Chính sách ngoại giao của Đảng ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945

  • Chủ trương, chính sách đối ngoại sau ngày giành độc lập-Kỳ 2

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, mở ra một kỷ nguyên mới, song cũng đặt ra cho nhân dân ta, đất nước ta không ít khó khăn, nguy cơ, thách thức. Thực hiện mục tiêu nhất quán và xuyên suốt - độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình, trên nền tảng "thống nhất bên trong, tìm bạn bên ngoài", Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa [VNDCCH] thời kỳ đó đã đề ra và thực hiện những chủ trương, chính sách đối ngoại độc đáo, kết hợp chặt chẽ giữa đối nội với đối ngoại, để bảo vệ thành quả xương máu của dân tộc.

Đối thoại, thương lượng hòa bình vì sự tồn vong của chế độ mới

Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện lịch sử vĩ đại, có sức lan tỏa, tầm ảnh hưởng sâu rộng vượt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộc. Nhà nước VNDCCH ra đời - chính từ thời khắc lịch sử ấy, "nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Dân tộc Việt Nam bước vào cuộc hồi sinh vĩ đại, xóa bỏ 80 năm nô lệ, xây dựng cuộc sống mới trên tư thế và địa vị của người làm chủ. Tuy nhiên, lịch sử lại đặt đất nước ta trước những nguy cơ, thách thức tồn vong - "Tổ quốc lâm nguy!".

Độc lập là vô giá, quyền dân tộc là thiêng liêng! Lúc này, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, tự do; nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân là bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ chế độ. Các mặt đối nội và đối ngoại phải được gắn kết chặt chẽ, thống nhất, nhằm tạo lập thế và lực cho đất nước trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Trên tinh thần "Tổ quốc trên hết!", "Dân tộc trên hết!", Đảng chủ trương: "Củng cố chính quyền, dùng chính trị, ngoại giao, vũ khí cần thiết, đến dùng quân sự để giữ vững nền độc lập".

Như vậy, vấn đề chính quyền là vấn đề số một, cấp bách; cần và phải được giải quyết trên nền tảng kết hợp chặt chẽ ba mặt đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhận thức mối liên hệ chặt chẽ, quy định và chi phối lẫn nhau giữa ba mặt đấu tranh đó, Đảng chủ trương chính trị, quân sự phải tạo đà cho ngoại giao, đến lượt mình, ngoại giao trở thành cánh tay nối dài của chính trị, cũng như quân sự. Hiện thực hóa chủ trương ấy, ngày 3/10/1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức ra Thông cáo về chính sách ngoại giao. Thông cáo chỉ rõ mục tiêu bất di, bất dịch các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta là "đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn". Để thực hiện mục tiêu ấy, "tất cả chính sách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp cho sự tranh đấu ấy thắng lợi bằng mọi phương pháp êm dịu hay kiên quyết". Có thể thấy, trong cơn "nước sôi, lửa bỏng", Đảng đã đánh giá đúng điều kiện khách quan, chủ quan để đưa ra phương pháp đấu tranh ngoại giao phù hợp, trong đó, đối thoại, thương lượng hòa bình cần được đặt lên hàng đầu.

Nhằm làm rõ hơn nữa những nội dung đối ngoại quan trọng, mang tính nguyên tắc, Chỉ thị kháng chiến kiến quốc [25/11/1945] nhấn mạnh hai vấn đề cơ bản: "Một là, thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là, muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực". Quan điểm đó cần được hiểu: Giữ vững độc lập, tự do, bảo vệ chế độ là mục tiêu nhất quán trong toàn bộ chủ trương, chính sách đối ngoại; nguyên tắc thực hiện là "thêm bạn bớt thù", "biểu dương thực lực", chú trọng biện pháp đối thoại và thương lượng hòa bình. Nắm vững những định hướng và nguyên tắc đối ngoại nêu trên, Nhà nước VNDCCH đã tiến hành những hoạt động ngoại giao hết sức đặc biệt:

Ngoại giao ngay chính trên đất nước mình, thực hiện những bước đi sách lược khôn khéo, nhân nhượng, đối thoại với kẻ thù. Bước đi sách lược thứ nhất là tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng, "chủ trương Hoa – Việt thân thiện, coi Hoa kiều như dân tối huệ quốc", nhân nhượng cho quân Tưởng một loạt quyền lợi, song kiên quyết không để chúng can thiệp vào nội trị và xâm hại đến độc lập, tự do của chúng ta. Bước hòa hoãn sách lược ấy đã cho ta thời gian rảnh tay đối phó với quân Pháp ở miền Nam, từng bước phá tan âm mưu “diệt Cộng cầm Hồ”, “Hoa quân nhập Việt” của Tưởng Giới Thạch, bảo vệ chính quyền cách mạng. Bước đi sách lược thứ hai được đặt ra sau khi hai nước lớn Hoa - Pháp mua bán, trao đổi lợi ích, ký kết Hiệp ước tại Trùng Khánh [28/2/1946], "bắt nhân dân Việt Nam nhắm mắt nuốt chửng Hiệp ước Hoa - Pháp".

Trước thời khắc gay go, đòi hỏi những quyết sách sáng suốt, đong đếm mọi lợi, hại, "biết mình biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong và ngoài nước", Đảng đã quyết định hòa với Pháp. Chủ trương "Hòa để tiến" của Đảng được thực hiện thông qua việc ký kết Hiệp định Sơ bộ Pháp - Việt [6/3/1946]. Dù còn những điều bất lợi, song ký kết Hiệp định, chúng ta đã đạt được những mục tiêu vô cùng quan trọng: Một là, bản Hiệp định mang tính chất văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập ký với nước ngoài, chứng tỏ rằng, Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp, "nước Pháp đã thừa nhận nước Việt Nam là một nước tự chủ"; hai là, biến thỏa thuận tay đôi Hoa - Pháp thành thỏa thuận tay ba Việt - Pháp - Hoa, kết thúc vai trò của lực lượng Tưởng Giới Thạch về mặt pháp lý trên đất nước ta, làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng; ba là, bảo toàn được thực lực, "dành được giây phút nghỉ ngơi để sửa soạn cuộc chiến đấu mới". Trên tất cả, quan trọng hơn hết thảy là hòa không phải là lùi bước, không phải là đầu hàng, không phải là thất bại, không nhụt ý chí chiến đấu, mà hòa là bước đệm, toàn dân tộc "không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu [...], hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy". Đây cũng là điểm cốt tử gắn kết đối ngoại với đối nội trong một thể thống nhất, tạo thành sức mạnh cần và đủ để chính quyền non trẻ trụ vững, để chế độ mới tồn tại, gánh vác tương lai của dân tộc. Đất nước đã vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chúng ta không hề muốn, song lường định là khó tránh khỏi, là vô cùng khó khăn, lâu dài và gian khổ.

[Còn tiếp]

PGS. TS Nguyễn Thị Mai Hoa [Khoa Lịch sử, Trường đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.]
Chủ trương, chính sách đối ngoại sau ngày giành độc lập-Kỳ cuối

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ vừa mới ra đời chưa được bất kỳ một nước nào trên thế giới công nhận, đất nước bị bao vây từ bốn phía.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Cách mạng tháng Tám,
  • kỷ nguyên mới,
  • chính sách,
  • đối ngoại,

ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [174.85 KB, 26 trang ]

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM

Đề tài:
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Nhóm thực hiện: nhóm 12.
Họ và tên:
MSSV:
1. Nguyễn Thị Mừng………………..……………....10258741 [NT]
2. Hồ Ánh Hồng……………………………………..10230421
3. Ngô Thị Thu Trang……………………………....10261791
4. Hồ Đình…………………………………………...10258731
5. Huỳnh Hoàng Nhu…………………………….....10250171
6. Nguyễn Linh Vương…………………………..…10272411
7. Nguyễn Thị Ngọc Giàu………………………...…10277861
8. Lê Thị Thúy……………………………………….10206581
9. Lê Ngọc Hiền…………………………………....10275301
10. Phan Thị Hậu…………………………………...10278081
11. Trần Thị Thu Hường…………………………..10253781
12. Nguyễn Thị Hạnh………………………………10259271
1


