Các hạ có nghĩa là gì

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
kaːk˧˥ ha̰ːʔ˨˩ka̰ːk˩˧ ha̰ː˨˨kaːk˧˥ haː˨˩˨
kaːk˩˩ haː˨˨kaːk˩˩ ha̰ː˨˨ka̰ːk˩˧ ha̰ː˨˨

Đại từSửa đổi

các hạ

  1. Xem bạn, mày, cậu

DịchSửa đổi

  • tiếng Anh: you

Mục từ này được viết dùng mẫu, và có thể còn sơ khai. Bạn có thể viết bổ sung.
[Xin xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi mục từ.]

- "Tại hạ là Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử phái Hằng Sơn! Hôm nay có cùng cơ duyên tỷ võ, mong huynh đài thủ hạ lưu tình! Tiếp chiêu!"

- "Ấy ấy! Quân tử chỉ động khẩu không nên động thủ!.."

Chắc hẳn những câu thoại mang nội dung cùng lối xưng hô giang hồ như trên đã là thứ quá quen thuộc đối với bất kỳ ai là fan yêu thích phim truyện kiếm hiệp. Nhưng theo dõi các bộ phim kinh điển ấy lâu năm, đã bao giờ bạn thắc mắc về những vai vế, cũng như ý nghĩa lối xưng hô được các nhân vật thường xuyên sử dụng trong phim? Thông qua bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những thú vị ẩn sâu trong câu chuyện này nhé!

Xưng hô vai vế trong môn phái.



Thường thì trong phim kiếm hiệp, người sáng lập ra một môn phái sẽ được gọi là tổ sư [chỉ nam] hoặc tổ sư bà bà [chỉ nữ]

Chồng của sư mẫu: sư trượng/ sư công

Vợ của sư phụ: sư nương

Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ/ sư tổ

Người sáng lập môn phái: tổ sư [nam]/ tổ sư bà bà [nữ]

Đệ tử: đồ nhi/ đồ tôn [chỉ đời tiếp theo]

Đứng đầu một môn phái ở hiện tại: chưởng môn [nhân].

Xưng hô vai vế trong giang hồ.



Nữ trẻ tuổi: gọi cô nương hoặc tiểu thư [đối với con nhà giàu có danh tiếng]

Lối xưng: tiểu nữ [thể hiện tính khiêm tốn], bản cô nương hoặc xưng ngôi ta ta [thể hiện tính tự cao]

Nam trẻ tuổi: gọi các hạ, huynh đệ/ huynh đài [tiểu huynh đệ nếu nhỏ hơn nhiều tuổi] hoặc công tử [đối với con nhà giàu có danh tiếng] hoặc thiếu hiệp [tỏ ý tôn trọng võ công của người đó], tiên sinh [với người nho nhã].

Xưng: tại hạ, hậu bối/ vãn bối/ tiểu bối [thể hiện tính khiêm tốn] hoặc xưng ngôi ta [thể hiện tính tự cao]

Nam/ nữ cao tuổi: gọi lão tiền bối, đại hiệp/ lão hiệp [tỏ ý tôn trọng võ công của người đó] hoặc xưng ngôi ta, lão, mỗ...



Lưu ý: ngôi xưng tại hạ - các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như tôi - anh trong ngôn ngữ hiện đại, vãn bối - tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra. Ví dụ trưởng bối, nhị bối, tiểu bối...

Khi căm thù hoặc tức giận với một ai đó, sử dụng xưng gọi ngôi ta - ngươi. Khi chửi mắng một ai đó, sử dụng xưng gọi ngôi tiểu tặc, lão tặc, tặc tử [đối với nam], a đầu [ đối với nữ]…



Ông nội/ngoại: Tổ phụ [Ngoại công/ Thái gia gia]

Bà nội/ngoại: Tổ mẫu [Bà bà]

Cha: Phụ thân hoặc Gia gia

Mẹ: Mẫu thân

Con: Hài nhi [gọi lúc còn nhỏ, khi lớn lên sẽ gọi theo tên + với từ "nhi" gán phía sau. Ví dụ: Sung nhi, Lâm nhi..]

Bác trai: Bá phụ

Bác gái: Bá mẫu

Chú: Thúc phụ [Thúc Thúc]

Thím: Thúc mẫu/ Thúc nương [Thẩm thẩm, Đại thẩm]

Cô: Cô cô

Cậu: Cửu cửu

Mợ: Cửu mẫu/ Cửu nương

Dì: Dì



Anh trai: huynh [đại ca, ca ca]

Em trai: đệ [nhị đệ, tiểu đệ]

Chị gái: tỷ tỷ

Em gái: muội muội

Anh/em rể: tỷ/ muội phu

Chị dâu: tẩu tẩu [đại tẩu]

Cháu: Điệt [điệt nhi/ tiểu điệt]

Cha/ mẹ vợ: nhạc phụ, nhạc mẫu

Cha/mẹ chồng: trượng phụ/mẫu

Con rể: tế [hiền tế/tiểu tế-thân mật]

Vợ: phu nhân [nương tử/hiền thê/ái thê-thân mật]

Chồng: phu quân [trượng phu/tướng công-thân mật]

Anh chị em họ ngoại gần: thêm chữ “biểu” vào trước xưng hô như trong gia đình. Ví dụ: biểu ca, biểu muội.

Xem thêm: Compare Windows 10 Home Và Windows 10 Pro, Windows 10 Pro Vs Home: What'S The Difference

Anh chị em họ nội gần: thêm chữ “thế” vào trước xưng hô như trong gia đình. Ví dụ: thế ca, thế muội.

