Câu nghi vấn hồn ở đâu bây giờ có chức năng gì

Xác định những câu nghi vấn có trong bài thơ Ông đồ và cho biết chức năng của từng câu

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

- Xác định câu nghi vấn trong các đoạn trích:

a] “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn.

b] “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” là câu nghi vấn.

c] “Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?” là các câu nghi vấn.

d] Câu d là câu nghi vấn.

e] “Con gái tôi vẽ đây ư?” là câu nghi vấn. “Chả lẽ lại là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!” cũng là câu nghi vấn.

- Câu nghi vấn trong các đoạn trích trên có dùng để hỏi không?

Trả lời: Không phải câu nghi vấn nào trong các đoạn trích trên cũng dùng để hỏi.

Có câu dùng để bộc lộ cảm xúc: “Hồn ở đâu bây giờ?”

Có câu dùng để chửi mắng: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”

Có câu dùng để nạt nộ ra oai: "... Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám dể cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”.

Câu d dùng để chứng minh cho một ý kiến.

Câu e dùng để thể hiện sự ngạc nhiên.

- Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi vấn trên:

Như vậy là không phải câu nghi vấn nào cũng được đặt dấu chấm hỏi ở phía cuối mà có thể thay vào đó là dấu chấm than, dấu chấm hoặc dấu chấm lửng.

IV. LUYỆN TẬP

1. Trả lời câu hỏi

Trong các đoạn trích đã cho có các câu nghi vấn sau:

a] CNV: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”, dùng lối hỏi để bộc lộ một nỗi buồn trước việc đời.

b] CNV:      “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

Dùng lối hỏi để bộc lộ nỗi nhớ tiếc quá khứ, có ý khẳng định quá khứ là tốt đẹp.

c] CNV: “Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?” bộc lộ một ý kiến, một lời bàn luận, có chức năng cầu khiến.

d] CNV: “Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?” bộc lộ cảm xúc.

2. Trả lời câu hỏi:

a] CNV: “Sao cụ lo xa quá thế?” dùng để hỏi, có ý nghĩa phủ định.

“Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?” dùng đế' bàn luận khẳng định một vấn đề.

“Ăn mãi hết đi thi đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?” dùng để phủ định một ý kiến khác.

b] CNV: “Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?” câu này dùng để phủ định một ý kiến khác.

c] CNV: “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?” dùng để khẳng định một vấn đề.

d] CNV: “Thằng bé kia, mày có việc gì?” dùng để hỏi.

“Sao lại đến đây mà khóc?” dùng đế hỏi.

- Đặc điểm hình thức: Các câu trên đều có dấu hỏi ở cuối câu và trong câu có các từ nghi vấn như: sao, thế, gì, làm sao.

- Những câu nghi vấn sau ấy có thể thay thế bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà vẫn có ý nghĩa tương đương:

“Sao mà cụ lo xa quá thế?” —> “Cụ không cần phải lo xa quá thế”.

“Cả đàn bò... chăn dắt làm sao?” —>“Không thể giao cho thằng bé nửa người nửa ngợm ấy chăn dắt cả dàn bò”.

“Ai dám bảo... mẫu tử?” —>“Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử đấy chứ!”

3. Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:

- Yêu cầu một bạn kể lại nội dung một bộ phim:

Câu cần đặt: “Sao cậu lại không kể đầy đủ về nội dung bộ phim Đồng tiền xương máu cho mình nghe nhỉ?”

- Biểu lộ cảm xúc trước số phận một nhân vật văn học:

Câu cần đặt: “Sao trên trái đất này còn có những em nhỏ nghèo khổ và bất hạnh như Cô bé bán diêm thế nhỉ?”

4. Nhiều khi trong giao tiếp, các câu như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách à?”, “Em đi đâu vậy” không nhằm để hỏi. Vậy dùng làm gì?

Trả lời: Trong giao tiếp, có nhiều câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để chào nhau. Trong các trường hợp đó, người nói và người nghe thường có quan hệ rất gần gũi, thân mật.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Chức năng của câu nghi vấn "Những người muôn năm cũ,, là gì ạ

Các câu hỏi tương tự

Những câu hỏi liên quan

Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì?

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

A. Hỏi

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

C. Đe dọa

D. Phủ định

Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?

A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

B. Dùng để hỏi

C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...

D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, ...

Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để làm gì?

A. Để hỏi

B. Để cầu khiến

C. Để khẳng định hoặc phủ định

D. Để bộc lộ cảm xúc

Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì ?

