Trẻ sơ sinh bị sốt có nên đắp chăn

Chi tiết Thường thức Được viết: 01 Tháng 7 2019 Lượt xem: 138953

Trẻ bị sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân, phần lớn là do nhiễm trùng [vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng]. Cũng có khi sốt do mắc bệnh ác tính như sốt xuất huyết hoặc sốt do thuốc, sau chích ngừa vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân.

Ảnh minh họa: Internet

Cách phát hiện và đánh giá mức độ khi trẻ bị sốt
- Cách phát hiện: Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ hay quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Sờ trán, lòng bàn tay hoặc chân tay thấy trẻ nóng; hay lấy má người mẹ áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ, nếu nhiệt độ ở trên 37,5 độ C là trẻ bị sốt.
- Đánh giá mức độ sốt:+ Khi nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C là sốt nhẹ.+ Khi nhiệt độ từ 38,5 - 39 độ C là sốt vừa.+ Khi nhiệt độ từ 39 - 40 độ C là sốt cao.

+ Khi nhiệt độ >40 độ C là sốt rất cao.

Những sai lầm hại con khi trẻ bị sốt:

Uống thuốc hạ sốt quá sớm

BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.

Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước

Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ. Ảnh minh họa: Internet

Lạm dụng thuốc động kinhCó nhiều trường hợp trẻ sốt cao bị co giật khiến bố mẹ lo sợ ‘tống’ thuốc hạ sốt khi mới 38 độ hoặc xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng.

PGS Dũng cho biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.

Do đó, bác sĩ thần kinh và nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh.

"Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ", PGS Dũng nhấn mạnh.

Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.

Tuyệt đối không dùng xen kẽ nhiều loại thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt. Ảnh minh họa: Internet

Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt

Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.

Các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết.

“Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm", PGS Dũng lưu ý.

Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.

Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.

Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.

Khi trẻ bị sốt, nên cho trẻ tăng cường uống các loại nước hoa quả giàu vitamin để tăng sức đề kháng. Ảnh minh họa: Internet

Tự chia liều nhét hậu môn

Loại thuốc nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn.

Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.

Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.

Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt

Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...

Những phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.

Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.

Thay vào đó khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.

Nguồn: //www.tienphong.vn

Sốt là gì? Vì sao có hiện tượng trẻ sốt đầu nóng nhưng chân tay lạnh?

Sốt là một triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý ác tính...

Nhiệt độ cơ thể bình thường từ 36 oC – 37,4 oC. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường [≥ 37.5°C]:

Sốt nhẹ: 37,5oC – 38oC;

Sốt vừa: > 38oC – 39oC;

Sốt cao: > 39oC – 40 oC

Sốt rất cao: > 40 oC

Đa số trường hợp trẻ chân tay lạnh, đầu nóng do hệ quả của sốt cao. Sốt được tạo ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể dưới sự chỉ đạo của trục não bộ- vùng hạ đồi. Vùng hạ đồi nhận diện có tình trạng nhiễm khuẩn sẽ đặt một “setpoint” bắt cơ thể phải tăng nhiệt độ lên [sốt]. Hệ miễn dịch lúc này sẽ phóng thích các chất khiến các mạch máu ở chân và tay co lại nên bố mẹ sẽ thấy trẻ lạnh tay chân.

Tuy nhiên, khi cơ thể đã đạt đến con số của “Setpoint” thì mạch máu sẽ giãn ra, bố mẹ sẽ thấy tay chân bé hồng lên, có khi có cả đốm đỏ lấm tấm, bé vã mồ hôi, không cảm thấy lạnh nữa.

Số ít trường hợp sốt cao và tay chân lạnh là hệ quả của tình trạng nhiễm siêu vi. Siêu vi tấn công vào não bộ và các mạch máu nhỏ của tay chân của bé. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, bé có thể bị viêm màng não hoặc một tình trạng nhiễm trùng máu. Vì thế trường hợp này cần đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám.

Ảnh minh họa

Cách đo nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế cho trẻ thế nào?

Các loại nhiệt kế phổ biến: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử đo ở trán, ở tai.

Đo nhiệt độ cho trẻ tại các vị trí tai, trán, miệng, nách, hậu môn. Mức chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí: Nhiệt độ đo được ở nách thấp hơn nhiệt độ ở miệng và hậu môn khoảng 0,3 à 0,5oC. Vì vậy khi nhiệt độ ở nách > 37,2oC thì coi đó là sốt.

Các cách hạ sốt nhanh là gì?

Biện pháp hạ sốt vật lý

Để trẻ nằm phòng thoáng, tránh gió lùa, hạn chế số lượng người xung quanh, nới bớt quần áo cho trẻ.

Chườm ấm hạ sốt: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành chườm ấm cho trẻ.

Cho nước lạnh vào trong chậu, sau đó cho nước nóng vào với lượng khoảng ½ nước lạnh sao cho thau nước ấm giống như nước tắm em bé là được.

Để trẻ nằm ngửa trên giường. Cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo của trẻ. Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ, chủ yếu tại các vị trí: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ.

Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm. Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao hơn.

Khi nước ở trong chậu hết ấm thì thay chậu nước khác hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ của nước và lau người tiếp cho trẻ.

Dừng chườm ấm khi nhiệt độ < 37,5°C. Lau khô người và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ.

Vào mùa lạnh, không nên chườm ấm hạ sốt quá lâu.

Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt

Sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ở nách ≥ 38°C, tốt nhất là dùng Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6h theo chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không cho trẻ dùng xen kẽ các loại thuốc hạ sốt, vì mỗi thuốc có liều dùng khác nhau, khoảng cách các lần uống khác nhau.

Mùa đông trẻ sốt có nên đắp chăn, mặc bỉm, đeo tất khi chân tay lạnh?

Một sai lầm phổ biến của các bậc cha mẹ khiến tình trạng sốt của con nặng hơn đó là đắp chăn, đeo tất, quấn khăn, mặc nhiều quần áo, mặc bỉm và cho con nằm phòng kín.

Đắp chăn không giúp hết lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Sốt cao không hạ thân nhiệt kịp thời sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây các biến chứng như co giật.

Cơ thể có cơ chế thoát nhiệt qua da, nếu uống thuốc hạ sốt mà không có đối lưu thì không thoát nhiệt được. Do đó, nguyên tắc quan trọng khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa để không khí trong nhà lưu thông. Không nên mặc quá nhiều áo quần hoặc để cơ thể quá lạnh, hãy giữ thân nhiệt cơ thể ổn định sao cho người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất.

Trẻ sốt có 2 giai đoạn: Ở giai đoạn tăng nhiệt với biểu hiện đầu ấm, chân tay lạnh thì bố mẹ có thể giữ ấm chân tay cho con bằng đi tất, uống nước ấm hoặc ngâm chân vào nước ấm để cải thiện tuần hoàn ngoại vi. Giai đoạn này qua rất nhanh tới giai đoạn sốt liên tục. Lúc này toàn cơ thể tăng nhiệt cao nên lại cần nới quần áo, bỏ tất ra để dễ thoát nhiệt.

Trẻ sốt co giật phải làm sao?

Khi trẻ co giật, không nên cho uống hay làm gì vì có thể gây sặc. Bố mẹ có thể đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.

Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.

Trẻ sốt nên cho ăn gì?

Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước. Có thể cho trẻ uống nước có điện giải dành cho trẻ em: orserol.

Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh khỏe lại.

[*Tổng hợp thông tin tư vấn theo các nguồn website Bệnh viện Nhi Trung ương, website Bệnh viện Vinmec và tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng trên báo chí]

Ngọc Khánh

Video liên quan

Chủ Đề