Thành phố, tháng 3, năm 2011

LỜI NÓI ĐẦU
Đường lối đối ngoại đã được Đảng đề ra sau cách mạng tháng Tám-1945 thành


công.
Mục tiêu là đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn vĩnh viễn.
Nguyên tắc: dựa trên nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tản.
Phương châm: quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
Với đường lối đối ngoại đúng đắn trên ta đã bảo vệ nền đọc lập, kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ thắng lợi. Tổ quốc hoàn toàn độc lập, thống nhất và tiến lên xây
dựng CNXH.
Để hiểu rõ hơn nền ngoại giao nước nhà sau cách mạng tháng Tám-1945 mời
thầy và các bạn đến với bài tiểu luận của chúng em với đề tài: “ Đường lối đối

ngoại của Đảng sau cách mạng tháng Tám-1945”.
Là những sinh viên năm nhất với kiến thức và kinh nghiệm còn rất hạn chế, nên
nội dung bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong
sự nhận xét ý kiến của thầy. Điều này sẽ giúp chúng em bổ sung kiến thức, kinh
nghiệm. Nhằm không ngừng hoàn thiện bản thân.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Bá Hải đã giúp đỡ chúng em trong xuốt
quá trình tìm hiểu môn học Đường Lối Cách Mạng Việt Nam và thực hiện đề tài
này.

2


I.ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG THỜI KÌ 1945 - 1954
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thàng công nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa được thành lập. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập được công bố ngày
2/9/1945, Chính phủ lâm thời khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của
dân tộc Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Trong điểu kiện mới – điều kiện trực tiếp lãnh đạo chính quyền. Đảng đã vạch
ra đường lối đối nội và đối ngoại phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc
đi đến thắng lợi. Trong đó, đối ngoại được dặt ở vị trí quan trọng, với một hệ thống

quan điểm chiến lược, sách lược về quan hệ của Việt Nam với thế giới.
Ngày 3/10/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
“thông cáo về chính sách ngoại giao của nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam”,
trong đó nêu rõ:
Chính sách sách đối ngoại của Việt Nam được xây dựng trên các cơ sở; thực
tiển Việt Nam; tình hình quốc tế;thái độ của các liệt quốc. Điều đó có nghĩa là dân
tộc Việt Nam tự mình đặt ra đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, trên cở sở yêu
cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, nhưng đống thời phải phù hợp với chuẩn
mực quốc tế, thích ứng với xu thế thời đại.
Mục tiêu đối ngoại của Việt Nam là góp phần “đưa nước nhà đến sự độc lập
hoàn toàn và vĩnh viễn”. Đó là sự khặng định một cách nhất quán, nhiệm vụ đối
ngoại bảo đảm cảu lợi ích quốc gia dân tộc, bảo đảm các quyền dân tộc cở bản
như: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước.

3


Về nguyên tắc đối ngoại, nền ngoại giao Việt Nam lấy nguyên tắc của Hiến
chương Đại Tây Dương làm nền tảng. Chỉ thị của ban chấp hành TWĐ về kháng
chiến kiến quốc ngày 25/11/1945 neu rõ “kiên trì chủ trương ngoại giao với các
nước theo nguyên tắc bình đẳng và tương trợ”. Phải đặc biệt chú ý đến điều này:
Một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đống minh
hơn hết; Hai là muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”.
Giữ vững mục tiêu nguyên tắc đống thời sẵn sàng thực hiện chính sách đối
ngoại rộng mở là nét độc đáo trong đường lối đối ngoại của nước Việt Nam mới.
Về phương châm đối ngoại, nền ngoại giao của nước Việt Nam mới quán triệt
quan điểm độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Trong quan hệ quốc tế, phải nắm vững
phương châm kiên trì về nguyên tắc, giữ vững chiến lược, nhưng mềm dẻo, linh
hoạt về sách lược: “mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì phải

linh hoạt”.
Đây là thời kì hết sức khó khăn, phức tap, có lúc vận mệnh dân tộc như “ngàn
cân treo sợi tóc”, đất nước có hai loại khó khăn chính do thù trong giạc ngoài gây
ra và khăn về kinh tế tài chính. Trong đó, nhiệm vụ ngoại giao của Đảng đặt ra là:
Triệt để lợi dụng mưu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung sức mạnh vào kẻ
thù chính.
Có sách lược đấu tranh với kẻ thù yếu để tranh thủ thởi gian chuẫn bị mọi mặt
cho kháng chiến lâu dài.
Từng bước tranh thủ sự giáp đở của bạn bè, tìm kiếm đồng minh, nhằm thoát
khỏi sự bao vây, cô lập của kẻ thù tiến tới tranh thủ sự công nhận của thế giới đối
với Nhà nước Việt Nam.

4


Trong thời kì này, thực hiện chủ trương “hòa để tiến” Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã tiến hành nhiều cuốc đấu tranh ngoại giao với thực dân Pháp, kí Hiệp
Định Sơ Bộ [6/3/1946], kí Tạm ước [14/9/1946], nhằm tranh thủ thời gian và lực
lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Nội dung
• Chính phủ Pháp công nhận VNDCCH là một quốc gia tự do, nằm trong thế

Liên hiệp Pháp có Chính phủ riêng, Nghị Viện riêng…
• Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm
vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong 5 năm.
• Hai bên ngừng mọi xung đột ở miền Nam đi đến cuộc đàm phán chính
thức…
Với sử phát triển và lớn mạnh của lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị,
kết hợp với đấu tranh ngoại giao, đầu nam 1950 nước ta đã thiết lập được quan hệ
ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô, và các nước XHCN khác ở Đông Âu, tạo ra

bước ngoặc hết sức quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Sau 9 năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng buộc thực dân Pháp phải
đàm phán với nước ta tại Gionevo. Sau thất bại ở Điên Biên Phủ, Pháp đã kí với ta
hiệp định Gionevo vào ngày 21/7/1954, chấm dứt chiến tranh ở Đông dương. Việc
kí hiệp định Gionevo, “ngoại giao ta đã thắng lợi to” như lời khẳng định của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Nội dung hiệp định Gionevo:
• Các nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc

cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
ba nước Đông Dương.
• Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân,
chuyển giao khu vực và lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

5


+ Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp
tập kết ở hai miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm
thời.
+ Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tĩnh Sầm Nưa và Phongxali.
+Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng
tập kết.

• Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí vào ba

nước Đông Dương. Không đặt căn cứ quân sự ở ba nước này. các
nước Đông Dương không được tham gia bất kì khối liên minh
quân sự nào....
• Việt Nam tiến tới tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc [7/1956] dưới

sự kiểm soát của Uỷ ban quốc tế.
• Trách nhiệm thi hành Hiệp định Gionevo thuộc về những người ki
Hiệp định và những người kế tục họ.

II.ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG 1954 – 1975
Bối cảnh trong nước và nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam
Cuộc kháng chiến bền bỉ, anh dũng của nhân dân Việt Nam mà đỉnh cao thắng
lợi là chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải kí hiệp định Gionevo[7-1954]
đã công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
Đây là một thắng lợi lớn của nhân dân Lào, Campuchia, nhân dân Pháp và nhân
dân yêu chuộng hòa bình thế giới. thắng lợi đó đã mở đường cho nhân dân Việt
Nam bước vào thời kì phát triển mới, với những điều kiện thắng lợi mới, nhưng
cũng đầy khó khăn, phức tạp. đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai
chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở
vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.Ở miên Nam chính
quyền Aisenhao đã kiên quyết biến miền Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng,
6


là “ thành trì chống chủ nghĩa cộng sản”, là “cơ sở để chứng minh cho nền dân chủ
ở châu Á của Mĩ” theo tuyên bố của ngoại trưởng Mĩ Đalet: điều quan trọng nhất
không phải khóc than cho quá khứ mà phải nắm lấy cơ hội tương lai nhằm ngăn
cản không để mất miền Nam Việt Nam, để cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng
sản có ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương.
Để thực hiện được âm mưu trên Mĩ đã áp đặt miền Nam Việt Nam chủ nghĩa
thực dân kiểu mới mà đặc điểm của nó là ở chỗ”được thực hiện không phải bằng
hệ thống cai trị trực tiếp của bọn đế quốc mà thông qua một chính quyền tay sai đại
biểu quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản khoác áo “dân tộc
dân chủ giả hiệu”. Ngày 7-7-1954, Mĩ đưa Ngô Đình Diệm làm thủ tướng của