Anh chị em họ xa: thêm chữ “đường” vào trước xưng hô như trong gia đình. Ví dụ: đường huynh.

Quan hệ kết nghĩa: thêm chữ “nghĩa” vào trước xưng hô như trong gia đình. Ví dụ: nghĩa đệ, hiền đệ.

Xưng hô kiểu kiếm hiệp trong game chuẩn kiếm hiệp? Bạn có muốn thử?

Độc Cô Cửu Kiếm Mobile - Cộng đồng sở hữu sức hút, lôi cuốn hàng ngàn fan yêu thích kiếm hiệp tham gia mỗi ngày.

Ra mắt từ đầu năm 2016, Độc Cô Cửu Kiếm Mobile không chỉ được cộng đồng yêu thích phim truyện kiếm hiệp tại Việt Nam đánh giá như một trò chơi may mắn sở hữu nhiều chiều sâu về mặt gameplay, cốt truyện cũng như loạt tính năng PK, bang hội tranh đoạt chiến hoành tráng. Game còn thể hiện được rõ chất võ lâm chuẩn Kim Dung của mình thông qua hàng loạt bộ tuyệt học võ công hoành tráng, dù là khâu dịch thuật nhỏ nhất của game cũng đủ để đem đến cho mỗi fan kiếm hiệp cảm giác như mình đang được hòa mình vào một bộ phim chưởng kinh điển vậy!

Xuất hiện trong thị trường game mà trải nghiệm của người chơi chưa được trau chuốt thì đây rõ ràng là một chuẩn mực mới hơn hẳn. Chắc chắn rằng với những tinh túy được kế thừa từ các tựa game MMORPG truyền thống và những điểm mới đầy sáng tạo, Độc Cô Cửu Kiếm Mobile sẽ đưa game thủ Việt về với thời hoàng kim của dòng game kiếm hiệp.

Nếu bạn thực sự đã nắm rõ được ý nghĩa của những vai vế, lối xưng hô đậm chất kiếm hiệp từ những bộ phim chưởng, vậy sẽ rất phí hoài nếu bạn bỏ lỡ mất cơ hội trải nghiệm qua trò chơi này để cảm nhận chất Kim Dung đang cuộn chảy trong máu của nó! Ngay từ lúc này, bạn có thể tải game và tham gia cùng cộng đồng Độc Cô Cửu Kiếm Mobile TẠI ĐÂY.


Ban biên tập quansulienminh.vn:

quansulienminh.vnChịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích MinhVPĐD tại TP.HCM: Tầng 6 Tòa nhà 123123 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, Tp. HCMadmicro.vnHỗ trợ & CSKH: AdmicroAddress: Tầng 20, Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

shared from fb Nguyen Trung Thuan.

-----

1. Lời khiêm xưng:

TẠI HẠ

“Tại hạ” là từ gốc Hán [nguyên ngữ 在下, có nghĩa đen là ở bên dưới]. “Tại hạ” là lời khiêm xưng.


Người Trung Quốc xưa thường dùng “khu khu tại hạ” để biểu thị lời khiêm xưng, “khu khu” cũng có thể thay thế cho “tại hạ”.

Tại hạ thường dùng nhiều trong Hí khúc Trung Quốc, hiếm gặp trong chính sử, thuộc lối xưng gọi không sách vở cho lắm. Còn có thuyết nói “tại hạ” là lời tự xưng của dân giang hồ.

Từ này có xuất xứ từ chuyện thời xưa ở Trung Quốc khi vào bàn tiệc, bậc tôn trưởng ngồi ở bên trên, cho nên người ta tự xưng mình là “tại hạ” [tức kẻ ngồi ở bên dưới] một cách khiêm nhường.

2. Lời tôn xưng:

Cổ nhân Trung Quốc có 4 loại tôn xưng là BỆ HẠ, ĐIỆN HẠ, CÁC HẠ và

TÚC HẠ.

Cả 4 loại tôn xưng này đều có chung một nghĩa là: Tôi không dám nhìn vào mặt ngài, bởi địa vị ngài quá cao, mặt ngài quá lớn.

BỆ HẠ

“Bệ 陛" là thềm; “bệ hạ 陛下" có nghĩa đen là ở dưới thềm cung điện.

Thấy hoàng đế tôi không dám nhìn vào mặt hoàng đế, tôi chỉ dám nhìn dưới bệ thềm của ngài thôi.

Chúng ta đều biết rằng, long ỷ của hoàng đế chính là một cái bệ bảo tọa, trên bệ có bậc tam cấp, bậc tam cấp ấy gọi là thềm;

ĐIỆN HẠ

“Điện 殿" là cung điện; “điện hạ 殿下" có nghĩa đen là ở dưới cung điện.

Thấy thái tử hoặc vương tử, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới cung điện;

CÁC HẠ

“Các 阁” là lầu các, lầu gác; “các hạ 阁下” có nghĩa đen là ở dưới lầu gác.

Nhìn thấy tể tướng, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới lầu các;

TÚC HẠ

“Túc足” là chân; “túc hạ 足下” có nghĩa đen là ở dưới chân.

Nhìn thấy bậc tôn quí, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới chân, có nghĩa là cúi đầu. Quyền lực nằm ở dưới chân, thì nhìn xem bàn chân nằm dưới chân đi về hướng bên nào, đây gọi là “cử túc khinh trọng” [举足轻重, có nghĩa rất quan trọng, nhất cử nhất động đều liên quan đến toàn cục]. Bàn chân này của ngài thật quả có sức nặng.

Video liên quan

Chủ Đề