chương trình Sinh học 10 [gồm 3 phần: Phần 1- Giới thiệu chung về thế giới sống, phần 2 - Sinh học tế bào và phần 3- Sinh học vi sinh vật] và chương trình Sinh học lớp 11[ phần 4 – Sinh học cơ thể], chương trình Sinh học lớp 12 gồm 3 phần: Di truyền học [phần 5], Tiến hóa [phần 6] và Sinh thái học [phần 7]. Như vậy, chương trình Sinh học lớp 12 đã tập hợp những lĩnh vực kiến thức vô cùng quan trọng của Sinh học hiện đại. Với các nội dung đó, chương trình Sinh học lớp 12 có các nhiệm vụ trí dục như sau:- Trang bị cho HS những kiến thức về cấu trúc, tính chất và cơ chế hoạt động của vật chất di truyền, từ đó nắm vững tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị và đề xuất các biện pháp ứng dụng trong y học, sản xuất và đời sống.- Trên cơ sở kiến thức về di truyền và biến dị, HS giải thích được nguyên nhân vì sao sinh giới lại có tính đa dạng và phong phú cũng như làm sáng tỏ cơ chế của quá trình tiến hóa của giới hữu cơ.- Phân tích được các đặc tính của hệ thống sống được hình thành từ các cấp độ tổ chức sống khác nhau trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường, từ cá thể đến quần thể và quần xã.

2.2. Phát triển kỹ năng

- Tiếp tục phát triển ở HS các kỹ năng quan sát, kỹ năng làm thí nghiệm, phát triển các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa thông qua quá trình dạy học.

2.3. Hình thành nhân cách

Thông qua quá trình dạy học các nội dung kiến thức, chương trình Sinh học lớp 12 góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, tư duy hệ thống và thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên và con người.

1. Chương trình môn Sinh học lớp 12 cơ bản

Cả năm: 37 tuần – 52 tiếtHọc kỳ I: 19 tuần – 27 tiếtHọc kỳ II: 18 tuần – 25 tiết

* Một số nội dung giảm tải trong chương trình Sinh học lớp 12 cơ bản

[ Áp dụng từ năm học 2011- 2012].

2. Chương trình môn Sinh học lớp 12 nâng cao

Cả năm: 37 tuần – 70 tiếtHọc kỳ I: 19 tuần – 36 tiếtHọc kỳ II: 18 tuần – 34 tiết

1. Cấu trúc

2. Nội dung

Nội dung chương trình theo mạch nội dung sau: Di truyền học → Tiến hóa → Sinh thái học. Trật tự này phù hợp với logic nội dung. Những kiến thức di truyền là cơ sở quan trọng để nhận thức cơ chế tiến hóa. Những kiến thức tiến hóa lại là nền tảng để giải thích các vấn đề của Sinh thái học. Chương trình Sinh học lớp 12 gồm 3 phần với các nội dung cụ thể như sau:

2.1. Phần năm: Di truyền học.

Phần năm: Di truyền học.được chia làm 5 chương

Chương 1: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị.

Chương này cho thấy bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị là sự vận động của các cấu trúc vật chất trong tế bào. Đó là những NST trong nhân, phân tử ADN trong NST và các gen trên ADN. Các cấu trúc này vận động theo những cơ chế xác định, tác động với nhau và với các cấu trúc khác trong tế bào trong những mối liên hệ thống nhất và chính trong quá trình vận động, tác động qua lại đó, chúng biểu hiện chức năng của chúng trong hệ thống di truyền, cấu trúc và chức năng là thống nhất bởi vì vận động là thuộc tính gắn liền với vật chất.

Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.

Chương này cho thấy sự di truyền của các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn ra theo những xu thế tất yếu mà người ta đã phát hiện được bằng phương pháp thực nghiệm. Nhờ những kiến thức ở chương 1 về cơ sở vật chất và cơ chế của di truyền và biến dị mà HS có cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật tất yếu của hiện tượng di truyền và biến dị. Chính sự nhân đôi của ADN đã là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, đồng thời sự phân li và tổ hợp của NST theo những cơ chế xác định đã làm cho sự di truyền qua nhân diễn ra theo những quy luật chặt chẽ.

Chương 3: Di truyền học quần thể.

Chương này cho thấy các đặc trưng di truyền của một quần thể như tần số alen, thành phần kiểu gen có xu hướng biến đổi ra sao qua các thế hệ, đồng thời cũng giới thiệu quy luật Hacđi – Vanbec về sự cân bằng của tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

Chương 4: Ứng dụng di truyền học

Chương này cho thấy việc vận dung các kiến thức về tái tổ hợp di truyền nhờ lai giống, gây đột biến nhân tạo và kỹ thuật di truyền mà con người đã tạo được các giống vi sinh vật, thực vật và động vật có năng suất cao phục vụ đời sống của mình.