chính quyền Sài Gòn, ngày 17-7-1955, theo sự chỉ đạo của Mĩ, Diệm tuyên bố
không hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngày 25-10-1955, với
những biện pháp lừa bịp và mua chuộc, Ngô Đình Diệm đã tổ chức “trưng cầu dân
ý”, phế truất Bảo Đại và tự lên ngôi Tổng thống ngụy quyền. hoàn cảnh mới của
thế giới và tình hình Việt Nam lúc bấy giờ không cho phép đế quốc Mĩ lừa bịp
nhân dân thế giới và nhân dân ta bằng cách dựng lên một chính quyền bản xứ có
đủ hình thức cần thiết, mà chúng coi là độc lập. chỉ trong vòng gần một năm, Mĩ đã
hoàn thành việc thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của Pháp và áp đặt chủ nghĩa
thực dân mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền mới ra đời là kết quả
của sự đầu hàng của Pháp đối với Mĩ, khẳng định thất bại của đế quốc Pháp về
quân sự và chính trị trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Tuy nhiên, tư cách
pháp lý của chính quyền miền Nam không vì thế mà thay đổi: Ngô Đình Diệm kế
nghiệp Bảo Đại, chính quyền miền Nam vẫn chỉ có nhiệm vụ cùng với Pháp phụ
trách việc quản lý hành chính ở miền Nam để chờ đợi tổng tuyển cử, đồng thời
cùng với Pháp thi hành triệt để các điều khoản của hiệp định Gionevo. Như vậy,
đứng về mặt pháp lý cũng như thực tế lịch sử, không có một cơ sở nào để bè lũ

7


Ngô Đình Diệm thiết lập một nhà nước riêng biệt ở miền Nam Việt Nam. Và cái
“nhà nước” mà Mĩ-Diệm đã dựng lên ở miền Nam và đặt tên là “nước Việt Nam
cộng hòa” là kết quả trực tiếp của việc chúng phá hoại Hiệp định Gionevo. Nhà
nước đó hoàn toàn bất hợp pháp.
Để che đậy bản chất thuộc địa đã lỗi thời, lừa phỉnh nhân dân và dư luận thế
giới, Mĩ đã khoác cho chính quyền Ngô Đình Diệm một hình thức độc lập quốc gia
giả hiệu, có quốc hội, có hiến pháp, có quân đội…nhưng thực tế, chính quyền miền
Nam lúc bấy giờ không phải là một chính quyền độc lập. đế quốc Mĩ đã đặt cố vấn
khắp nơi, nắm các hoạt động quan trọng, liên tiếp đua các phái đoàn nhân viên
quân sự và vũ khí lập căn cứ quân sự miền Nam. Mỹ lấy danh nghĩa giúp đỡ Diệm

nhưng thực chất Mỹ dùng viện trợ để “buộc” để chặt chính quyền Ngô Đình Diệm
vào Mỹ. chúng ra sức tuyên truyền lừa bịp quần chúng nhân dân từng nơi, từng lúc
với những thủ đoạn mị dân như “chống tứ đổ tường”, “diệt dốt”, “phục hồi văn hóa
Á Đông”, “cộng đồng hương thôn”… những luận điệu tuyên truyền của chúng trái
ngược với thực tế của .một xã hội thối nát, vì vậy, Mỹ - Diệm không thể che dấu bộ
mặt phản dân tộc của một chính quyền ngoại lai bán nước, không thể tìm được chỗ
dựa trong các tầng lớp nhân dân.
Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Mỹ - Diệm liên tiếp hành những hành động
phá hoại Hiệp định Gionevo ngày càng nghiêm trọng và có hệ thống.Ngô Đình
Diệm công khai nhận viện trợ của Mỹ về vũ khí dụng cụ chiến tranh và nhân viên
quân sự, để cho Mỹ lập căn cứ quân sự và gây chiến tranh trên lãnh thổ miền Nam
Việt Nam. Trái với những điều 16,17 của Hiệp định đình chiến, chúng đàn áp
phong trào cách mạng, mở những cuộc hành quân càng quét, các chính sách tố
cộng, diệt cộng với phương châm “đạp lên oán thù, thà giết nhằm còn hơn bỏ sót”.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian từ 1954 đến 1960, Mỹ - Diệm đã giết
hại hơn 90 ngàn người yêu nước,bắt bớ, tra tấn, giam cầm hơn 900 ngàn người
8


khác trong hơn 1000 người. điều hết sức nghiêm trọng là chúng phá hoại các khoản
chính trị của Hiệp định Gionevo không thực hiện thống nhất nước nhà bằng tổng
tuyển cử tự do trong cả nước [7/1956].âm mưu và bản chất xâm lược miền Nam
Việt Nam của đế quốc Mỹ đã được bộc lộ rõ.
Chính trong thời gian này, Đa- lét và Ngô Đình Diêm đã hình thành một cương
lĩnh hành động chung chống Chủ nghĩa cộng sản. theo cương lĩnh đó, những nghị
quyết của hội nghị Gionevo nhằm tiến hành tổng tuyển cử ở Việt Nam vào tháng
7/1956 hoàn toàn không phù hợp với đường lối của họ nhằm duy trì sự chia cắt đất
nước hoặc biến miền Nam thành một nước được Mỹ bảo hộ hoàn toàn. Tờ báo Anh
Thế giới Phương Đông hồi đó có viết: Mỹ đang cố hết sức biến miền Nam Việt
Nam thành pháo đài chống cộng. chế độ Diệm là do Mỹ dựng lên, tổ chức và trả

lương để nhằm ngăn trở việc thi hành Hiệp định Gionevo. Các tác giả đăng tài liệu
mật trên tờ Thời báo- Mặt trời Chi- Ca – Gô những người lãnh đạo ở Oa-sinh-tơn
đã hết sức thán phục việc Ngô Đình Diệm biết cách đàn áp nhanh chống và có hiệu
quả đến như vậy. chính vì vậy mà Aisenhao và Đa-lét đã tìm mọi cách duy trì chế
độ Ngô Đình Diệm mặc dù theo nhận xét của Cục tình báo Trung ương Mỹ về tình
hình miền Nam Việt Nam cho biết triển vọng thiết lập một “ chế độ vững chắc”
“hết sức nhỏ” và điều chắc chắn hơn là tình hình hiện nay sẽ tiếp tục xấu dần trong
năm tới.
Chủ trương can thiệp và xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ không được sự
nhất trí ủng hộ ngay trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ. vì lí do này hay lí do khác,
nhiều người đã sớm nhận ra hậu quả của việc can thiệp này. Ngày 23/10/1954, Bộ
trưởng quốc phòng Mỹ Uynxon đã lên tiếng phản đối việc Mỹ can thiệp vào Việt
Nam và cho rằng Mỹ nên rút khỏi khu vực này. đó là những tiếng nói thức thời , có
lương tri, biết cân nhắc đâu là lợi ích thật sự của nước Mỹ. việc Mỹ quyết tâm biến
miền Nam Việt Nam thành một vòng tuyến chống cộng bằng cách trực tiếp nắm
9


lấy bộ máy ngụy quyền, ngụy quân từ cơ sở, [do các cố vấn Mỹ quyết định mọi
vấn đề], còn tạo ra mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Mỹ và chính quyền tay sai. Mặc
dù, chính quyền Ngô Đình Diệm phải dựa vào Mỹ để yo6n2 tại nhưng trong suốt
một thời gian dài, tập đoàn Ngô Đình Diệm vẫn tìm mọi cách đấu tranh, hạn chế
sự lấn át của Mỹ để vốt lại một phần quyền lực tương độc lập của mình.
Như vậy, rõ ràng đế quốc Mỹ âm mưu phá hoại Hiệp định Gionevo từ khi nó
được kí kết như lời Tổng thống Aixenhao tuyên bố ngày 22-7-1954; Hoa Kỳ không
dự vào những quyết định của hội nghị và không bị ràng buộc vào những quyết định
ấy. cũng nhu Tổng thống của mình, khi còn là thượng nghị sỹ, Kennody đã nhấn
mạnh “ Việt Nam là hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á. Đó là con đẻ
của chúng ta, chúng ta không thể từ bỏ nó”. Chính vì lẽ đó, trong học thuyết
Đimono của mình, Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm của chính sách xâm lược.

