Đánh giá việc thực hiện thí điểm dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Sở GD&ĐT Hà Nội xác định tổ chức dạy học trực tuyến và trực tiếp, đảm bảo thích ứng linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn; Trong đó đặt vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe học sinh lên trên hết.

Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ ba, HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội Trần Thế Cương đã cho biết trong công tác dạy học, Sở đặt yêu cầu chú trọng tinh giản chương trình, tập trung vào nội dung cốt lõi cho học sinh. Các nhà trường chủ động rà soát kết quả học trực tuyến và bổ sung kiến thức cần thiết, tránh gây áp lực quá tải với học sinh.

Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội Trần Thế Cương trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ ba, HĐND TP khóa XVI

Trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu về việc nhiều phụ huynh còn băn khoăn trong việc rà soát, kiểm tra các tiêu chí an toàn khi cho học sinh đi học trở lại, trong khi nhiều trường ở huyện còn thiếu nhân viên y tế; Việc tổ chức dạy và học trực tuyến kéo dài đã nảy sinh nhiều bất cập về cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học cũng như cần sự giám sát trong tình hình dịch bệnh vẫn đang phức tạp… Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội cho biết, Sở đã có phương án, giải pháp tổng thể trong việc thực hiện dạy và học trực tuyến kết hợp trực tiếp của các cấp học nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

Từ sáng 6/12, một nửa trong số hơn 100.000 học sinh lớp 12 ở Hà Nội được trở lại trường, học trực tiếp thứ hai, tư, sáu. Những em còn lại đến trường thứ ba, năm, bảy. Vào những ngày không học trực tiếp, các em tiếp tục học online. Trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp thuộc địa bàn có cấp độ dịch 1 hoặc 2 được phép mở cửa.

Qua thời gian thí điểm đi học trực tiếp ở khối 9 và khối 12, đến nay toàn thành phố đã có 64 ngàn học sinh hai khối lớp này đi học đảm bảo an toàn. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt đối với học sinh các khối lớp cuối cấp, Sở GD&ĐT xác định kết hợp linh hoạt học trực tuyến và trực tiếp đảm bảo chất lượng và phù hợp tình hình thực tiễn; Có sự quản lý chặt chẽ kỷ luật nề nếp học tập của học sinh, đồng thời tổ chức kiểm tra, rà soát đánh giá chất lượng dạy học để kịp thời bổ sung kiến thức còn thiếu.

Chương trình học được Sở yêu cầu tinh giản và tập trung vào nội dung cốt lõi, tránh gây áp lực và sự quá tải đối với cả học sinh và giáo viên.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ ba, HĐND TP khóa XVI

Để an toàn phòng chống dịch cho học sinh khi quay lại trường học, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Y tế ban hành tiêu chí an toàn trường học, xác định rõ “an toàn trường học” như thế nào; Đảm bảo một cung đường 2 điểm đến, không tổ chức ăn bán trú, giáo viên phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin mới được dạy học trực tiếp.

Đồng thời, tùy theo từng cấp độ dịch, các địa phương có phương án cho học sinh quay lại trường học an toàn; Có sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên, quan tâm nhắc nhở học sinh tự giác phòng dịch.

Toàn bộ học sinh đến trường sẽ được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn tại cổng trường. Ngoài máy đo thân nhiệt tự động, nhà trường cũng bố trí lực lượng cán bộ nhân viên, thanh niên tình nguyện trực tiếp đo thân nhiệt, nhắc nhở học sinh rửa tay và thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K.

Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cho biết thêm hiện Sở đang tập trung bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên để nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục cao nhất trong tình hình mới.

Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 8/12, Hà Nội đã tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 của Pfizer cho 315.967/393.919 trẻ từ 12-14 tuổi [đạt tỷ lệ 80,25% trẻ trong độ tuổi này].

Với độ tuổi từ 15-17, đến nay Hà Nội đã tiêm được 289.568 mũi/303.919 trẻ [đạt 95,3%].

Như vậy, hiện Hà Nội đã tiêm vắc xin cho khoảng 87% trẻ từ 12-17 tuổi.