A. Để cầu khiến.

B. Để khẳng định hoặc phủ định.

C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu nghi vấn là gì, tác dụng và lấy ví dụ

Hệ thống ngôn ngữ Việt Nam có nhiều loại câu chia ra như câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu nghi vấn… Vậy câu nghi vấn là gì, tác dụng như thế nào trong đời sống và các sáng tác văn học. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

Tìm hiểu câu nghi vấn

Câu nghi vấn là gì

Câu nghi vấn thực chất là một dạng của câu hỏi nhằm giải đáp một điều chưa biết, thường là nêu lên quan điểm của mình về hiện tượng, sự vật nhưng chưa chắc chắn.

– Hình thức trong câu nghi vấn: thường sử dụng các các từ nghi vấn như bao nhiêu, bấy nhiêu, bao lâu, ư, hả, chăng, ai, gì, sao, nào…và thường kết thúc trong bằng dấu chấm hỏi.

Ví dụ: Bác ăn cơm rồi à?

U đã đỡ đau chân chưa?

Món quà này đẹp nhỉ?

Phân biệt câu nghi vấn có từ nghi vấn giống với từ phiếm định

– Đôi khi chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn các từ như ai, đâu, nào, gì… có trong câu thì đều là từ nghi vấn. Tuy nhiên phải đặt trong hoàn cảnh, ngữ nghĩa cụ thể để phân biệt chúng thuộc từ nghi vấn hay đại từ phiếm định.

Từ nghi vấn thể hiện điều chưa chắc chắn cần được giải đáp của chủ thể. Còn đại từ phiếm định chỉ một nhân vật không cụ thể nào đó trong một không gian, thời gian cũng không xác định.

Ví dụ: “Điều gì đối với tôi cũng rất quan trọng” khác với “Bạn biết điều gì về cô ấy?”

“Điều gì” trong câu thứ nhất là đại từ phiếm định chỉ một sự việc không xác định, chung chung. Còn “Gì” trong câu thứ hai là từ nghi vấn với mục đích hỏi chính xác đặc điểm của chủ thể được hỏi tới trong câu.

– Cách kết hợp từ trong một số trường hợp có thể là từ nghi vấn nhưng trong cách kết hợp khác nó lại từ phiếm định:

+ Ai, gì, nào, đâu đứng sau từ phủ định “Không,chẳng” [có thể thêm từ “cả”] tạo thành từ phiếm định.

+ Ai, gì, nào, đâu đứng trước từ phủ định “không, chẳng” tạo thành từ nghi vấn.

Ví dụ:

+ “Không ai thích nó cả” – ” Ai không thích nó?

=> “Ai1” từ phiếm định, “Ai2” từ nghi vấn

Tương tự như:

+ Nó chẳng muốn ăn cái cả – Cái gì nó chẳng ăn?

+ Anh ấy chẳng bao giờ đi chơi cả – Bao giờ anh ấy chẳng đi chơi

– Kết cấu đối ứng: ai…nấy; gì…nấy; nào…nấy; đâu…đấy thì chúng là từ phiếm định

Ví dụ: Ai nấy đều đi làm/ Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh/ Nói gì làm nấy…

– Nếu có trường hợp lặp lại “đâu đâu”; “gì gì”…cũng không bao giờ là câu nghi vấn

Ví dụ: Anh ấy cứ đi đâu đâu/ Em ấy hay nói chuyện gì gì thôi…

Xem thêm >>>Câu nghi vấn là gì

Chức năng câu nghi vấn

a. Chức năng hỏi của câu nghi vấn

Câu nghi vấn là một dạng nằm trong câu hỏi nên chức năng chính của nó là dùng để hỏi, thể hiện một nghi ngờ không chắc chắn cần xác định lại.

Ví dụ: Bác ăn cơm rồi à?

Bạn viết bài này chăng?

b. Chức năng cầu khiến trong câu nghi vấn

Ngoài chức năng để hỏi thì câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, yêu cầu thực hiện một việc nào đó. Chức năng này rất khó nhận ra, vì vậy phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể để gọi tên chức năng cho đúng.