Nếu mất Việt Nam, Mỹ có thể mất nhiều nơi trên thế giới, trước hết là khu vực
Đông Nam Á. Đánh bại Việt Nam, Mỹ sẽ đánh bại được chủ nghĩa xã hội ở vùng
này. Và Mỹ chắc chắn rằng với một lực lượng ngụy quyền, ngụy quân cùng khối
lượng vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại mà Mỹ đem đến Việt Nam, chiến
thắng sẽ nhanh chóng thộc về Mỹ. nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh điều hoàn
toàn ngược lại. một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại bi thảm của Mỹ ở
Việt Nam đó là Mỹ đã đánh giá thấp đất nước, xã hội và con người Việt Nam như
l7oi2 nhận định của chính Mc Namara “ chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ
nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc[trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Viêt
Cộng] đấu tranh và hy sinh cho lí tưởng và các giá trị của nó. Chúng ta đã đánh giá
nhân dân và các nhà lãnh đạo Nam Việt Nam theo kinh nghiệm của chúng ta.
Chúng ta đã nhìn thấy họ niềm khát khao và quyết tâm và chiến đấu giành tự do và
dân chủ. Chúng ta đã giá hoàn toàn sai các lực lượng chính trị trong nước”

10


Sau chín năm kháng chiến, miền Nam chưa có ngày hòa bình. Một lần nữa,
cách mạng miền Nam lại đứng trước các thử thách tưởng chừng khó vượt qua.
Tình hình trên cho thấy đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hòa
bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông
Dương.
Sự nghiêp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đến đây chưa hoàn thành.
Cuộc đấu tranh vì nước Việt Nam độc lập, hòa bình, dân chủ chưa kết thúc. Lúc
này, trách nhiệm lịch sử lại một lần nữa đặt lên vai Đảng Lao động Việt Nam. Cách
mạng Việt Nam đứng trước nhiều vấn đề phải giải quyết như: miền Bắc chờ miền
Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội? nếu chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa thì biện pháp, hình thức,
bước đi nên như thế nào? Miền Nam trường kì kháng chiến, chiu chia cắt lâu dài
hay tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng hoàn toàn? Đưa

cách mạng miền Nam tiến lên bằng con đường hòa bình hay bạo lực cách mạng?
con đường giải phóng miền Nam làm thế nào để giữ vững hòa bình ở miền Bắc,
không để lan thành chiến tranh khu vực hoặc chiến tranh biên giới?
Trước tình hình đó, đường lối cách mạng đảng đề ra trong thời kì này được triển
khai qua các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng và được hoàn thiện tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng[9-1960]. Đại hội đã xác định: “cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện hiehtuiywuoytue8ytuwoiutiw
Tháng 7/1945 Hiệp định Gionevo được kí kết, cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược và can thiêp Mĩ do Đảng lãnh đạo giành được thắng lợi song sự
nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên pham vi cả nước vẫn chưa hoàn
thành. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác
nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kì quá độ đi lên xây dựng Chủ

11


Nghĩa xã hội; Ở miền nam, Mĩ thay chân pháp , âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt
Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự.
Lúc này tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là xu thế hòa
hoãn có tác động tiêu cực đến đến chiến lược các nước Đồng minh của ta. Tất cả
các nước trên thế giới, kể cả Liên Xô và Trung Quốc, đều chưa ủng hộ Việt nam
dùng đấu tranh cách mạng thống nhất đất nước, mà đi vào xu thế hòa hoãn nhằm
giữ nguyên trạng Châu Âu và nguyên trạng thế giới.
Cũng cố và phát triển quan hệ ngoại giao với các nước Xã Chủ Nghĩa, đặt biệt
là Liên Xô, Trung Quốc.
Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là thành viên của các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1945-1954], Việt Nam đã
nhận được sự viện trợ về vật chất và tinh thần, sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
yêu chuộng hòa bình thế giới nói chung, các nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. Đây
là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của Việt Nam.

Việt Nam coi trọng và cũng cố việc phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác anh em với
các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc.
Chủ trương đó được đánh dấu bằng chiến thăm Liên Xô, Trung Quốc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, trao đổi vế các quan điểm của Đảng và nhà nước trong giai đoạn
mới. năm 1956,Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên thăm chính thức Liên Xô, Trung
Quốc, Mông Cổ. tiếp đó, năm 1957, Người dẫn đoàn đại biểu thăm 9 nước, bao
gồm các nước XHCN ở Đông Âu, Bắc Á và một số nước ở Châu Á. Trong các đi
thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ mong muốn tăng cường mối quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam và các nước này, đồng thời đề cao quan hệ với Liên Xô và
Trung Quốc.

12


Một trong những thành tựu lớn của ngoại giao Việt Nam ở giai đoạn này là việc
mở rộng, cũng cố mối quan hệ với các nước XHCN anh em, tranh thủ sự giúp đỡ
để khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc, tạo ra lực lượng cho cách mạng cả
nước.
Quan hệ ngoại giao mở rộng, Việt Nam đã nhận được sự viện trợ to lớn cả về
vật chất và tinh thần trong giai đoạn đầu chống đế quốc Mỹ. Liên Xô viện trợ 400
triệu rúp để thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế ở miền Bắc. Ngoài ra, còn
cử các chuyên gia sang giúp Việt Nam khôi phục 25 xí nghiệp,các công trình công
nghiệp, nhà máy than.điện…
Cùng với Liên Xô, Trung Quốc đã cam kết viện trợ cho Việt Nam 800 triệu
nhân dân tệ, bao gồm hàng hóa viện trợ và khôi phục hệ thống giao thông đường
sắt, đường bộ, xây dựng nhà máy…
Song song với việc trao đổi các đoàn cấp cao, Việt Nam còn đặt các co quan đại
diện ở các nước Đông Âu, Nam Á như Tiệp Khắc,Rumani,Ấn Độ, Indonexia.. và
thúc đẩy lập đại sứ quán của các nước này tại Việt Nam.
Quan hệ với Lào và Campuchia:

Thừa nhận chính phủ của Lào và Campuchia đồng thời đặt quan hệ ngoại giao
với hai nước này. gắn lợi ích quốc gia với lợi ích chung của ba nước Việt Nam luôn
coi trọng sự ủng hộ, giúp đở với cuôc đấu tranh cua nhân dân Lào và Campuchia là
nghĩa vụ của chính mình. Kiên trì đẩy mạnh sự nghiệp đoàn kết, liên minh với
nhân dân Lào, nhân dân Campuchia theo nguyên tắc “luôn luôn tôn trọng độc lập
chủ quyền, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, đồng thời giữ vững
tinh thần độc lập, tự chủ của ta”.

