Cách tẩy giun cho người lớn tại nhà

Vì sao người lớn nên tẩy giun

  • Tất cả mọi người trẻ em cũng như người lớn đều có thể nhiễm giun và tác hại do giun gây ra là như nhau.
  • Hậu quả khi nhiễm giun cũng tương tự nhau. Vì giun sống trong ruột, tiết ra chất độc, chiếm lấy thức ăn, hút chất dinh dưỡng, vitamin, protein, chất sắt… Từ đó, gây nên tình trạng choáng váng, mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng…
  • Trường hợp với loại giun đũa có thể gây tình trạng tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột và có thể dẫn đến giun chui ống mật. Nếu là giun móc có thể gây thiếu máu, suy tim, mề đay… Trường hợp giun tóc thường gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt vitamin, thiếu máu…
  • Ngoài ra, ở trẻ em khi nhiễm giun nặng thường gầy ốm, suy dinh dưỡng, rối loạn thần kinh. Cũng như gây chậm phát triển trí tuệ.
  • Kết luận: không chỉ riêng trẻ em mà việc tẩy giun cũng vô cùng cần thiết đối với người lớn

10 cách tẩy giun bằng phương pháp dân gian hiệu quả tại nhà

Bên cạnh việc tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế, người bệnh có thể thử các cách tẩy giun bằng phương pháp dân gian sau đây như một bài thuốc điều trị bổ sung giúp loại bỏ giun ngay tại nhà.

1. Đu đủ

Quả đu đủ thường được sử dụng như vị thuốc tự nhiên vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm giúp hỗ trợ điều trị giun. Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất dinh dưỡng, bao gồm chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đu đủ có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ giun sán và giun kim ở trẻ em.

Để điều trị giun kim, các bậc cha mẹ nên cho bé ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng. Tốt nhất nên cho bé ăn khi bụng còn đói và ăn liên tục 3 – 5 ngày liền. Còn trong trường hợp trẻ bị giun sán, mẹ nên sử dụng nhựa cây đu đủ.

Sở dĩ nhựa đu đủ có tác dụng chữa giun sán là vì chúng chứa lượng lớn men papain, giúp điều trị giun ký sinh. Tuy nhiên, hoạt chất này chỉ có tác dụng ở những bệnh nhân mắc giun sán, giun kim hoặc sán lợn nhưng không có tác dụng đối với người bị giun móc.

2. Rau sam

Rau sam không chỉ có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt mà còn hỗ trợ tẩy giun. Người bệnh chỉ cần sử dụng một nắm rau sam đem rửa sạch và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt và uống. Để thuốc phát huy tác dụng trong việc điều trị giun, người bệnh nên uống liên tục trong 3 – 5 ngày.

Đối với con trẻ, cha mẹ chỉ cần rửa sạch 50 gram rau sam tươi, rửa sạch và giã chung với ít muối. Cuối cùng vắt lấy nước cốt và cho bé uống mỗi ngày, ít nhất 3 – 5 ngày. Để bé uống dễ uống, các mẹ có thể thêm một ít đường, hòa tan và cho bé dùng.

Dùng rau sam làm thuốc tẩy giun giúp đánh bay giun khỏi cơ thể

3. Lá mơ lông

Nước cốt lá mơ lông có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị giun đũa hiệu quả. Nếu nghi ngờ phơi nhiễm giun, người bệnh chỉ cần hai 50 gram lá mơ lông [mơ tím] đem rửa sạch và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt và cho thêm ít muối, hoàn tan đều và uống. Để tăng tác dụng điều trị, bệnh nhân nên uống nước lá mơ lông vào buổi sáng khi bụng còn trống rỗng. Nên uống liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp đào thải giun ra ngoài cơ thể.

4. Hạt bí ngô

Hạt bí ngô hay còn gọi là hạt bí đỏ là thực phẩm thường được sử dụng nhiều trong những dịp lễ, ngày tết. Bên cạnh là thức ăn vặt vui miệng, chúng còn được biết đến như dược liệu có tác dụng tẩy giun và không gây độc cho cơ thể.