     Thực hiện Công văn số 432/UBND-KGVX ngày 15/2/2022 của UBND Thành phố về việc cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 Quận trở lại trường học sau thời gian học trực tuyến tạm dừng đến trường. Trong không khí hân hoan khi cổng trường chuẩn bị được mở lại để chào đón các em học sinh cũng là sự lo lắng của các đồng chí trong Ban Giám Hiệu trường Tiểu học Hoàng Liệt nói riêng và các trường tiểu học khác trong địa bàn Thành phố nói chung, việc dạy  học như thế nào đối với các em học sinh thuộc diện cách ly F0, F1 khi các em có đủ sức khỏe để học tập nhưng không được đến trường học trực tiếp cùng Thầy cô và các bạn.

     Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoàng Liệt đã giao nhiệm vụ cho tổ CNTT của trường cùng với đồng chí Phạm Hoài Nam - Hiệu phó cùng suy nghĩ, tìm giải pháp, đề xuất tham mưu các điều kiện cần cho một lớp học có thể vừa dạy trực tiếp vừa phát trực tiếp, dạy trực tuyến cho học sinh chưa được tới trường. Sau một ngày thí điểm, tổ CNTT đã tham mưu cho nhà trường phương án dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến bằng cách sử dụng máy quay, quay trực tiếp cô giáo dạy tại lớp và phát trực tuyến qua phần mềm zoom cho những học sinh là F1, F0 đang trong thời gian cách ly phải học online ở nhà. Nhà trường đã đầu tư đầy đủ các thiết bị để 100 % các lớp có thể dạy cả trực tuyến cho HS với 2 nhóm giáo viên, tùy theo khả năng về sử dụng CNTT trong giảng dạy:

- Đối với các cô giáo trẻ thành thạo CNTT sẽ sử dụng linh hoạt vừa phát trực tiếp, vừa chia sẻ màn hình trình chiếu Power Point hoặc dùng máy soi chữa bài cho học sinh, cả lớp đều quan sát và nhận xét được bài làm của bạn [cả HS trực tuyến], …

- Đối với các cô giáo sử dụng chưa linh hoạt, thành thạo CNTT, giáo viên sẽ phát trực tiếp giờ học cho học sinh học trực tuyến qua zoom, hình ảnh và âm thanh truyền trực tiếp đều rõ, nét.

     Để có thể dạy được cả 2 phương án trực tiếp, trực tuyến trong cùng một buổi, mỗi lớp học đều được bố trí máy quay phát trực tiếp, đường truyền mạng ổn định, kết hợp với máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh của giáo viên khi giảng dạy. Máy quay được đặt dưới lớp giúp học sinh học trực tuyến nhìn rõ bục giảng, bảng viết và lời giảng của giáo viên; đồng thời có thể tương tác với các bạn, với thầy cô. Ngoài ra giáo viên còn sử dụng thêm phần mềm hỗ trợ cho môn học về hình ảnh, âm thanh, video minh họa cho bài giảng sinh động. Giải pháp này giúp cho 100% học sinh của trường không bị gián đoạn việc học, dù các em ở xa hay cac em liên quan đến cách ly y tế [sức khỏe tốt].

     Ngày 15/02/2022, trường Tiểu học Hoàng Liệt đã tổ chức buổi “Hội thảo giao lưu dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến” với trường Tiểu học Yên Sở tại phòng 209 của trường. Tại buổi Hội thảo, nhà trường đã chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, các điều kiện cần bổ sung phục vụ cho việc  dạy  học  trực tiếp kết hợp trực tuyến đạt hiệu quả.

     Tổ CNTT của nhà trường và cô giáo Nguyễn Thị Linh [giáo viên trường Tiểu học Hoàng Liệt] đã chia sẻ về những thiết bị cần phải có, cách kết nối các thiết bị và các thao tác kĩ thuật khi sử dụng thiết bị trong giờ dạy đối với cả 2 trường hợp trên, cô đã thao tác minh họa để các đồng nghiệp cùng chứng kiến [cả trực tiếp và trực tuyến] để cùng trao đổi góp ý sao cho việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả nhất khi các Thầy cô dạy trực tuyến. Phát biểu tại Hội thảo, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hồng đã tham dự trực tuyến và đánh giá đường truyền ổn định, hình ảnh rõ nét, âm thanh rất tốt, sau buổi hội thảo Ban giám hiệu trường Tiểu học Yên Sở sẽ triển khai đầu tư CNTT cho giáo viên của nhà trường vừa giảng dạy trực tiếp vừa trực tuyến cho 100% các phòng học của trường mình.