13


Xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị với Vương quốc Lào và Vương quốc
Campuchia về mặt nhà nước, đồng thời duy trì quan hệ giúp đở các lực lượng cách
mạng của hai nước này. tăng cường phát triển hơn quan hệ ba nước trên cơ sở thi
hành Hiệp định đình chiến, ngăn chặn hai nước gia nhập “khối phòng thủ Đông
Nam Á”. Hội nghị khẳng định: quan hệ với các nước láng giềng phải “đặt trên cơ
sở năm nguyên tắc lớn là tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm
phạm lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ chính của nhau, bình đẳng và cùng có
lợi, chung sống hòa bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tuyên bố: Việt Nam dân chủ
cộng hòa sẵn sàng lập quan hệ hữu hảo với Vương quốc Lào và Vương quốc
Campuchia. Quan hệ ba nước Đông dương bước sang thời kì mới: chống sự can
thiệp, thống trị bên ngoài vì độc lập tự do của nhân dân mỗi nước.
Với Lào, nhân dân Việt Nam thực hiện một chính sách ngoại giao mềm dẻo có
nguyên tắc, kiên trì ủng hộ chính sách hòa bình, trung lập của Hoàng thân Xuvana
Phuma.
Với Campuchia, Việt Nam cố gắng xây dựng quan hệ chính quyền hữu nghị,
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên
giới hiện tại. Việt Nam khoan nghênh việc Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao
với Liên Xô, Trung Quốc, hướng Campuchia vào hành động chung chống đế quốc
Mỹ xâm lược, vì hòa bình, độc lập, thống nhất các dân tộc Đông Dương. Tháng

10/1957, đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sang thăm chính
thức, góp phần làm cho Campuchia hiểu hơn chính sách của Việt Nam.
Có thể nói rằng, quan hệ Việt Nam – Lào – Campuchia là một quy luật phát
triển của cách mạng ba nước, điều có có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba
dân tộc. chúng ta coi đó là một bảo đảm vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ độc lập,
tự do của mỗi nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đông dương là

14


một chiến trường, trở thành nỗi thử thách sức mạnh và uy tín của đế quốc Hoa kỳ.
phát triển truyền thống đoàn kết, nhân dân ba nước Đông Dương đã hình thành liên
minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia.
MỞ RỘNG QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ ỦNG
HỘ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ
KHU VỰC MỸ LATINH
Hiệp định đình chiến ở Triều tiên, đặc biệt là cuộc đấu tranh ở Đông Dương kết
thúc đã ghi nhận sự thất bại hoàn toàn của các cuộc chiến tranh xâm lược tái chiếm
thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc
ở các nước thuộc địa và bán thuộc địa. sau Hội nghị Gionevo, vai trò của Việt Nam
dân chủ cộng hòa được củng cố trong quan hệ quốc tế.
Tại hội nghị các nước Á, Phi lần thứ nhất họp Băngđung [Indonexia] [4/1955],
Việt Nam tuyên bố rõ lập trường ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Á,
Phi chống chủ nghĩa thực dân, bảo đảm độc lập dân tộc ủng hộ 10 nguyên tắc
Băngđung, 5 nguyên tắc hòa bình,cùng đoàn kết hướng tới mục tieu6chung, phấn
đấu vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. từ năm 1954-1960, Việt
Nam đã đón tiếp hơn 10 đoàn cấp cao của các nước anh em và khu vực Đông Nam
Á, Nam Á, Châu phi sang thăm nước ta.

Chính trong bối cảnh đó, Đảng đã phát huy cao độ tinh thần độc lập , tự chủ,

sáng tạo trong việc phân tích tình hình, xác định đường lối chiến lược của cách
mạng Việt Nam nói chung, đường lối đối ngoại nói riêng. Có thể nói, đường lối đối
ngoại Việt nam giai đoạn 1954 đến 1960 đã chứng kiến quá trình nhận thức yêu
cầu của lịch sử, hình thành về đường lối đối đối ngoại, đồng thời từng bước triển
khai thực hiện đường lối đó, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp
15


xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ ở miền
Nam.
Sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam nói chung và đường lối đối ngoại
của Đảng nói riêng giai đoạn 1954 đến 1960, tạo cơ sở vững chắc, đồng thời để lại
những kinh nghiệm quý báu cho những giai đoạn sau.
Từ sau năm 1954, đế quốc Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam. Ngày
5/9/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính
sách mới của Đảng. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu chính sách đối ngoại của Việt Nam
là chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mĩ, chống Mĩ tổ chức khối xâm lược
Đông Nam Á, cũng cố hòa bình ở Đông Dương, bảo vệ hòa bình Đông Nam Á và
toàn thế giới.
Hội nghị toàn quốc lần thứ III [9/1960] xác định nội dung cơ bản chính sách đối
ngoại của Việt Nam “ mong muốn xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau…chúng ta sẵn sàng đặt quan hệ hữu nghị với tất cả các nước khác trên cơ sở
bình đẳng và hai bên cúng có lợi”.
Hội nghị trung ương lần thứ 13 của Đảng [27/1/1967] ra Nghị quyết về đẩy
mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến lên công địch, phục vụ sự nghiệp chống
Mĩ cứu nước cảu nhân dân ta. Khẳng định đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò
quan trọng. Nghị quyết chỉ rõ: Đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam là nhân
tố chủ yếu quyết định thang1 lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên
mặt trận ngoại giao… tuy nhiên đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản

ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hính quốc tế hiện nay với tính
chất cuộc chiến tranh của ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan
trong, tích cực và chủ động.

16


Mục đích cuộc tiến công ngoại giao được Đảng xác định và nhằm tố cáo mạnh
mẻ hơn nữa những tội ác dã man của bọn xâm lược Mĩ, vạch trần thủ đoạn “hòa
bình” bịp bợm của chúng.
Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 13 có ý nghĩa như một cương lĩnh vế
đấu tranh ngoại giao cua Đảng, nhằm góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ
đến thắng lợi. Thực tế cho thấy đây lần đầu tiên Đảng khẳng định đấu tra nh ngoại
giao là một mặt trận.
Thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy của Tết Mậu Thân 1968 đã mở ra cục
diện mới, cục diện “vừa đánh vừa làm” ngày 13/5/1968, Việt Nam và Mĩ chính
thức mở cuộc đàm phán tai Paris. Và phải đến lúc cuộc tập kích chiến lược treb6
không của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng [từ 18 đến 30/12/1972] bị đánh bại hoàn
toàn, Mĩ mới buộc phải kí hiệp định Paris [27/1/1973] với hiệp định này Mĩ phải
chấm dứt chiến tranh lập lai hòa bình ở Việt Nam cam kết tôn trọng độc lập chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Sau khi hiệp định Paris có hiệu lực, vào tháng 5/1973 Bộ chính trị ra Nghị
quyết về đấu tranh thi hành hiêp định. Mục tiêu cách mạng Việt Nam lúc này là
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất Tổ quốc. vì vậy, đấu tranh
ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị để buộc đối phương thi hành
hiệp định trở thàng một bộ phận quan trọng của cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ cơ
bản của đối ngoại này dược xác định là:
+ Phối hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị đấu tranh thi hành hiệp
Paris góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng.
+ Chống sự dính líu và can thiệp của Mĩ cô lập chính quyền Sài Gòn.

+ Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.

17


+ Đẩy lùi khả năng Mĩ ngăn cản ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Thực tế cho thấy trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với đường lối đối ngoại
đúng đắn, Đảng ta đã xây dựng một mặt trận nhân dân thế giới rộng rãi, đoàn kết
và ủng hộ Việt Nam chống Mĩ xâm lược bao gồm các nước XHCN, caca1 nước
độc lập dân tộc, các lực lượng yêu nước, trụ hòa bình dân chủ và tiến bộ trên thế
giới trong đó có cả bộ phận nhân dân Mĩ. Cách mạng Việt Nam đã tập hợp lực
lượng quốc tế mạnh mẻ góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ đến thắng lợi
hoàn toàn.

III.ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA THỜI KÌ 1975 ĐẾN
1985
Nhiệm vụ đối ngoại được Đại hội lần thứ 4 [12/1976] của Đảng ta đề ra là: “ra
sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, để nhanh chóng hàn gắn những vết
thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học kĩ
thuật, cũng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH ở nước ta”.
Đại hội 4 còn chủ trương:
+ Củng cố và tăng cường đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với các XHCN.
+ Bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia.
+ Sẵn sàng thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Từ giữa năm 1978: tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, coi quan hệ với
Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Đại hội lần thứ 5 của Đảng [3/1982] xác định:

18



+ Quan hệ Việt Nam – Liên Xô và ba nước Viêt – Miên – Lào có ý nghĩa sống
còn đối với cách mạng Việt Nam.
+ Kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại để giải
quyết những bất đồng nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình ổn
định.
+ Chủ trương bình thường hóa với Trung Quốc, mở rộng quan hệ hợp tác với
các nước trên nguyên tắt tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và mổi bên đều có
lợi.
Tóm lại chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn [1975 – 1985] là xây
dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước XHCN, đoàn kết với
Lào và Campuchia, mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các
nước đang phát triển, đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch
quốc tế.