Chương 5: Di truyền học người

Chương này giới thiệu các đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người, đồng thời vạch ra nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người, đồng thời chỉ ra loài người cung đang gánh chịu một gánh nặng di truyền và cần phải có biện pháp để giảm bớt các gánh nặng đó cũng như một số vấn đề xã hội của di truyền học.Mạch nội dung trong Di truyền học được thể hiện khái quát như sau: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị → Tính quy luật của hiện tượng di truyền → Ứng dụng của Di truyền học.Các mạch nội dung cụ thể đi theo các hướng sau:- Sự vận động của vật chất di truyền → Tính quy luật của hiện tượng di truyền → Ứng dụng thực tiễn.- ADN [gen] → NST → Tế bào → Cơ thể → Quần thể.

2.2. Phần 6: Tiến hóa.

Phần 6: Tiến hóa gồm 3 chương.

Chương 1: Bằng chứng tiến hóa.

Giới thiệu các loại bằng chứng tiến hóa bao gồm bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, tế bào học và sinh học phân từ, bằng chứng địa lý sinh vật học để chứng minh sự tồn tại của quá trình tiến hóa của các loài sinh vật trên trái đất.

Chương 2: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa.

Giới thiệu các học thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại, đồng thời đi sâu phân tích các quan niệm hiện đại về các nhân tố tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa của các loài và sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Chương 3: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất.

Giới thiệu sự phát sinh sự sống qua các giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học, sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất và sự phát sinh loài người. Mạch nội dung trong phần tiến hóa được thể hiện:- Bằng chứng tiến hóa → Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa → Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất.- Chất vô cơ → chất hữu cơ → Tế bào nguyên thủy → Thể đơn bào nhân sơ → Thể đơn bào nhân thực → Thể đa bào → Con người.- Các quy luật vô cơ → Các quy luật sinh học → Các quy luật xã hội.

2.3. Phần 7: Sinh thái học

Phần 7 Phần Sinh thái học gồm 4 chương:Mạch nội dung trong phần Sinh thái học được thể hiện khái quát: Các cấp độ tổ chức sống và môi trường → các hệ sống → ứng dụng thực tiễn.Các mạch nội dung cụ thể đi theo các hướng sau:- Các cấp độ tổ chức sống từ cá thể → quần thể → quần xã trong mối quan hệ với môi trường tạo nên các hệ sống.- Các hệ sinh thái từ nhỏ đến lớn: các hệ sinh thái nhỏ → các khu sinh học → sinh quyển.

- Kiến thức sinh thái học cơ bản → Ứng dụng.

1. Một số yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học     Tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học [PPDH] là tích cực hóa hoạt động học tập nhằm phát huy tính chủ động của HS thông qua các hoạt động học tập với các phương tiện học tập và hình thức học tập khác nhau.     Các phương pháp dạy học tích cực có các đặc trưng sau:     - Dạy học được tổ chức qua các hoạt động học tập của HS.     HS cần được đặt vào các tình huống mà trong đó, HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra bằng các kiến thức và kỹ năng hiện tại của mình, theo cách suy nghĩ của mình, từ đó, tự mình kiến tạo được các kiến thức và kỹ năng mới và phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS, GV không chỉ đơn giản là người truyền thụ tri thức mà là người chỉ đạo, hướng dẫn hành động cho HS.     -  Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học.     Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Việc rèn luyện cho HS khả năng tự học giúp cho HS có lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi HS, giúp HS có khả năng tự tìm tòi thêm nguồn tri thức cho mình trong suốt cuộc đời.Việc tự học không chỉ là học bài ở nhà sau khi lên lớp mà còn xảy ra trong tiết học với sự hướng dẫn của GV.     - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.     Trong một lớp học, trình độ kiến thức và tư duy của HS không thể đồng đều tuyệt đối. Do đó, các hoạt động dạy học cần phải được thiết kế theo hình thức phân hóa, giúp đáp ứng nhu cầu của khả năng của từng nhóm đối tượng HS. Ngoài ra, quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giữa thầy – trò và trò – trò, HS cần được bộc lộ ý kiến của mình, tranh luận trong tập thể và hợp tác cùng nhau để giải quyết các vấn đề học tập, đồng thời, tự nâng cao năng lực của bản thân.      - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.      Trong dạy học theo các phương pháp tích cực, GV không những cần phải đánh giá HS để mà còn phải hướng đến việc phát triển cho HS khả năng tự đánh giá nhằm điều chỉnh cách học, đồng thời, tạo điều kiện cho HS được tham gia đánh giá lẫn nhau trong quá trình hợp tác học tập. Việc đánh giá cũng không dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng mà còn phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo của HS trong việc giải quyết các tình huống thực tế.      Nhìn chung, trong việc dạy học theo các phương pháp tích cực, GV trở thành người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ theo yêu cầu của chương trình. Do đó, người GV cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn để thiết kế giáo án và cần phải có năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, khả năng sư phạm lành nghề mới có thể chủ động tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS theo đúng dự kiến của GV.

2. Các phương pháp và hình thức dạy học tích cực cần được phát triển ở trường trung học phổ thông

- Vấn đáp - tìm tòi kết hợp với vấn đáp – tái hiện theo một tỉ lệ thích hợp.- Dạy học khám phá và dạy học giải quyết vấn đề.- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Các phương pháp thực hành thí nghiệm.

Định hướng nghiên cứu phần 5 - Di truyền học
Định hướng nghiên cứu phần 6- Tiến hóa
Định hướng nghiên cứu phần 7 - Sinh thái học

Video liên quan

Chủ Đề