Cách viết tên khoa học của vi sinh vật

Viết tên khoa học các sinh vật như thế nào?

Hiện nay, việc viết tên khoa học các loài thực vật, động vật cũng là vấn đề cần trao đổi. Trong một số tài liệu tiếng Việt và nhất là trên diễn đàn báo chí, nhiều trường hợp đã không nhất quán cách viết.

Thật ra, cách viết cũng đã được qui định khá chặt chẽ trong các bộ luật quốc tế về gọi tên thực vật, động vật, vi sinh vật [ICBN, ICZN, ICNB]. Mục đích của qui định là tránh sự nhầm lẫn cho người đọc. Theo đó:

1. Danh pháp loài cần được viết đầy đủ cả hai từ, khi cần thiết phải viết tắt, chỉ được viết tắt từ thứ nhất [tên chi], nhưng với điều kiện là trong văn bản đã nêu tên loài đó ít nhất là một lần để chữ viết tắt đó không gây nhầm lẫn với tên một chi khác, còn từ thứ hai [tính ngữ] không bao giờ viết tắt cả. Trong thực tế, nhiều tài liệu mở đầu bằng “E. coli“, người đọc đôi khi cũng hiểu đó là một trực trùng đường ruột, nhưng lắm trường hợp không rõ chữ “E.” là viết tắt tên chi nào?

2. Trong tài liệu in offset, thường nội dung văn bản được in đứng [regular]. Để tránh sự nhầm lẫn giữa tên loài và tên tác giả và các từ ngữ thuộc nội dung văn bản, người ta in nghiêng tên loài, còn tên tác giả thì in đứng. Nhất là ở tên các loài động vật, các nhà phân loại học động vật thường viết nguyên tên tác giả đi kèm tên loài, chứ không viết tắt như ở danh pháp loài thực vật, nếu không có chế độ in nghiêng và in đứng rạch ròi thì rất dễ nhầm lẫn. Cũng để tránh nhầm lẫn có một số nhà động vật học đã để tên tác giả trong ngoặc đơn. Trường hợp này ý nghĩa của ngoặc đơn khác với ý nghĩa của ngoặc đơn trong danh pháp loài thực vật đã nêu ở bài viết danh pháp loài. Nếu có trường hợp đặc biệt, nội dung văn bản được in nghiêng thì tên loài phải in đứng. Hoặc ở những dòng chú thích ảnh, người ta thường in chữ nghiêng, nếu có kèm tên khoa học loài thì nó phải được in đứng. Trường hợp viết tay hay đánh máy chữ, người viết không thể thay đổi kiểu chữ, máy chữ cũng chỉ có một kiểu chữ đứng thì tên loài được gạch chân.

3. Tên tác giả trích dẫn kèm theo tên khoa học của loài thực vật được viết tắt theo nguyên tắc ngắn nhất có thể, ngoại trừ tên đó đã quá ngắn. Điều này hiện nay cũng ít được các tác giả Việt Nam quan tâm, nhất là ở các tài liệu không chuyên về phân loại học. Đôi khi, người ta cứ bê nguyên của một tài liệu nào đó vào tài liệu của mình, đến nỗi trong cùng một chương, cùng một tác giả lại được viết theo hai cách khác nhau, chẳng hạn như “L.” và “Linn.”. Đó là tên của nhà phân loại học nổi tiếng thế giới – người đã đề ra cách viết tên đôi bằng tiếng Latin cho các loài từ năm 1753 – ông C. V. Linnaeus [thường được người Việt phiên âm từ tên tiếng Pháp là Lin-nê], đã được một vài tác giả Việt Nam khi thì viết tắt “L.”, khi thì viết tắt “Linn.”, trong lúc các bộ luật quốc tế vẫn theo luật ưu tiên và viết “L.”

Như vậy, xem ra có một vài vấn đề vốn được qui tắc hóa bằng luật thì lại được một số người sử dụng một cách phi luật lệ, chẳng khác nào tình trạng vi phạm luật giao thông khó khắc phục trên đường phố các tỉnh thành Việt Nam như hiện nay.

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn [Hồng Tước] Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương [Hồng Tước Nhỏ Dalat] Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc [Silver-eared Mesia] Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen [ Black-throated Tit ] Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

  Cây hoa ngót nghẻo hay móng hổ chứa chất kịch độc khiến người trúng phải đại tiểu tiện ra máu, trụy tim mạch, suy hô hấp và tử vong. Ngót nghẻo có tên khoa học là  Gloriosa superba thuộc họ hoa Bả chó [Colchicaceae] có nhiều tên gọi khác nhau như hoa Loa kèn lửa [flame lily], hoa Móng hổ [tiger claw]. Ở Việt Nam, ngoài tên gọi Ngót nghẻo loài hoa này còn được biết đến với các tên như Ngoắt nghẻo, Ngọt nghẹo, Huệ lồng đèn..v.v. Cây phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và miền nam châu Phi, các vùng nhiệt đới châu Á. Tại Việt Nam, Ngót nghẻo sống nhiều ở miền Trung, Tây Nguyên, thường mọc hoang dã ở rừng ngập mặn ven biển và các bìa rừng núi cao. Loài hoa này có thể sống được cả những nơi đất nghèo dinh dưỡng nhất chẳng hạn như các cồn cát. Ngót nghẻo có thân cây cao tới 4 mét, hoa to sặc sỡ với 6 cánh đỏ tươi hoặc đôi khi cũng có màu cam, vàng nhạt, dài nhọn như móng hổ. Quả cây có thể dài tới 12 cm chứa các hạt màu đỏ. Tất cả các thành phần của cây Ngót nghẻo đều chứa chất độc có thể gi