IV.ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA THỜI KÌ 1986 ĐẾN
NAY.
Nước ta ở chặng đường trước mắt trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá
độ mà nội dung cơ bản là: coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp
từng bước đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức phát triển hàng tiêu dùng và
tiếp tục xây dựng một số ngành quan trọng.
Trên cơ sở đó xuất phát từ tình hình quốc tế, Đảng ta đã đề ra nhiều mục tiêu
của chình sách đối ngoại là: “ trong thời gian tới công tác đối ngaoij phải ra sức
tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và
nhiều mặt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đát nước góp phần bảo đảm thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ lịch sử do Đại Hội lần này đề ra”.

19



Nổi bật trong quan hệ đối ngoại trong giai đoạn này là quan hệ Việt Nam-Trung
Quốc đang chịu ảnh hưởng của cuộc chiên tranh biên giới phía Bắc [17/02/1979].
Quan hệ Việt Nam-Liên Xô được coi hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam. Việt Nam đã coi việc: “Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn
luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta”.
Quan hệ Việt Nam-Lào-Campuchia được đánh giá cao, được coi là: “ Một qui
luật phát triển giữa ba nước, là điều có ý nghĩa sống còn dối với vận mệnh của ba
dân tộc”.
Đối với các nước khác trong cộng đồng XHCN được coi trọng hợp tác và phát
triển, nhất là các nước Hội đồng tương trợ kinh tế. Nước chúng ta ủng hộ cuộc đấu
tranh của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh, hợp tác với các nước thành viên
trong phong trào các nước không liên kết, quan tâm tới phong trào các nước không
liên kết, quan tâm tới phong trào đấu tranh của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa
và các nước trong ASEAN: “ nhân đân Việt Nam chủ trương thiết lập những quan
hệ láng giềng tốt với các nước ASEAN, luôn luôn sẵn sàn phối hợp cố gắng để xây
dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình và ổn định”.

1.Đối ngoại 1986-1991:
*Đối với các nước XHCN và Liên Xô:
Việt Nam “tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước XHCN
khác”. Việt Nam và các nước XHCN hợp tác từ hình thức là viện trợ kinh tế kỹ

20


thuật tiến tới hợp tác toàn diện, trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội an ninh quốc
phòng. Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động đối ngoại là không ngoài mục đích là
cho Việt Nam đứng vững trên đôi chân của mình mà tiến lên.
Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Liên Xô là đối tác quan trọng nhất, điều

đó luôn nhất quán trong chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước trong suốt hơn
50 năm qua. Liên Xô luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
và trong cục diện thế giới, ảnh hưởng của Liên Xô trên trường quốc tế là một nhân
tố có ý nghĩa quyết định sâu sắc.
*đối với phong trào giải phóng dân tộc:
Thái độ nhất quán của Đảng, nhà nước là ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
thực hiện di chúc BÁc Hồ, sau ngày giải phóng miền Nam đã đi thăm và cảm ơn
các dân tộc đã giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
*đối với Liên Hiệp Quốc:
ủng hộ Liên Hiệp Quốc trở thành diễn đàn chính trị cho tất cả các nước trong cộng
đồng quốc tế.
*đối với phong trào không liên kết:
Đảng xác định phong trào không liên kết “có vai trò không thể thiếu được trên thế
giới..” Việt Nam “ không ngừng đóng góp vào việc tăng cường đoàn kết phong trào
theo phương châm thống nhất trong đa dạng tích cực phấn đấu thực hiện các mực
tiêu của phong trào”. Đảng và nhà nước đã không ngừng trình bày các quan điểm
chính trị của Việt Nam trong các khóa họp thường kỳ, đồng thời tích cực đầu tranh
cho những xu hướng tiến bộ, đưa ra những giải pháp cải thiện lành mạnh quan hệ
giữa Việt Nam với phong trào và tổ chức quốc tế khác vì lợi ích của các thành viên
trong phong trào.
21


*với cac nước tư bản chủ nghĩa và các nước phương Tây khác, Đảng và nhà nước
ta chủ trương mở rộng quan hệ trên cơ sở bình đẳng có lợi.
*đối với Trung quốc:
Đảng, Nhà nước ta đã xuacs định “sẵn sàn đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc
nào, cấp nào, nơi nào…nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của
nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đong Nam Á và thế giới”.
*đối vơi Mỹ:

ĐẢng và nhà nước chủ trương “bàn với Mỹ gaiir quyết các vấn đề do chiến tranh
để lại luôn sẵn sàn quan hệ với Mỹ vì lợi ích hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”.
*Đối với các nước ASEAN:
ĐẢng chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị avf hợp tác với các nước Đong Nam
Á, bày tỏ mong muốn sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương luwqowngj để
giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình phấn
đầu cho một Đông Nam Á hòa bình hữu nghị và hợp tác.

2.Chính sách đối ngoại 1991-1995:
Đại hội VII ĐẢng cộng sản Việt Nam [họp từ 17-22/06/1991] trên cơ sở đánh giá
nhuwgnx nguyên nhân tạo nên những thành tựu-hạn chế của thực hiện nghị quyết
Trung ương [6,7,8] Đại hội VII chỉ những vấn đề mới nảy sinh. ĐẠi hội thông qua
cương lĩnh phương hướng cơ bản về thời kỳ quá độ đi leenc hủ nghĩa xã hội ở Việt

22


Nam và chiến lược oonnr định phát triển kinh tế-xã hội [đén năm 2000] của VIệt
Nam.
ĐẢng đã xác định nhiệm vụ đối ngoại bao trùm : “giữ vững hòa bình, mở rộng
quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận cho conng cuộc xây dựng
CNXH và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung
của nhân ndaan thê sgiwowis vì hòa bình, độc lập dân tộ, dân chủ va ftieens bộ xã
hội”.
3.Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước từ 1996 đến nay.
Nhiệm vụ đối ngoại “củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi
hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội”. bên cacnhj đó chúng ta còn tiếp tục chính sách đối ngoại mở rộng. độc lập

tự chủ, đa phương hóa đa dangj hóa.
Đại hội VIII đề ra nhiệm vụ mới cho công tác đối ngoại đó là “ tăng cường hoạt
động ở Liên Hiệp Quốc, tổ chức các nước nổi tiếng Pháp, các tổ chức tài chính tiền
tệ quốc tế, tổ chức thương mại quốc tế và các tổ chức quốc tế khác tích cực đóng
góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế,tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu”.
Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại Việt-Mỹ,
gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể, chủ động thực hiện các cam kết trong
khuôn khổ AFTA.
Ngày 19/04/2001, đại hội đại biểu làn thứ IX đe ra chính sách đối ngoại trong thời
gian tới trên cơ sở tiếp tục phát huy tinh thần của các Đại Hội VI, VII, VIII. Đó là “

23


thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng
hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại gia với 169 nước trong tổng số hơn 200 nước trên
thế giới.
Tháng 10-2007, Đại hội đồng liên hiệp quốc đã bầu Việt Nam là ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009.

V.KẾT LUẬN
Chính sách đối ngoại trong suốt những năm đã trải qua là một bộ phận của đường
lối chính trị của Đảng và góp phần quyết định tắng lợi sự nghiệp chiến đấu tranh
gải phóng dân tộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

24


Chính sách đối ngaoij của ĐẢng và nhà nước trongn những năm qua là sự kế thừa

từ truyền thống ngoại giao cah ông : “ lấy nhân nghĩa thắng hung tàn”, lấy chí nhân
để thay cường bạo” [ NGUYỄN TRÃI]. Đó là sự tiếp tục của phương chân “thái
bình yên nên gắng sức, non nước ấy nghìn thu” [ trần quang khải]. Truyền thống
ngaoij giao đó đã dược HCM, nhà ngoại giao kiệt xuất đúc kết thành châ lý “
không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nhuwntgs tư tưởng lớn ấy đã trở thanhf những
nguyên tắc va phương châm ứng xử của chính sách ngoại giao.
Những thành tựu về kinh tế, chính trị và đối ngoại của Việt Nam Trong những năm
đổi mới đã khẳng định vị thế của nước ta đối với khu vực và thế giới, chứng minh
sự đúng đắn, sáng tạo của đường lối nói riêng của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò lãnhđạo và tư duy chính trị nhạy cảm. sâu sắc bản
lĩnh lãnh đạo vững vàng của Đảng.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………

2

I.ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG THỜI KÌ 1945 – 1954………

3

25


CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ THÁNG 9/1945 ĐẾN THÁNG 12/1946 - THÀNH TỰU VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM

Thứ bảy, 30.05.2020 17:17

Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Thời cơ và những quyết sách lịch sử

[ĐCSVN] - 76 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ, động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Hình ảnh những ngày Tháng Tám lịch sử ở Hà Nội... [Ảnh: hochiminh.vn]

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

Những ngày tháng Tám lịch sử...