Ví dụ: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”

[Ngô Tất Tố]

Câu nghi vấn “Còn sống đấy à?” có chức năng cầu khiến. “Ông” không phải hỏi với mục đích xem nhân vật anh nông dân chết chưa mà “Ông” muốn anh ta nộp sưu.

c. Chức năng khẳng định:

Câu nghi vấn khẳng định một sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ: “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”

[Ngô Tất Tố]

Câu nghi vấn “Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?” thể hiện việc chị Dậu khẳng định mình không dám trốn thuế và sẽ trả thuế.

d. Chức năng phủ định

Câu nghi vấn có chức năng phủ định dùng để loại bỏ, bác bỏ ý kiến được nêu ra.

Ví dụ: “Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?”

[Nam Cao]

Hình thức nghi vấn “Ai mà chả phải buồn” có chức năng phủ định.

e. Chức năng bộc lộ cảm xúc

Đây là chức năng phổ biến nhất được dùng trong các sáng tác thơ văn nhằm bộc lộ cảm xúc của tác giả, có thể là vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận hay tiếc nuối, xót xa.

Ví dụ: “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”

[Nguyên Hồng]

Trích trong tác phẩm “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, hàng loạt câu hỏi nghi vấn được đặt ra bày tỏ tâm tư tình cảm của tác giả “Sao mẹ đi lâu thế?” “Mẹ xa con, mẹ có biết không”. Những câu nghi vấn được đặt ra là nỗi lòng chất chứa người con mang trong mình nỗi nhớ mẹ đau đáu và tha thiết. Một đứa trẻ chắc phải đau khổ lắm thì mới có thể thốt lên được những câu hỏi chứa đựng cảm xúc khiến cõi lòng tan nát đến vậy.

Câu nghi vấn có trong tác phẩm văn học

Trong các tác phẩm văn chương, thơ ca tác giả sử dụng các biện pháp tu từ để tăng tính hiệu quả cho tác phẩm của mình. Trong đó, câu nghi vấn được xem là biện pháp tu từ hữu hiệu trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm, bộc lộ những cảm xúc chủ thể. Trong trường hợp này được gọi là câu hỏi tu từ.

Trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Cả bài thơ kết lại bằng một câu hỏi tu từ “Hồn ở đâu bây giờ?”. Cả bài thơ là nỗi niềm chất chứa về một nét đẹp văn hóa truyền thống viết thư pháp trong các dịp lễ tết của người dân Việt Nam. Nhưng nét đẹp đó đang ngày một bị phai nhạt và mai một dần. Ông đồ từ đó cũng bị lãng quên. “Hồn ở đâu bây giờ?” kết thúc cho một chuỗi những hoài niệm xưa cũ, nó còn là tiếng thở dài đầy ngao ngán cho một tài năng, nét đẹp, cái “hồn” của truyền thống giờ biết tìm nơi đâu.

Cũng là câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc được thể hiện trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Các câu nghi vấn [Câu hỏi tu từ] được sử dụng trong khổ thơ trên thể hiện cảm xúc căm hờn, nuối tiếc về một quá khứ oanh liệt đã qua đi. Nếu không có câu nghi vấn cuối cùng “Thời oanh liệt nay còn đâu?” thì cảm xúc của bài thơ chưa thể đẩy lên đỉnh điểm.

Như vậy, câu hỏi nghi vấn theo chúng ta được biết có những tác dụng thông thường như thế. Nhưng ít ai để ý nó đã đi vào thư ca và được sử dụng trong văn chương như thế nào. Đơn giản là chức năng bộc lộ cảm xúc của nó đang được các tác giả khai thác một cách triệt để nhằm bày tỏ một cách có chiều sâu tâm tư, tình cảm của mình – những cảm xúc không mấy dễ dàng gọi tên. Không chỉ các nhà văn, nhà thơ mới có thể sử dụng câu nghi vấn một cách nhuần nhuyễn.

Chúng ta đã hoàn hành bài học khái niệmcâu nghi vấn là gì? tác dụng và một vài ví dụ minh họa. Mọi thắc mắc vui lòng bình luận phần bên dưới.

Thuật Ngữ -
  • Truyện cười là gì, phân loại truyện cười

  • Khái niệm tục ngữ là gì, nội dung và nghệ thuật của tục ngữ

  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?

  • Thành ngữ là gì, tác dụng và lấy ví dụ

  • Động từ là gì, cụm động từ là gì ví dụ trong lớp 6

  • Luận điểm là gì, luận cứ là gì, ví dụ trong Ngữ văn 7

  • Nghĩa của từ là gì, cho ví dụ Lớp 6

Video liên quan

Chủ Đề