Sau sinh bao lâu được làm móng tay

- Cho con bú tưởng chừng là công việc đơn giản nhất nhưng trên thực tế có rất nhiều bà mẹ đang mắc phải sai lầm, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa.

Tin liên quan

Kinh hãi ca sản phụ sinh thường vỡ tử cung cược tính mạng trên bàn...

Ăn dứa và uống nước lá tía tô gần ngày dự sinh cho dễ đẻ,...

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, người mẹ nào cũng muốn con mình được bú nguồn sữa quý giá nhất. Tuy nhiên, một số người lại mắc sai lầm cơ bản, khiến trẻ không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Ăn uống theo một chế độ nghèo nàn

Mẹ nên có một chế độ ăn uống đầy đủ để đảm bảo con luôn đủ dưỡng chất

Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời ở trẻ nhỏ, là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Và sữa mẹ chính là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất, cung cấp cho con một sự khởi đầu tốt đẹp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, mẹ cần cung cấp cho cơ thể 500kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu bình thường để có thể sản xuất sữa liên tục cho bé. Nếu chế độ ăn uống nghèo nàn và kiêng khem quá mức, cơ thể sẽ không được hấp thụ đủ dưỡng chất, mẹ sẽ không thể sản xuất lượng sữa đều đặn và chất lượng.

Vì vậy, mẹ hãy bổ sung thêm rau củ, vitamin và những khoáng chất chính là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mẹ cho con bú, bao gồm: bầu, bắp cải, bí đỏ, cà rốt…

Vừa chơi điện thoại vừa cho con bú

Vừa bấm điện thoại vừa cho con bú sẽ khiến bé gặp nguy hiểm

Những tháng ngày chăm con dường như khá nhàm chán khiến nhiều người mẹ chỉ biết dùng chiếc điện thoại làm thú vui, thậm chí họ vừa cho con bú vừa cầm điện thoại đọc báo, lướt web hoặc chơi trò chơi điện tử.

Tuy nhiên, những bà mẹ này không biết được rằng sử dụng điện thoại khi cho con bú là một thói quen rất nguy hiểm. Bức xạ từ điện thoại di động ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, việc mải mê chơi điện thoại di động khiến nhiều mẹ không tập trung cho con bú, có thể làm ngã bé hoặc làm áo rơi xuống mặt bé làm bé khó thở.

Mẹ làm tóc, móng tay khi đang cho trẻ bú

Hãy hạn chế làm tóc, móng khi cho con bú mẹ nhé

Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, đặc biệt là trong suốt thai kì hầu hết các mẹ đều kiêng cữ cho con mà hạn chế việc làm đẹp nên khi sinh xong muốn “tút tát” lại bề ngoài của mình.

Tuy nhiên, nếu mẹ làm tóc, sơn móng tay cũng có thể gây tình trạng dị ứng cho bé vì da trẻ lúc này rất mỏng manh, mùi thuốc cũng không tốt cho đường hô hấp của bé. Nên khi bé tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài cần phải sạch, hạn chế những tiếp xúc gây kích ứng hoặc những chất có mùi và kích thích nặng.

Không có biện pháp tránh thai rõ ràng

Ngoài ra, mẹ cũng nên có một biện pháp tránh thai an toàn

Theo nhiều chuyên gia về sản phụ khoa, khoảng 6 tuần sau sinh người phụ nữ có thể mang thai trở lại. Nếu không chọn được biện pháp tránh thai an toàn, chị em sẽ “vỡ kế hoạch” và gánh chịu nhiều hệ lụy vì cơ thể chưa có thời gian phục hồi. Tránh thai bằng thuốc là một trong những lựa chọn tối ưu cho các chị em với tỷ lệ thành công 97-98%. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tránh thai các mẹ cần nhớ:

+ Trong 24 tiếng sau khi sử dụng thuốc, khoảng 1-5% thuốc ngấm vào sữa mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa, mẹ nên chọn loại chỉ chứa một hormone progestin [mini-pill], hoạt động bằng cách “báo hiệu” giả cơ thể đang mang thai để ngừng phóng thích trứng;

+ Mẹ phải uống thuốc tránh thai đúng giờ quy định;

+ Hạn chế dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp bởi trong nó chứa nội tiết tố nữ cao, nhằm ngăn chặn sự làm tổ của trứng. Nếu dùng thuốc trong quá trình cho con bú sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sự tiết sữa.

Theo Oxii

Út Em chào các mẹ. Có hàng ngàn câu hỏi, nhưng mình đã chắt lọc các câu quan trọng nhất cho mẹ.

Đang xem: Phụ nữ sau sinh có được cắt móng tay không

Nếu có thể hãy chia sẻ bài này cho anh xã, bà nội, bà ngoại mẹ nhé, điều đó sẽ đem lại lợi ích cho cả gia đình, người thân sẽ hiểu và chăm sóc mẹ, bé tốt hơn.

Vâng, hẳn nhiên còn một số điều gây tranh cãi, khi có sự tranh chấp giữa truyền thống và khoa học hiện đại. Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết này.