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra những thời cơ chín muồi để đưa Cách mạng đến thành công. Bàn về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc đến bài học về vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thời điểm đó, tình hình chính trị vô cùng phức tạp, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp [09/3/1945]. Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những dự báo về tình thế cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay Nhân dân. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong đó phân tích: "Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chưa thực sự chín muồi"[1] và dự báo "ba cơ hội tốt" "sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy: Chính trị khủng hoảng [quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng]; Nạn đói ghê gớm [quần chúng oán ghét quân cướp nước]; Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt [Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật]"[2].

Từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chủ trương nhằm chuyển hướng đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng như: thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân [tháng 4/1945][3]; ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

...và ở Sài Gòn [Ảnh: hochiminh.vn]

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước. Tại đây, Người đã có Thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành Mệnh lệnh khởi nghĩa, công bố Lệnh khởi nghĩa [Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa]… Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập dân tộc đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"[4]. Ngay khi nhận được tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện [ngày 15/8/1945], Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào [Tuyên Quang] [tháng 8/1945] quyết định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới”[5] và phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Còn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương, tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”.

Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta được nhân lên gấp bội: từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945 [từ 13 đến 28/8/1945], dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình [Hà Nội], Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”[6].

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, được truyền đi khắp nơi trước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công. [Ảnh: hochiminh.vn]

Vận dụng sáng tạo những thời cơ cách mạng

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, bài học nắm vững và tận dụng triệt để thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Giữa bộn bề khó khăn của những buổi sơ khai thành lập Nước, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với thắng lợi này, chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gần 21 năm, lâu dài với biết bao gian khổ, hy sinh; qua nhiều giai đoạn, để đối phó với các kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ để rồi làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Đó cũng là những năm đầu sau khi đất nước thống nhất với bộn bề khó khăn. Một mặt, chúng ta phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, lại bị bao vây, cấm vận. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc đã quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta ngày càng phát triển; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao ngày càng rộng mở và nâng cao [Ảnh: chinhphu.vn]

Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ, nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn, thách thức. Bài học về nắm bắt thời cơ và vận dụng sáng tạo thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm xưa vẫn không ngừng được phát huy, tỏa sáng, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc để nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước trước Đổi mới còn khủng hoảng, trì trệ, lưu thông phân phối ách tắc, rối ren; hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng khan hiếm; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn; sau Đổi mới, đã thành một Việt Nam năng động, phát triển, chuyển đổi thành công sang mô hình và cơ chế quản lý kinh tế mới, có mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao của Việt Nam ngày càng rộng mở và nâng cao, được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, an ninh và an toàn, là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đúng vào dịp đất nước ta vừa tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp... Đây cũng là dịp để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá của Cách mạng tháng Tám, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn 76 năm qua, góp phần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngày nay, để từ đó tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII./.


[1] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.365.

[2] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.366.

[3] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.382.

[4] Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, t.2, tr.225.

[5] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.366.

[6] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr.437.

ĐP

Sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù trong giai đoạn [1945 - 1946] - Một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược, quyết định của cách mạng Việt Nam