     Sau những chia sẻ của các đồng chí CB, GV trường Tiểu học Hoàng Liệt, CB, GV, NV của hai trường đã cùng lên quan sát, chia sẻ và trao đổi sôi nổi về những thiết bị như camera, chân máy quay và một số thao tác như cách kết nối, cách sử dụng máy quay. Buổi hội thảo diễn ra trong không khí vui vẻ, cởi mở và hiệu quả. Các đồng chí CB, GV, NV của hai nhà trường còn chia sẻ cả những kinh nghiệm quản lí học sinh khi học trực tuyến để giờ học hiệu quả hơn, chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị các điều kiện, phương án đón học sinh đi học trực tiếp tại trường và các điều kiện cần để đảm bảo an toàn cho học sinh khi tới trường học trực tiếp, vừa chống ách tắc, đảm bảo giãn cách cho học sinh phòng, tránh dịch bệnh.

     Với sự chuẩn bị chu đáo, nhanh chóng, cập nhật với tình hình thực tế khi học sinh trở lại trường học của trường Tiểu học Hoàng Liệt, trường Tiểu học Yên Sở chắn chắn các em học sinh sẽ có những giờ học trực tiếp kết hợp trực tuyến thật hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho cả hai nhà trường trong năm học 2021-2022 nói riêng và chất lượng toàn Quận nói chung.

Quận Hoàng Mai

Các trường học bố trí giáo viên trực ban ngay tại cổng để kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở các em học sinh đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp. [Ảnh: Thanh Vân/TTXVN]

Từ ngày 14/2, tất cả các trường học trong tỉnh Quảng Ninh mở cửa đón học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2022. Trước đó các học sinh được khuyến khích tầm soát, tự test nhanh COVID-19 tại nhà.

Để các học sinh đảm bảo được chương trình, kiến thức… ngành giáo dục tỉnh đã kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến trong cùng thời điểm, giúp các học sinh đang thuộc trường hợp F0, F1 được học tập và cảm nhận không khí trường, lớp học.

Sau kỳ nghỉ Tết các học sinh lớp 7A5 trường trung học cơ sở Kim Đồng [thành phố Hạ Long] vẫn lên lớp học tập bình thường, chỉ có điều khác là cô giáo bộ môn Văn của các em hiện đang là F1 phải cách ly y tế, dạy học tại nhà.

Nên thay vì các em phải học trực tuyến tại nhà, thì hiện nay các em được đến trường cùng nhau và được cô giáo giảng bài trực tuyến. Các bộ môn khác các em vẫn được học tập trực tiếp.

[Hà Nội: Không làm gián đoạn việc dạy và học khi phát hiện F0, F1]

Nhiệm vụ quản lý tiết học giao cho cán bộ, giáo viên khác và một học sinh của lớp. Do đã được thích ứng các hình thức học tập trong thời gian bùng phát dịch COVID-19 nên các học sinh giữ nề nếp, tập trung học tập.

Em Nguyễn Xuân Bảo Minh học sinh lớp 7A5 chia sẻ em được giao nhiệm vụ kết nối đường truyền với cô giáo đang cách ly và một số bạn học sinh là F0, F1 của lớp, của khối 7 trong trường.

Minh cho biết trước đây nếu lớp và trường có các bạn bị mắc COVID-19 thì cả lớp phải nghỉ để học trực tuyến, còn bây giờ với hình thức học này tốt hơn nhiều vì vẫn được đến trường, khi có bài tập khó có thể trao đổi với các bạn, các môn học khác vẫn được học tập bình thường, được gặp gỡ các bạn, các giáo viên, được cảm nhận không khí trường lớp, học sinh có không khí học tập tốt hơn.