Người bệnh có thể sử dụng hạt bí ngô trị giun theo các cách sau đây:

  • Cách 1: Hạt bí đã được bóc vỏ và để nguyên màng xanh ở bên trong. Lấy 100 gram nhân cho vào cối và giã nhỏ. Sau đó, thêm 50 – 60 ml nước vào tráng sạch cối rồi thêm 50 – 100 ml mật ong hoặc đường vào rồi trộn đều. Tiếp theo ăn hết toàn bộ hỗn hợp này khi bụng đang đói và nằm nghỉ. Sau khi ăn 3 tiếng, người bệnh nên uống thuốc tẩy magiê sunfat và đi ngoài trong chậu nước ấm. Đối với trẻ con từ 3 – 4 tuổi nên ăn 30 gram, 5 – 7 tuổi ăn khoảng 50 gram và 7 – 10 ăn 75 gram
  • Cách 2: Hạt bí đem giã nát hoặc cho vào cối xay nhỏ rồi thêm nước và đun nhỏ lửa hoặc đun cách thủy. Sau 2 tiếng đem lọc lấy nước và hớt lớp dầu trên mặt rồi uống khi bụng còn đang đói. Cuối cùng uống thuốc tẩy muối sau đó 2 tiếng. Liều dùng dành cho người lớn là 300 gram, còn trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là 50 – 70 gram, 5 – 7 tuổi 100 gram và 7 – 10 tuổi là 150 gram

Ngoài hai cách làm này, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc hạt bí đỏ kết hợp với nước sắc hạt cau để làm tăng tác dụng điều trị giun. Cách chữa trị rất đơn giản như sau:

  • Người bệnh ăn 60 – 120 hạt bí đỏ vào buổi sáng, lúc đói bụng
  • Sau đó 2 tiếng uống nước sắc hạt cau
  • Nửa tiếng sau khi uống nước sắc hạt cau, uống tiếp 1 liều thuốc tẩy muối nhẹ 30 gram magie sunfat
  • Cuối cùng nằm nghỉ và đi vệ sinh vào một chậu nước ấm

Với cách tẩy giun bằng phương pháp dân gian này, đàn ông và phụ nữ gầy uống nước sắc hạt cau với lượng hạt cau là 50 – 60 gram, trẻ con dưới 10 tuổi là 30 gram và người to mập là 80 gram.

5. Hạt trâm bầu

Cây trâm bầu hay còn gọi là chưng bầu hay tim bầu. Hạt của cây trâm bầu có chứa các hoạt chất như oxalat calcium, tanin, acid oxalic tự do, acid béo,… có tác dụng lợi tiểu và lợi mật. Bên cạnh đó, khi kết hợp lại với nhau chúng có công dụng diệt trừ giun mạnh.

Quả trâm bầu được xem là một trong những cách tẩy giun không dùng thuốc hiệu quả tại nhà

+ Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng quả trâm bầu với lá mơ tam thể, mỗi vị lượng bằng nhau
  • Đem rửa sạch và thái nhỏ, trộn đều
  • Tiếp đó thêm bột vào làm bánh và hấp lên
  • Cuối cùng ăn vào buổi sáng sớm, lúc bụng còn đói

6. Củ tỏi

Tỏi có tính kháng sinh mạnh mẽ, có tác dụng tiêu diệt và hỗ trợ điều trị giun ký sinh trong cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh có thể sử dụng tỏi để cải thiện tình trạng giun kim bằng cách:

  • Dùng tỏi khô đem bóc vỏ và giã nát
  • Tiếp đó cho vào nước sôi để nguội với tỷ lệ 1/10 và ngâm từ 1 – 2 tiếng
  • Sau đó lọc lấy nước và bỏ phần bả
  • Cuối cùng cho 1 lòng đỏ trứng gà vào đánh tan lên

+ Cách dùng:

Dùng dung dịch này đem thụt rửa hậu môn cho trẻ. Thực hiện đều đặn 3 – 5 ngày sẽ giúp trị giun kim.

Bên cạnh cách tẩy giun bằng phương pháp dân gian này, người bệnh có thể giã nát một ít tỏi rồi trộn đều với dầu lạc bôi hoặc dầu vừng và bôi vào hậu môn để chữa giun kim.

7. Dầu dừa

Ngoài tính năng làm đẹp, dầu dừa còn biết đến với nhiều ứng dụng khác nhau đối với sức khỏe. Trong đó, chúng thường được sử dụng như bài thuốc tại nhà giúp điều trị giun kim.

Người bệnh dùng dầu dừa thoa đều lên vùng hậu môn giúp ngăn chặn giun cái đẻ trứng ở khu vực này. Từ đó giúp làm giảm lượng giun kim sinh sản, cải thiện bệnh. Ngoài ra, để trị giun kim, bệnh nhân cũng có thể uống 1 muỗng dầu dừa vào mỗi buổi sáng nếu không bị dị ứng.