Nhiều người thường gặp các vấn đề khó khăn khi tiếp cận với khoa học nói chung và khoa học thực vật nói riêng. Trong một phạm vi hạn hẹp, BVN xin hỗ trợ các bạn đọc, đặc biệt là học sinh, sinh viên ở các lĩnh vực liên quan đến tên khoa học của thực vật qua bài viết dưới đây.

Cách gọi tên cây

  • Danh pháp thực vật đã xuất hiện từ năm 1753, năm xuất bản đầu tiên của công trình Species Plantarum của Carl Linnaeus. Sau đó các quy tắc về danh pháp được khẳng định qua các hội nghị quốc tế về thực vật học trên thế giới bắt đầu từ Hội nghị Paris [1867] trở đi. Ngày nay chúng ta đã biết giới thực vật được chia thành:

Ngành và phân ngành

           Lớp và phân lớp

                 Bộ và phân bộ

                      Họ và phân họ

                           Tông và phân tông

                                   Chi và phân chi

                                        Tổ và phân tổ

                                               Loạt và phân loạt

                                                       Loài và phân loài

                                                              Thứ và phân thứ hoặc giống trồng

                                                                          Dạng và phân dạng

  • Trong đó, bậc phân loại loài các đơn vị cơ bản [Ngành, Lớp, Bộ và Họ] và tiếp đó là bậc chi [trước đây dùng chữ giống] là thông dụng nhất.

Quy tắc chung

  • Tên khoa học gồm ít nhất 2 tên [chi và loài]. Tên cây phải được viết bằng chữ La tinh. Tên La tinh là bắt buộc đối với các chi, loài, thứ, các bậc dưới chi, loài và thứ. Tên La tinh thường được viết nghiêng. Các bản mô tả gốc của các họ, phân họ, tông, phân tông, chi, phân chi, tổ, phân tổ, loạt, phân loạt… loài và các bậc dưới loài phải viết bằng chưa La tinh.
  • Hiện nay, các nhà thực vật hay dùng các chữ “taxa“, “taxanomia” láy từ chữ Hy Lạp “taxis” nghĩa là xắp xếp và “monos” nghĩa là tên. Khái niệm đó thường dùng tắt với thuật ngữ “taxa” ở số nhiều và “taxon” ở số ít. Để phân loại cây cỏ, người ta đặt ra một loạt các bậc với sự sắp xếp các tên để hạn định các bậc taxa như sau:

Thuật ngữ cho các bậc phân loại từ Ngành đến Tông

Tiếng La tinh Tiếng Việt Tiếp tố
Divisio    Ngành  -phyta [ở thực vật có chồi, Tảo]
-myceta [ở Nấm]
Subdivisio   Phân ngành -phytina [ở thực vật có chồi, Tảo]
-mycetina [ở Nấm]
Classis  Lớp

-mycetes [ở Nấm] -phyceae [ở Tảo] -lichenes [ở Địa y]

-opsida [ở thực vật có chồi]

Subclassis   Phân lớp

-mycetidae [ở Nấm] -phycideae [ở Tảo]

-idae [ở thực vật có chồi]

Ordo  Bộ -ales
Subordo    Phân bộ  -ineae
Familia Họ -aceae
Subfamilia   Phân họ -oideae
Tribus   Tông -eae
Subtribus  Phân tông -inae
  • Người ta còn đặt thêm bậc phụ với tiếp tiền tố super và có tiếp vị tố cụ thể ứng với từng bâc đi kèm, ví dụ như superordo – liên bộ với tiếp vị tố là -anae
  • Về nguyên tắc, các tên của các bậc từ ngành đến phân lớp được cấu tạo bằng một tên có nguồn gốc Hy Lạp viết dưới dạng La tinh. Tên bộ được cấu tạo từ tên Họ thuộc bộ đó và tên Họ của từ gốc của tên chi điển hình hoặc một tên đồng nghĩa. Do đó khi biết một tiếp tố được thêm vào gốc ta có thể biết được bậc của taxon hay tên đó.
  • Nếu như tên của một họ là một tính từ số nhiều dùng như một danh từ thì tên của chi là một từ danh từ hoặc một tính từ dùng như một danh từ và luôn luôn ở số ít. Tên của các bậc phân loại lớn hơn loài đều phải viết in hoa.