Em Phạm Minh Ánh học sinh lớp 7A5 trường trung học cơ sở Kim Đồng là F0 hiện đang được cách ly, điều trị tại nhà và học trực tuyến. Nếu như trước đây các trường hợp F0 phải vào cơ sở y tế để điều trị, thì hiện tại em đang được theo dõi, điều trị tại nhà, em được học tập cùng các bạn, được giáo viên, các bạn hỏi thăm, động viên mỗi ngày em thấy tinh thần lạc quan hơn để điều trị bệnh.

Học sinh chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang trong lớp học. [Ảnh: Thanh Vân/TTXVN]

Cũng trong tâm trạng của một giáo viên đang phải cách ly tại nhà, cô Đỗ Thị Thu Hà, giáo viên trường trung học cơ sở Kim Đồng chia sẻ trong hai năm học qua các học sinh đã làm quen với việc học trực tuyến.

Năm nay thích ứng linh hoạt thì vừa kết hợp dạy và học trực tiếp, trực tuyến nên cô, trò vẫn tương tác để học tập, giảng dạy đảm bảo.

Cô Hà bày tỏ “Dù cách ly y tế tại nhà nhưng tôi vẫn soạn giáo án và lên lớp online. Nhìn không khí quang cảnh lớp học tôi cũng phấn khởi và đặc biệt trong quá trình học các con cũng hợp tác, chuẩn bị bào tốt, có trao đổi, tương tác và giơ tay phát biểu, giúp cô xóa đi cảm giác mình đang cách ly tại nhà."

Trong ngày 14/2  tỷ lệ học sinh đến trường của các cấp học mầm non đạt từ 44-90%. Trong đó tỷ lệ trẻ mầm non học trực tiếp đạt 44.56%, tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 80%, giáo dục thường xuyên chiếm 70%, cao nhất là trung học phổ thông chiếm 90%.

Trong số học sinh, trẻ mầm non chưa đến trường tham gia học trực tiếp có những trường hợp do lý do cá nhân và lý do liên quan đến COVID-19.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, trong ngày 14/2 ghi nhận 23 giáo viên, 359 học sinh là F0, 1.445 là F1. Phần lớn các trường hợp này vẫn đảm bảo sức khỏe để tham gia  giảng dạy và học tập trực tuyến.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Lương, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Kim Đồng cho biết với việc thích ứng như hiện nay các em được đến trường học tập, các trường hợp là F0, F1 cũng được kết nối để học tập nên vẫn đảm bảo kiến thức, thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh.

Nhà trường ghép các học sinh cùng khối đang cách ly học trực tuyến vào một nhóm của một lớp để tiện cho việc kết nối công nghệ thông tin phục vụ cho học tập.

Cô Lương mong muốn tỷ lệ học sinh tiêm vaccine sẽ ngày càng nhiều để tạo được hàng rào bảo vệ, giúp các em có kháng thể bảo vệ bản thân, như thế sẽ có nhiều hơn nữa các học sinh được học tập trực tiếp.

Học tập trực tiếp là phương pháp mang lại kết quả cao nhất, được đánh giá toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thể chất… Tuy nhiên trong bối cảnh dịch COVID-19 cần phải thích ứng linh hoạt, an toàn.

Tại thời điểm hiện tại lồng ghép học trực tiếp và trực tuyến là phương án phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học sinh được đến trường và các học sinh đang cách ly được đảm bảo kiến thức, không bị bỏ lại phía sau.

Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh thông tin đối với các học sinh đang là trường hợp F0, trường hợp F1 khi đi học trở lại sẽ có hoạt động kiểm tra để đánh giá kiến thức và có kế hoạch để các em được phụ đạo, bồi dưỡng, theo kịp kiến thức của các bạn học trực tiếp.

Bà Thúy cho rằng việc dạy học trực tiếp là cách tốt nhất để mang lại kết quả học tập cao nhất, giúp học sinh nắm được kiến thức kỹ năng.

Vì phần kiến thức thì tiếp thu qua trực tuyến được, nhưng kỹ năng phải thực hành nhiều lần mới đạt được kết quả. Mặt khác việc học sinh đến trường học tập giúp các phụ huynh yên tâm hơn, công tác ổn định, đóng góp nhiều hơn cho xã hội./.

[TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề