Vì sao có tên trọng lú

Báo VN nói người ta bảo ông Trong 'lú' vì không ăn tiền?

Báo Đại biểu Nhân dân có bài nói Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam có tên dân gian 'Trọng lú' vì người dân 'khen Ông sạch' và chê các lãnh đạo khác tham tiền.

Tác giả Thăng Long của bài báo 'Viết tiếp Có lẽ sự thật nằm ở dư luận' mở đầu bằng chuyện ông Trọng lẩy Kiều 'Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn' khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XII.

Cây viết Thăng Long bình luận trong bài viết mà từ ông với chữ Ô viết hoa luôn được dùng khi nói đến vị Tổng Bí thư hiện nay: "[T]ôi có ý chê Ông...với cương vị ấy sao Ông lại lẩy câu kiều ở hoàn cảnh ấy của Kiều. Sau này hiểu hơn, tôi mới thấy thông cảm vì tôi biết Ông thật sự chân thành."

Nói bóng gió tới những câu vè về ông Trọng khi làm Bí thư Hà Nội, và các cộng sự ở Hà Nội gồm ông Phùng Hữu Phú là Phó của ông Trọng kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, ông Hoàng Văn Nghiên là Chủ tịch và ông Nguyễn Quốc Triệu là phó của ông Nghiên, tác giả Thăng Long bình luận:

"Ông được ghép chữ LÚ ngay sau tên của mình cùng vần vè với người khác gán với chữ tham, chữ gian, chữ gì gì nữa, nói chung là chẳng hay ho gì."

"Đọc cả câu ấy, phải sau rất nhiều năm, và hình như cho đến bây giờ tôi mới thật hiểu. Hiểu ra cái thâm thúy của dân gian: Họ chê người ta. Họ khen Ông bằng cái cười mỉm, nụ cười thoáng qua như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu.

"Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi."

Khuất Nguyên [ 278 - 343 trước Công lịch] là nhà thơ Trung Hoa thời Chiến Quốc, được cho là tác giả Sở Từ đã nhảy xuống sông tự vẫn sau khi Sở mất nước.

Tác giả bài báo khá lạ về Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cũng bình luận thêm về sự trong sạch của Giáo sư Trọng và phu nhân của ông:

"Anh Đông, thư ký của Ông kể, khi về nhận Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ông xòe bàn tay bảo, mình với cậu thi đua nhé. Hai bàn tay ấy hôm nay vẫn còn trắng.

"...Hồi mới có Nghị quyết Trung ương 4, dân và cán bộ thì thích, nhưng có kẻ ghét, có kẻ đặt điều bảo nghe nói chụp được cả ảnh bà nhà ông ấy nhận phong bì.

"Anh em có hỏi, tôi có nói: Họ không nói được gì ông ấy thì họ bảo bà ấy, như tôi biết bà ấy không có tính ấy, tay bà ấy không biết cầm cái phong bì đâu. Ai biết cầm nhìn biết liền."

'Kỹ lưỡng, tình người'

Giàu như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu

Vè dân gian về lãnh đạo Hà Nội

Bài báo cũng nói chính ông Trọng là người ký quyết định nâng cấp báo Đại biểu nhân dân lên 'Báo loại I, cấp tổng cục'.

Tác giả nhắc lại rằng chính ông Trọng quyết định tự ký quyết định bổ nhiệm tổng biên tập Hồ Anh Tài lúc bấy giờ với mức phụ cấp 1,25, mức mà Quốc hội có thể quyết thay vì mức 1,3, vốn thuộc về quyền của Ban Tổ chức Trung ương.

Hơn nữa ông Trọng cũng được cho là đã sửa câu 'Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Báo Đại biểu nhân dân' thành 'Văn phòng quốc hội là cơ quan chủ quản của Tòa soạn Báo Đại biểu nhân dân' cho phù hợp với luật báo chí.

Tác giả bình luận: "Kỹ lưỡng đến thế, chặt chẽ từ pháp lý đến tình người như thế còn được mấy ai nhỉ?"

Nhưng cây viết Thăng Long không nói gì về chữ 'lú' được dùng trong một hoàn cảnh khác khi người ta nói ông Trọng từng là Chủ tịch của 'Hội đồng lú lẫn trung ương' mà tên chính thức là 'Hội đồng Lý luận trung ương'.

'Sự thật ở dư luận'

Vào cuối bài viết, tác giả kết: "Ấy là vì Văn Bông đã viết ra thì tôi đành viết thêm thôi chứ không có ý gì khen chê.

"Bởi, dư luận có khi có cái ranh mãnh của nó.

"Như, có người bảo Nghị quyết Trung ương 4 có làm gì được ai đâu. Thế thì, ngẫm mà xem, sao có nhiều kẻ xấu sợ nó đến thế?"

Bài của ông Thăng Long được viết sau khi có bài 'Có lẽ sự thật nằm ở dư luận' của tác giả Văn Bông, cũng của báo Đại biểu nhân dân.

Văn Bông nói về tình trạng 'rải kinh phí ngoài hợp đồng' và tiền 'đi đêm' mà doanh nghiệp phải chi cho các quan chức chính phủ để có hợp đồng.