8. Cà rốt

Cà rốt chứa lượng lớn lưu huỳnh và một số chất nhuận tràng, có tác dụng tẩy giun. Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin, bao gồm kali, vitamin A,m B6, C, acid folic và thiamine,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Chưa kể đến, các thành phần dưỡng chất có trong cà rốt còn có tác dụng điều trị tiêu chảy và bệnh viêm đường tiêu hóa.

Cà rốt có tác dụng giúp làm sạch ruột và đào thải giun ra ngoài dễ dàng

+ Nguyên liệu:

  • 2 củ cà rốt
  • 300 ml nước
  • 3 muỗng canh mật ong
  • Xíu muối

+ Cách làm như sau:

  • Cà rốt đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái khúc nhỏ
  • Tiếp đó cho vào máy xay, thêm 300 ml nước và xay nhuyễn
  • Lọc lấy nước và thêm muối, mật ong, hòa tan và uống vào buổi sáng sớm khi bụng còn đói

9. Chuối hột

Để tẩy giun nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà, người bệnh nên ăn vài quả chuối hột chín mỗi ngày. Bởi trong loại quả tự nhiên này chứa nhiều hoạt chất có tác dụng nhuận tràng và làm sạch hệ tiêu hóa, đường ruột, rất tốt ở những trường hợp muốn đài thải giun ra ngoài cơ thể. Vì vậy, việc thường xuyên ăn chuối hột sẽ giúp tẩy giun tại nhà mà không cần dùng đến thuốc.

10. Bồ công anh

Bồ công anh thường có vòng đời kéo dài từ mùa xuân sang thu. Tuy nhiên, lá của cây có vị đắng hơn và có tác dụng sinh học cao hơn vào mùa thu. Nhờ đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, bên cạnh dùng chữa bệnh đau dạ dày, viêm bàng quang hoặc ăn kém tiêu, lá cây bồ công anh còn được sử dụng với mục đích loại bỏ giun sán trong cơ thể.

Người bệnh có thể sử dụng 20 – 40 gram lá bồ công anh tươi đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống vào buổi sáng, lúc đói. Kiên trì uống 3 – 5 ngày sẽ giúp trục xuất giun sán ra khỏi cơ thể.

Trên đây là 10 cách tẩy giun bằng phương pháp dân gian, người bệnh có thể tham khảo và thử áp dụng tại nhà để giảm lượng giun ký sinh trong cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị giun theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để loại trừ nhiễm trùng. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên thực hành vệ sinh tốt nhằm phòng ngừa tình trạng tái nhiễm.

Có thể bạn quan tâm

  • Đau bụng quanh rốn là bị bệnh gì? Cách xử lý như thế nào?

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Giải pháp ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY HP bằng y học cổ truyền tránh nguy cơ biến chứng
Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 giới thiệu: Bài thuốc Đông y ĐẶC TRỊ DẠ DÀY an toàn, hiệu quả của Thuốc dân tộc
Trung tâm Thuốc dân tộc - Nơi HÀNG TRĂM BỆNH NHÂN DẠ DÀY gửi trọn niềm tin
Hành trình Thuốc dân tộc chữa HP cho cháu NSND Trần Nhượng khỏi sau 6 tháng

Nhận biết các dấu hiệu nhiễm giun

Một số dấu hiệu giúp bạn xác định mình có nhiễm giun hay không:

  • Theo dõi cảm giác ngứa ở bụng. Nếu nhiễm giun, bạn có thể cảm thấy ngứa không bình thường ở vùng bụng. Ngứa xảy ra do giun giải phóng các độc tố vào cơ thể và hệ thống miễn dịch đáp ứng lại giống như một phản ứng dị ứng.
  • Hãy tìm bất kỳ phát ban có trên cơ thể. Giống như cảm giác ngứa, một phản ứng khác của hệ thống miễn dịch tạo ra là phát ban. Phát ban cũng do các chất lỏng độc hại tiết ra từ giun rò rỉ vào hệ thống, gây ra phản ứng nhạy cảm quá mức, do đó hình thành các nốt ban. Phát ban có thể sẽ xuất hiện như mụn đỏ và ngứa.
  • Hãy chú ý đến các dấu hiệu đau ở bụng. Một số loại giun có thể tạo ra chướng ngại [hoặc tắc nghẽn] trong ruột. Một vài loại giun gây viêm loét, do đó có thể gây ra cơn đau dữ dội ở bụng. Các loại giun có thể gây ra tắc nghẽn trong ruột bao gồm: giun tròn, sán dây, giun móc.
  • Theo dõi sự giảm cân đột ngột và không giải thích được. Nếu cơ thể có giun, bạn có thể bị giảm cân đột ngột mà không do cố ý. Nguyên nhân là do giun hút các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn, có nghĩa bạn không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể thường hấp thu sau khi ăn.
  • Theo dõi xem có triệu chứng nôn hay ho. Những triệu chứng này thường hay gặp nhất với nhiễm giun đũa. Đây là loại giun có xu hướng di chuyển từ dạ dày vào vùng ngực. Khi di chuyển, chúng có thể khiến bạn buồn nôn do có một vật lạ di chuyển trong hệ thống cơ thể.
  • Hãy tìm máu trong phân. Một số loại giun, đặc biệt là giun móc, móc vào thành ruột và treo thân vào lớp niêm mạc ruột, do đó có thể gây ra vết thương trên ruột. Dù giun có di chuyển hay không, vết thương sẽ tiếp tục chảy máu. Máu sẽ theo đường ruột và theo phân ra ngoài. Máu có thể xuất hiện màu đỏ trong phân hoặc phân có thể trông đen do máu cũ.

Top 9 cách tẩy giun tại nhà bằng phương pháp dân gian

22-02-2020 9 4370 0 0

Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng

Đại cương, tình hình nhiễm giun đường ruột tại Việt Nam

Các loại giun đường ruột ở người chủ yếu gồm giun đũa [Ascaris lumbricoides], giun tóc [Trichuris trichiura] và giun móc/mỏ [Ancylostoma duodenale/Necator americanus] rất phổ biến ở Việt Nam.

Người bị nhiễm giun truyền qua đất là do ăn phải trứng giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, qua bàn tay bẩn. Đối với giun móc/mỏ ấu trùng xâm nhập xuyên qua da vào cơ thể và gây bệnh cho người.

Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm giun như gầy yếu, da xanh, hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn uống khó tiêu, bụng chướng, chậm lớn.

Tác hại: Các bệnh do giun gây nên nhiều tác hại như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng, gầy yếu, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần, làm giảm khả năng lao động, gây ra các biến chứng tắc ruột, giun chui vào ruột thừa gây viêm, giun chui ống mật, có thể gây tử vong.

Tình hình nhiễm giun: Theo điều tra của các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn Trùng và các tỉnh thành từ năm 2013-2017, tỷ lệ nhiễm giun trên cả nước trong những năm qua vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nhiễm chung các loại giun ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc trung bình khoảng 65%, Đồng bằng sông Hồng khoảng 41%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 26%, Tây Nguyên 28%, Đông Nam Bộ khoảng 13% và Đồng bằng sông Cửu Long 10%. Đối tượng nhiễm cao là học sinh tiểu học, trẻ em lứa tuổi mầm non và phụ nữ tuổi sinh sản. Đặc biệt trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao tại các tỉnh như Quảng Trị 27%-47,5%, Điện Biên 33,2%, Kon Tum 22,6%, Lai Châu 23,5%, Yên Bái 19,2%.

Trong 10 năm qua hoạt động phòng chống giun sán đã đạt được những kết quả khích lệ như giảm tỷ lệ nhiễm giun, giảm được cường độ nhiễm và giảm tác hại của bệnh giun tới người bệnh và cộng đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm giun ở nhiều địa phương còn cao, đồng thời do nhu cầu thực tiễn về chăm sóc sức khỏe ban đầu, cần mở rộng chương trình, mở rộng đối tượng tẩy giun tại cộng đồng.

Đối tượng và tần suất tẩy giun tại cộng đồng

Đối tượng

Chỉ định: Lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên.

Chống chỉ định:

Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt [>38,5° C].

Người đang mắc một số bệnh mạn tính như: suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản.

Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.

Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Tần suất tẩy giun

Đối với các vùng chưa triển khai điều trị giun hàng loạt tại cộng đồng hoặc các vùng đã triển khai điều trị giun hàng loạt tại cộng đồng dưới 5 năm

Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun từ 50% trở lên sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 02 lần/năm.

Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun từ 20% đến dưới 50% sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 01 lần/năm.

Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun dưới 20% không cần tẩy giun hàng loạt.

Đốivớicác vùng đã triển khai điều trịgiun hàng loạt tại cộng đồng trong 5-6 năm liên tiếp gần đây, đạt được mức độ bao phủ ≥75%

Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun từ 50% trở lên sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 03 lần/năm.

Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun từ 20% đến dưới 50% sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 02 lần/năm.

Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun từ 10% đến dưới 20% sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 01 lần/năm.

Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun từ 1% đến dưới 10% sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 2 năm 01 lần.

Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun dưới 1% không cần tẩy giun hàng loạt.

Thuốc sử dụng:

Albendazole hoặc Mebendazole

Liềulượng:

Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

Người từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

Cách dùng:

Thuốc uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn.

Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.

Nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước.

Tổ chức thực hiện

Căn cứ vào tỷ lệ nhiễm giun của đối tượng thuộc chỉ định, các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động sau:

Cơ quan y tế: Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động chuyên môn tẩy giun tại cộng đồng thuộc phạm vi quản lý.

Chính quyền: Chỉ đạo, hỗ trợ hoạt động tẩy giun tại cộng đồng.

Nhà trường và các ban ngành liên quan như Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên... phối hợp với ngành y tế và các ban ngành tiến hành tổ chức hoại động tẩy giun tại trường học và tại cộng đồng.

Tổ chức thực hiện

Trước ngày tẩy giun tại cộng đồng

Cơ quan y tế các cấp xây dựng kế hoạch tẩy giun báo cáo với chính quyền địa phương về toàn bộ chiến dịch tẩy giun tại cộng đồng.

Tập huấn tại các cấp cho cán bộ y tế, Y tế trường học, thầy cô giáo, cán bộ hội phụ nữ và các cán bộ tham gia chiến dịch tẩy giun tại cộng đồng về hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng.

Tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thông phòng chống các bệnh giun truyền qua đất tại các tuyến như phát tờ rơi, băng rôn cổ động, tranh tuyên truyền, phát thanh trên đài truyền thanh...

Chuẩn bị đầy đủ thuốc giun, thuốc cấp cứu, thuốc xử trí các tác dụng không mong muốn.

Trong ngày uống thuốc tẩy giun

Xác định các đối tượng chống chỉ định tẩy giun.

Phát thuốc tẩy giun cho từng học sinh, từng người tại trường học, tại trạm y tế hoặc tại cộng đồng theo danh sách. Đối với trẻ nhỏ có thể nghiền thuốc hoặc hướng dẫn trẻ nhai thuốc khi uống.

Ghi chép danh sách các đối tượng đã uống thuốc tẩy giun.

Giám sát uống thuốc tẩy giun: Cơ quan y tế và các cơ quan liên quan phân công cán bộ giám sát và hỗ trợ trong ngày tẩy giun.

Sau ngày uống thuốc tẩy giun

Cán bộ y tế và nhà trường, ban ngành, đoàn thể tiếp tục cử cán bộ theo dõi và xử lý các tác dụng không mong muốn trong thời gian tẩy giun và 48 giờ sau khi tẩy giun.

Xử lý tình huống

Một số tác dụng không mong muốn nhẹ thường gặp: Đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.

Khi gặp các tác dụng không mong muốn trong và sau thời gian uống thuốc cần bình tĩnh phân loại đối tượng, thăm khám và xử lý theo từng trường hợp. Trường hợp nhẹ cho nằm nghỉ và cho uống nước đường, trường hợp nặng chuyển y tế cơ sở xử lý.

Ghi chép đầy đủ các tình huống, tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, thực hiện việc báo cáo và tuân thủ việc phát ngôn với các phương tiện truyền thông theo đúng quy định hiện hành.

Các biện pháp phòng bệnh

Vệ sinh cá nhân:

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi tiếp xúc với đất và sau khi đi đại tiện. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay.

Luôn đi giày, dép, không ngồi lê trên đất.

Ăn uống bảo đảm vệ sinh, ăn chín, uống chín.

Vệ sinh môi trường:

Xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng và cây trồng, không phóng uế bừa bãi.

Thường xuyên vệ sinh trường lớp, nhà cửa sạch sẽ.

Giáo dục truyền thông

Tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông phòng chống giun truyền qua đất, nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh cho cá nhân và cộng đồng.

Cách tẩy giun sán

  • Mới nhất
  • Cũ nhất

Video liên quan

Chủ Đề