Nhưng điều quan trọng hơn, một số câu hỏi quan trọng được bác sĩ sản khoa, nhi khoa và dinh dưỡng của các bệnh viện lớn tham gia trả lời cho mẹ.

Mục LụcA. Kiêng cữ và sức khoẻ tổng quátB. Dinh dưỡng sau sinhC. Sữa mẹ và cho con búD. Quan hệ sau sinhE. Làm đẹp sau sinhF. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

A. Kiêng cữ và sức khoẻ tổng quát

1. Sau sinh có cần kiêng tắm trong tháng đầu tiên?

KHÔNG CẦN

Trong bài trả lời phỏng vấn báo VOV, PGS.TS. Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Sản [Bệnh viện Bạch Mai] khuyên:

Theo tôi, sản phụ không nên kiêng tắm và gội đầu trong tháng đầu. Nếu sản phụ không tắm sẽ cảm thấy rất bức bối, khó chịu. Sản dịch ra, mồ hôi, sữa, tế bào bong nếu không vệ sinh, lau rửa sẽ dẫn đến nhiễm trùng cho cả mẹ và em bé. Ngay từ những ngày đầu sau khi sinh cần phải tắm gội.

Ngoài ra, nên có người giúp họ lấy đồ, lau người cho nhanh và đỡ mệt. Khi gội đầu nên dùng đầu ngón tay [không phải móng tay] xoa nhẹ da đầu để làm sạch các tế bào chết và thoáng lỗ chân lông.

Tuy nhiên các mẹ lưu ý thời điểm tắm gội khác nhau giữa mẹ sinh thường và đẻ mổ. Mẹ sinh thường khoẻ mạnh, 24h sau có thể tắm gội [một số bác sĩ khuyên khoảng 3 – 4 ngày sau sinh], với mẹ đẻ mổ cần khoảng một tuần. Cả hai trường hợp nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ.

READ:  Xem Bói Móng Tay Biết Ngay Tính Cách Và Sức Khỏe Của Một Người

2. Nên tắm, gội như thế nào?

Theo bác sĩ Anh Nguyễn chia sẻ. Các bà mẹ sinh thường khỏe mạnh sau sinh có thể tắm bình thường để hạn chế viêm nhiễm đường sinh dục do tăng tiết sản dịch. Tuy nhiên lưu ý 1 số điều sau:

Tắm bằng nước ấm, có thể dùng sữa tắmThời gian tắm không quá 10 phútPhòng tắm nên kín gióCó thể gội đầu: nhưng cần gội nhanh và làm khô tóc nhanhTắm xong nên mặc đồ dài, mang vớ chân và không mặc áo ngực

Một số điều lưu ý trên nên giữ ít nhất là 3 tuần sau sinh.

Các bạn sinh thường có vết may ở âm đạo và tầng sinh môi: nên tắm bằng nước ấm, tốt nhất dùng vòi nước chảy dạng tia [không dùng gáo/ca múc nước]. Ngoài các lưu ý trên, không nên dùng sữa tắm. Nên dùng nước muối [1 lít nước pha 4 muỗng cafe muối] hoặc dung dịch rửa [do chuyên gia sức khỏe kê] để vệ sinh vùng vết may.

Xem thêm: Tóc Rễ Tre Là Gì? Các Kiểu Tóc Phù Hợp Với Tóc Rễ Tre Nam #1 Tóc Rễ Tre Nên Để Kiểu Gì

Các bạn sinh mổ: nên đợi 6-7 ngày, và chờ ý kiến của chuyên gia sức khỏe. Có thể dùng khăn thấm ướt và lau người ở các hóc và 1 khăn khô lau lại.

3. Sau sinh có được đánh răng không?

Ngay sau khi sinh, mẹ đã có thể rửa mặt, súc miệng, chải răng mỗi ngày. Mẹ nên dùng nước ấm, chọn bàn chải mềm, tránh chảy máu răng, có thể dùng chỉ tơ nha khoa.

Việc dùng nước lạnh, bàn chải cứng hay xỉa răng sẽ gây chảy máu và ê buốt vì thời điểm này lợi vẫn còn nhạy cảm.

4. Có nên nằm than sau sinh không?

KHÔNG CẦN

Bác sĩ Trương Thìn, nguyên Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM trong bài trả lời phỏng vấn với báo Pháp Luật TP.HCM, cho rằng:

Ngày xưa, ở các vùng có thời tiết lạnh như miền Trung và miền Bắc, phụ nữ thường có thói quen dùng than để sưởi ấm sau khi sinh. Phụ nữ mới sinh thường có thân nhiệt thấp, cần được sưởi ấm để khí huyết lưu thông dễ dàng. Tuy nhiên, việc bắt sản phụ “nằm than” bằng cách dùng than củi đốt dưới sàn giường là cách làm đã lạc hậu, không còn phù hợp trong thời đại hiện nay.

Việc sưởi ấm cho phụ nữ sau khi sinh là tốt nhưng dùng than củi để sưởi là không nên. Vì than củi khi đốt sẽ thải ra khí CO2, có thể gây ngộ độc cho cả mẹ và con [nhất là với những căn phòng kín mít]. Việc dùng than củi khó điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn nên rất dễ gây bỏng cho cả bà mẹ và em bé.