Câu kết của bài 'Có lẽ sự thật nằm ở dư luận' là: "Sự thật trước pháp luật là căn cứ vào chứng lý, nhưng sự thật trong xã hội đôi khi nằm ở dư luận.

"Người làm hoạch định chính sách đôi khi phải tìm sự thật ở dư luận."

Hiện chưa rõ vì sao báo Đại biểu Nhân dân đăng bài viết này, trong bối cảnh gì.

Một vài năm trước, Tổng biên tập báo, ông Hồ Anh Tài có cho hay quan điểm của ông về báo chí Việt Nam "Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước không quy định 'vùng cấm'. Vậy tại sao chúng ta phải lảng tránh".

"Khen ngợi là thuộc tính của báo chí nhưng phê phán cũng là một thuộc tính khác của báo chí", ông Hồ Anh Tài nói hồi 2007 trong một cuộc đối thoại với bạn đọc tại Việt Nam.

//baomai.blogspot.com/2013/03/chxhcnvn.html

3 triệu tín đồ đón Giáo hoàng trong ngày cuối tại ...

Người đàn ông cân đo tội ác và thời gian

Giải mã món quà tặng Obama của Trương Tấn Sang

Trí nhớ của Việt Kiều

Lantern: Stacking Tableware_Tô phở 3 tầng

Mỹ ‘rất quan tâm’ tới tuyên bố của các blogger Việ...

Phe hữu Mỹ bực vì Obama và HCM

'Bà Tưng' với nền văn hóa bảo thủ

Thuốc lá bạc hà tai hại hơn thuốc lá không bạc hà

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Bình luận của Thứ trưởng Sơn 'gây bất bình'

Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN?

Mỹ bạc đãi khách?

Liều, lỗ, lừa, lách, lươn lẹo…

Vàng thật hay đồng thau

Người sống lâu bị nhục nhiều

Dùng chùa lập mật khu cho Việt Cộng

Việt Nam: Quá sức bất an

Tổng thống Obama đàm phán 'thẳng thắn' với Chủ tịc...

Cuộc gặp 'lịch sử' ở Nhà Trắng

Bác Sang tặng đồ xịn Tổng Thống Obama?

Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ

“Thần dược” và Chuyện “thuốc”

Nhật Bản phản pháo và đính chính từ MSN

Elio Motors, xe tiết kiệm xăng

Vụ chuyển uranium khỏi Việt Nam qua lời kể của chu...

Chủ tịch nước Việt Nam thăm Mỹ

'Because I am a Girl' - tia sáng mới cho 'một nửa'...

Việt Nam: Trung Quốc và Hoa Kỳ

Tác hại của việc làm phẫu thuật thẩm mỹ

Does the rotation of the earth affect the travel t...

Đạo đức của người làm khoa học: Không hợp tác với ...

Sáu bước đơn giản để giữ đầu óc minh mẫn

Chuối nếp nướng được thế giới vinh danh

Ai bảo một mình là khổ?

Của đi thay người

Không thể tin gì và tin ai được nữa

Nghệ thuật trên nắp cống đường phố

Một cái chết bí ẩn tại Sài Gòn

Đế quốc giả

Ký giả Andrew Lâm: Người Việt trên đất Mỹ

Chuyện ông Tư chết mà vui

Hoàng gia: cộng sản Việt Nam?

Dịch vụ miền Bắc cần một câu 'xin chào'!

Thuế nặng, nông dân bỏ ruộng hoang

Nguyễn Quốc Chánh: Thơ và Đất

Shopping một ngày hè

Việt Kiều làm việc từ thiện ở VN

Việt Nam không có lãnh đạo!!!

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn...

10 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất lịch sử

Cupid: Cậu bé nổi tiếng trong hội họa

Làm cơm trắng nở gấp đôi bằng hóa chất

Are Electronic Cigarettes Legal to Smoke Anywhere?...

UAV X-47B của Mỹ thực hiện thành công...

Sòng bạc Campuchia dọc theo biên giới Việt

Đề thi tuyển học sinh giỏi toán của thế giới

Những con cừu giàu có

Trùm ma túy khét tiếng tàn bạo Mexico bị bắt

ĐGH Phanxicô khuyên các Linh Mục, Nữ Tu đừng dùng ...

Mỹ dẫn độ một phó giám đốc lừa gạt về Việt Nam

Dự luật giúp sinh viên nước ngoài có thể định cư t...

Con rể thủ tướng 'bán Big Mac' ở Sài Gòn

Tiên đoán mới về sự thay đổi của mực nước biển

Chương Trình Ngày Thánh Mẫu 2013

Thế lực thù địch

Môi trường Trung Quốc vô phương cứu vãn?

Những người “khôn ngoan”

Cần thay đổi nếp sống sau cơn đột quỵ hoặc đau tim...

Úc lo ngại làn sóng thuyền nhân VN

Biểu tình khắp nước Mỹ sau phán quyết tha bổng Geo...

Bớt hút thuốc lá có thể cứu được hàng triệu người

Tăng nhiệt có thể đảo ngược xu hướng phát triển

Nhiều nơi ở VN bỗng Hán Hóa

Cá nhím biển đe dọa các dải san hô Đại Tây Dương

Bụi đời Chợ Lớn


Chủ tịch nước Việt Nam sang Mỹ thảo luận chiến lượ...

Video liên quan

Chủ Đề