Ví dụ:

Bậc phân loại Tên Việt Nam Tên La tinh
Chi   Chi Mộc lan  Magnolia
Họ  Họ Mộc lan  Magnoliaceae
Bộ  Bộ Mộc lan  Magnoliales
Lớp   Lớp Mộc lan Magnoliopsida
Ngành   Ngành Mộc lan  Magnoliophyta

Các bậc dưới chi

Thuật ngữ

Tiếng La tinh Tiếng Việt Chữ Viết tắt
Genus Chi _
Subgenus Phân Chi  subg.
Sectio  Nhánh [Tổ]   sect.
Subsectio Phân tổ subsect.
Series  Loạt 
Subseries    Phân loạt  
Species  Loài  sp.
Subspecies   Phân loài   subsp.
Varietas  Thứ  var.
Subvarietas Phân thứ  subvar.
Forma     Dạng    form.
Subforma  Phân dạng  subform.

Quy tắc riêng về tên cây

Viết tên cây

  • Tên chi, phân chi và tổ đều viết nghiêng, chữ đầu viết hoa, phần còn lại viết thường. Khi cần mô tả nhiều loài cùng một chi, người ta viết tắt tên chi bằng chữ viết hoa kèm theo dấu chấm. Tên loài được xác định bởi tên của chi kèm theo một tính ngữ, tên loài có thể gồm một từ hay hai từ nối liền nhau.

          Ví dụ: Plantagor major, Alisma plantago-aquatica.

  • Tính ngữ chỉ tên loài đều viết thường, không bao giờ viết hoa ngay cả khi tên đó lấy từ tên người [đương đại hay trong thần thoại] hoặc tên địa phương.
  • Nếu gặp một loài chưa biết, người ta thường viết tắt tên loài bằng chữ viết tắt sp. [species], viết đứng. Nếu có nhiều loài thuộc về cùng một chi nhưng không chỉ rõ loài nào, người ta có thể viết tắt thành spp., có nghĩa species plurima [nhiều loài], hoặc sp. plur.
  • Đối với tên phân loài, thứ và dạng cũng được cấu tạo dạng subsp. hay ssp.; var. và form. kiểu chữ đứng. Tên kèm theo các chữ viết tắt này viết nghiêng.

          Ví dụ: Setaria palmifolia var. rubra; Agapanthus inapertus ssp. pendulus

Tên tác giả

  • Một tên cây đầy đủ phải kèm theo tên của tác giả đã công bố nó. Tên tác giả viết theo hệ chữ cái La Mã [chữ đứng] và phải viết tắt trừ trường hợp tên rất ngắn. Tên viết tắt phải kèm theo dấu chấm, miến sao tránh được sự nhầm lẫn giữa người này và người khác.

              Ví dụ: L. [chỉ Carl Linnaeus]; DC. [chỉ De Candolle]; Guill. [chỉ Guillemin]; Guillaum. [chỉ Guillaumin]

  • Nếu một tên chưa từng được công bố đã được công bố hợp pháp gắn với tên tác giả của nó thì người ta phải ghi tên tác giả của nó. Đối với cây có nguồn gốc trồng trọt cũng vậy. Nếu là cây trồng nhưng không biết tên của người trồng tạo ra nó thì thay vào tên tác giả người ta viết chữ “Hort”.

           Ví dụ: Rauvolfia chaudocensis Pierre ex Pitard, loài này cùng được Pierre và Pitard cùng công bố [ex: cùng] hợp pháp độc lập.

                    Calanthe argenteo-striata C. Z. Tang et S. J. Cheng, Loài này được C. Z. Tang và S. J. Cheng cùng công bố trong một bài báo [et: và] hợp pháp

  • Nếu có một loài đã được mô tả và nêu tên, được chuyển sang một chi khác bởi một tác giả mới thì tác giả sau phải giữ tên loài gốc [trừ những điều trắc trở]. Trong trường hợp này, danh pháp lưỡng nôm mới sẽ kèm theo tên của tác giả đã công bố nó trước đó được đặt trong ngoặc đơn và tên của tác giả công bố sau đặt sau cùng.

          Ví dụ: cây Nhọc trái khớp, trước đây Diels đặt tên là Polyalthia plagioneura Diels, sau này Nguyễn Tiến Bân chuyển sang chi Enicosanthellum nên tên loài hiện tại viết là Enicosanthellum plagioneura [Diels] Ban

Tên đồng nghĩa và luật ưu tiên

  • Tên đồng nghĩa [synonym] cũng là tên La tinh. Khi có trường hợp đồng nghĩa thì tên xưa nhất được giữ lại nếu nó đúng và có giá trị [đúng theo luật quốc tế về sự ưu tiên]. Tên đồng nghĩa được đặt trong ngoặc đơn sau tên chính thức.

          Ví dụ: Neptunia oleracea Lour. do Lourerio đặt ra năm 1790, sau đó, Willdenow căn cứ vào một mẫu lộn xộn Mimosa natans L.f. để đặt tên loài này thành một loài khác là Desmanthus natans [L.f.] Willd. vào năm1825.          

          Vậy ta phải viết Neptunia oleracea Lour. [Desmanthus natans [L.f.] Willd.]

Video liên quan

Chủ Đề