Vậy sau sinh mẹ nên giữ ấm cơ thể nhưng không nên nằm than.

5. Có nên bịt bông vào tai sau sinh không?

CÓ THỂ CẦN

Bác sĩ chuyên khoa sản Phạm Văn Hùng [Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội] trả lời phỏng vấn báo Sức Khoẻ Đời Sống xác nhận điều này là chính xác, và các mẹ nên làm:

Sản phụ nên nhét bông vào hai lỗ tai để tránh nghe những tiếng động mạnh.

Bác sĩ Đặng Thu Thủy, khoa Phụ sản, Bệnh viện Công an 198 cung cấp thêm thông tin:

Việc bịt bông tai cũng là một cách để sản phụ giảm tiếp xúc với gió lùa và tiếng động mạnh gây căng thẳng, stress. Tuy nhiên cũng không cần thiết nếu ở chỗ yên tĩnh và kín gió.

6. Có được xem tivi, sử dụng smartphone, đọc báo, ngồi máy tính không?

NÊN HẠN CHẾ

PGS.TS. Phạm Bá Nha khuyên:

Cuộc đẻ cần một sự gắng sức rất lớn, thêm vào đó sau sinh người phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết, sinh lý nên họ cần thời gian nghỉ ngơi để được phục hồi. Sau sinh, cơ thể phụ nữ ở trong tình trạng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, sức đề kháng kém nên người phụ nữ cần có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp. Việc ngồi máy tính sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến mắt. Việc đọc sách, xem TV, nghe đài, không cần quá kiêng cữ, tuy nhiên không nên xem TV lâu. Đọc chữ nhỏ, không đủ ánh sáng và chỉ làm khi cảm thấy đã thực sự khoẻ mạnh. Có thể nghe đài, TV nghe nhạc nếu mang lại cảm giác thoải mái.

7. Có được mặc áo cộc tay khi thời tiết nóng nực?

CÓ THỂ

Bác sĩ Đặng Thu Thủy, khoa Phụ sản, Bệnh viện Công an 198 trả lời báo Vnexpress cho biết:

Vào mùa đông việc giữ ấm cho sản phụ là cần thiết, do vậy mặc quần áo dài tay và đi tất là rất quan trọng. Nhưng khi thời tiết nóng nực nên giữ cho cơ thể thoáng mát, trong nhà có thể mặc áo cộc tay và không cần đi tất, nhưng cũng không nên ngồi trước quạt mạnh hay điều hòa nhiệt độ quá thấp vì thời điểm này sức đề kháng của người mẹ còn yếu.

8. Có cần kiêng ngồi xổm không?

CÓ CẦN

PGS.TS. Phạm Bá Nha cho biết:

Sau khi sinh, cần có thời gian để các dây chằng và bộ phận sinh dục co hồi lại. Tư thế ngồi xổm làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, khiến các tạng bên trong dễ sa xuống dưới và ra ngoài, gọi là sa sinh dục. Để tránh tình trạng này, sản phụ không nên ngồi xổm, ngay cả khi bình thường cũng không nên ngồi xổm. Các cụ xưa thường khuyên sản phụ sau sinh, khi nằm nên khép chân, bắt chân nọ lên chân kia, không ngồi xổm, tránh mang vác nặng, thậm chí tránh cơn ho là vì vậy.

Vậy lời khuyên không nên ngồi xổm của các cụ là chính xác các mẹ nhé.

9. Phòng ngủ cần kín gió hoàn toàn?

KHÔNG ĐÚNG

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thuận, nhiều người cho rằng, gió là thủ phạm chủ yếu gây sốt sản hậu, vì thế phòng của các bà mẹ thường khép kín, che chắn hết các cửa không cho thoáng khí và gió vào.

Kỳ thực thì gió tự nhiên không có tội gì cả. Đây là quan điểm không đúng, vì phòng các bà mẹ nằm cần có gió và thay đổi không khí cũng như ánh nắng chiếu vào giúp cho sự lưu thông không khí tốt, diệt khuẩn, bụi, nấm mốc không thể phát triển được. Nằm thoáng khí khiến cho oxy được cung cấp đầy đủ trong phòng người mẹ.

Xem thêm: Kiểu Tóc Cho Người Mập Mặt Tròn Nam, Cắt Tóc Nam Đẹp Cho Người Béo, Cho Mặt Tròn Mập

Sốt sản hậu là do một số vi khuẩn gây bệnh ẩn trong cơ quan sinh dục của bà mẹ gây nên. Điều này thường là do việc trước khi sinh không được khử trùng sạch sẽ hoặc do bà mẹ không chú ý giữ gìn vệ sinh sau sinh. Nếu môi trường trong phòng không sạch sẽ, không khí không trong lành rất dễ khiến cả mẹ và bé mắc bệnh về đường hô hấp.

10. Có cần kiêng rửa tay, rửa chân nước lạnh?

CÓ CẦN

Giống như đoạn trên đã nói, phụ nữ mới sinh cần kiêng lạnh, do vậy khi rửa tay chân, mẹ nên rửa bằng nước ấm.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: móng tay

Video liên quan

Chủ Đề