Phạm Minh Triều
2021-09-14T16:14:44+07:00 2021-09-14T16:14:44+07:00 //truongchinhtri.edu.vn/home/thong-tin-nghien-cuu-trao-doi/sach-luoc-hoa-hoan-nhan-nhuong-voi-ke-thu-trong-giai-doan-1945-1946-mot-chu-truong-lon-co-y-nghia-chien-luoc-quyet-dinh-cua-cach-mang-viet-nam-1330.html //cdn.giaibainhanh.com/chinh-sach-ngoai-giao-cua-dang-ta-sau-cach-mang-thang-tam-nam-1945--3a865958173be3dc66cca0747567d61a.wepb
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước //truongchinhtri.edu.vn/home/uploads/logotc108t.png
Thứ hai - 30/08/2021 17:11 38.980 0
Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, một nhà nước non trẻ vừa mới ra đời đã phải đương đầu với nhiều khó khăn và kẻ thù hơn bao giờ hết. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện một số chính sách hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù là xuất phát từ đường lối ngoại giao hòa bình, đồng thời cũng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế lúc đó, hoàn cảnh cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc”, hòa thì còn và đánh thì rất có thể mất. Chính vì những biện pháp hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù được thực hiện mà chúng ta đã giữ được chính quyền, thế và lực của cách mạng phát triển, tạo tiền đề cơ sở để giành thắng lợi các thời kỳ cách mạng sau này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình,
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòangày 2-9-1945. [Ảnh tư liệu]. Nguồn: [ tapchiqptd.vn]
Lênin đã từng dạy những người cách mạng rằng: “Thấy cuộc chiến đấu rõ ràng có lợi cho kẻ thù chứ không có lợi cho ta mà cứ nghênh chiến, đó là một tội ác; và những nhà chính trị nào của giai cấp cách mạng, không biết “lựa chiêu, liên minh và thỏa hiệp” để tránh một cuộc chiến đấu bất lợi rõ rệt thì đó là những người vô dụng”[1]. Sau Cách mạng Tháng Támlà thời kỳ cách mạng nước ta gặp rất nhiều khó khăn và thách thức với nhiều kẻ thù nguy hiểm, thù trong giặc ngoài. Để giữ vững nền độc lập vừa giành được, biểu hiện tập trung ở việc giữ chính quyền cách mạng và bước đầu xây dựng một xã hội mới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải thực hiện sách lược hòa hoãn với kẻ thù, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ”, thôn tính nước ta của hai tên đế quốc Tàu Tưởng và Pháp. Mục tiêu chính sách đối ngoại nhất quán của Đảng và Chính phủ ta là độc lập, hòa bình và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Đứng trước nhiều kẻ thù mạnh, chúng ta lại vô cùng khó khăn, sức mạnh vật chất còn hạn chế, nhưng Đảng ta đã phát huy được sức mạnh vật chất, sức mạnh chính trị tinh thần vào công cuộc kháng chiến kiến quốc cũng như trong đấu tranh ngoại giao. Đến cuối năm 1946, chỉ mới hơn một năm xây dựng lực lượng trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn, vừa xây dựng vừa chiến đấu, nhưng chúng ta đã có được lực lượng chính trị hùng hậu của toàn dân, có một chính quyền hợp pháp được cũng cố từ Trung ương đến làng xã, có một cơ sở kinh tế văn hóa nhất định, có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân đông đảo rộng khắp, với một Đảng Cộng sản được cũng cố và phát triển ngày càng trưởng thành lãnh đạo. Chúng ta lại có được sự ủng hộ quốc tế ngày càng rộng rãi. Đó là sức mạnh tổng hợp của đất nước ta, của dân tộc ta và của cả thời đại.
Khi bước vào cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời phải thường xuyên phải đối phó với sự chống trả điên cuồng của quân Tưởng cùng bọn tay sai, nhưng Đảng ta vẫn kiên trì cuộc đấu tranh để đạt tới hòa hoãn. Ta hoà hoãn với Tưởng và bọn tay sai ở phía Bắc, đồng thời đẩy mạnh kháng chiến chống Pháp ở phía Nam. Để đạt được hòa hoãn với quân Tưởng, ta phải nhân nhượng nhiều điều, trong đó có điều quan trọng như Đảng phải tuyên bố tự giải tán, phải cho bọn Việt quốc, Việt cách tham gia chính quyền cách mạng…Những nhân nhượng đó đã gây ra những khó khăn, phức tạp mới và là những điều ta không muốn. Nhưng trước tình thế sốngcòn của độc lập dân tộc, của chính quyền cách mạng, thì sự nhân nhượng cùng những biện pháp đấu tranh khác để đạt tới hòa hoãn là điều cần thiết, là sự đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hòa với Tưởng, ta phá được âm mưu của chúng định dùng vũ lực lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền của bọn tay sai. Việc cho bọn tay sai Tưởng tham gia chính quyền nhà nước vừa phá được luận điệu tuyên truyền “Việt Minh, cộng sản độc quyền”, phá được sức ép đòi Chính phủ ta phải từ chức, chúng cũng không thực hiện được ý đồ phá hoại, tiến tới giành chính quyền bằng biện pháp chính trị, ngoại giao. Trái lại, bọn phản động hoàn toàn bất lực, tự lột mặt nạ trước nhân dân và trốn chạy theo đế quốc. Chính quyền cách mạng không hề thay đổi về tính chất và ngày càng được cũng cố. Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo tự ý giải tán là vì yêu cầu của tình thế và là một sách lược nhân nhượng để đạt tới hòa hoãn. Thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật, vẫn tiếp tục phát triển củng cố, vẫn lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo chính quyền.
Việc Hòa với Tưởng ta có điều kiện để tập trung lực lượng chống Pháp, cuộc hòa hoãn này đối với Pháp là một bất lợi. Pháp coi Tưởng và ta như đồng mình với nhau để ngăn chặn mưu đồ của Pháp, hơn một năm quân Tưởng đóng quân trên đất nước ta, chúng ta đã thực hiện được hòa hoãn với chúng. Kết quả cuối cùng kẻ địch không thực hiện được dã tâm của chúng, trái lại, ta thực hiện được mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập, giữ vững chính quyền. Việc hòa với Tưởng là hòa với một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm, nhưng không phải kẻ thù chính để phân hóa, cô lập, tập trung lực lượng đấu tranh bằng biện pháp quân sự chống kẻ thù chính. Còn hòa với Pháp là hòa ngay với kẻ thù chính để loại bớt một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm và tranh thủ trạng thái không có chiến tranh để xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng đối phó với một cuộc chiến tranh lớn nếu kẻ thù cố tình gây ra. Đó là một điều khá đặc biệt được đặt ra và giải quyết trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt.
Nhờ sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp, mà gần một năm tạm hòa bình, đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản, đặc biệt việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước ngày 14/9 là được xem là những phương thuốc hồi sinh cho Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói nói “Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa bình”[2]. Trong hoàn cảnh đó hòa hoãn, nhân nhượng tuy là vấn đề sách lược, nhưng lại là một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược.
Ta chủ trương hòa hoãn là nhằm giành thắng lợi cho cách mạng. Nhưng việc thực hiện chủ trương này cũng còn tùy thuộc cả phản ứng của kẻ thù. Để đạt được hòa hoãn cũng là một cuộc đấu tranh. Ta khoét sâu những chổ yếu của địch, những mâu thuẫn trong nội bộ chúng, vừa mềm dẻo nhân nhượng, vừa kiến quyết đấu tranh giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc của cách mạng. Cuộc đấu tranh để đạt được hòa hoãn và đấu tranh trong quá trình hòa hoãn là cuộc đấu tranh cách mạng gay go, phức tạp, tinh vi và đầy bất trắc. Nhiều lần kẻ thù nói chung, hoặc một thế lực nào đó của kẻ thù tạo cớ và kiếm cớ để lật đổ chính quyền cách mạng. Nhưng chúng ta luôn cảnh giác, chuẩn bị sẵn nhiều phương án, dùng đấu tranh chính trị, ngoại giao với lực lượng đông đảo quần chúng làm hậu thuẫn, nên đã không để kẻ thù biến việc nhỏ thành việc lớn, việc đơn giản thành nghiêm trọng. Thậm chí ta phải nín nhịn trong một số trường hợp để giữ được hòa bình. Cuộc đấu tranh trong hòa hoãn không hoặc ít đổ máu, nhưng lại rất phức tạp, phải vận dụng nhiều cách linh hoạt, đòi hỏi những người thực thi phải hết sức vững vàng, khôn khéo.
Việc thực hiện hòa hoãn, không cách nào khách là chúng ta phải nhân nhượng. Nhân nhượng nhiều hay ít phụ thuộc trước hết vào so sánh lực lưỡng giữa ta và địch, đồng thời cũng do kết quả tài năng đấu tranh của ta. Mỗi cuộc hòa hoãn có hoàn cảnh khác nhau nên sự nhân nhượng cũng khác nhau. Vấn đề là phải xem xét nhân nhượng như vậy có phản ánh đúng tương quan lực lượng đôi bên không? Những nhân nhượng đó có vi phạm nguyên tắc cách mạng hay không? Có nhầm đạt tới mục tiêu cuối cùng của cách mạng hay không? Và thực tiễn lịch sử đã phán xét ra sao?. Những nhân nhượng của ta với quân Tưởng và bọn tay sai là những nhân nhượng lớn, trên những vấn đề quan trọng của cách mạng. Nhưng những nhân nhượng đó không vi phạm nguyên tắc của cách mạng lúc này là giữ vững độc lập thống nhất của Tổ quốc mà biểu hiện tập trung là giữ vững chính quyền cách mạng.
Việc hòa hoãn với Pháp đặt ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp hơn, điều kiện hòa hoãn cũng nặng nề hơn. Cuộc đấu tranh giữa ta và Pháp gay go kéo dài. Hai vấn đề trọng yếu đấu tranh gay go trong quá trình đàm phán là vấn đề Pháp công nhận nền độc lập thống nhất của Việt nam và vấn đề Việt Nam đồng ý để quân đội Pháp vào Bắc kỳ thay thế quân độ Trung Hoa. Cuối cùng Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng, việc thống nhất ba kỳ do nhân dân Việt Nam quyết định. Phía ta phải chấp nhận quyền đóng quân tạm thời với số quân hạn chế của Pháp trên đất Bắc Kỳ. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với Xanh-tơ-ny: “Các ông thừa hiểu rằng nguyện vọng của tôi còn muốn hơn thế nhiều. Nhưng tôi biết rõ rằng không thể nào một lúc mà có tất cả”[3].
Nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân ta là độc lập thống nhất hoàn toàn, nhưng hoàn cảnh lịch sử chưa cho phép chúng ta đạt tới mục tiêu đó. Tương quan lực lượng buộc ta phải nhân nhượng. Đó là những nhân nhượng cần thiết, đúng đắn và mưu lược. Chúng ta dừng lại để tiến lên, chứ không phiêu lưu lao vào một cuộc chiến một cách vô dụng. Lê nin đã dạy “Đối với chính đảng vô sản, không có sai lầm nào nguy hiểm hơn là định sách lược của mình theo ý muốn chủ quan…Định ra một sách lược vô sản theo ý muốn chủ quan là giết sách lược đó” [4].
Sự nhân nhượng có thể ít, có thể nhiều. Có khi đã nhân nhượng lần này, lại phải tiếp tục nhân nhượng lần khác. Nhưng nhất thiết phải có điểm dừng. Vượt quá điểm dừng ấy là phạm vào nguyên tắc cách mạng. Bao giờ cũng vậy, trạng thái hòa bình là điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước, nhưng không phải hòa bình với bất cứ giá nào. Hòa với Tưởng, chúng ta đã nhân nhượng về kinh tế, chính trị…, nhưng những yêu sách ngỗ ngược quá đáng của chúng như đòi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chức, đòi loại các bộ trưởng cộng sản ra khỏi Chính phủ, đòi để bọn tay sai lãnh đạo chính quyền…thì chúng ta kiên quyết cự tuyệt. Bởi chấp nhận những điều đó là mất chính quyền, mất độc lập tự do, là phạm vào nguyên tắc cách mạng. Ngay nhân nhượng về kinh tế, nhân nhượng này không phạm vào chủ quyền quốc gia dân tộc, nhưng cũng có giới hạn. Có lần Lư Hán đòi ta phải cung cấp thêm nhiều gạo nữa cho quân Tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết cự tuyệt.
Việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 là một nhân nhượng của ta. Tạm ước 14/9 lại là một bước nhân nhượng nữa để cố cứu vãn nền hòa bình mỏng manh. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Chúng ta không thể chấp nhận tối hậu thư như đòi giải giáp Quân đội Quốc gia, đòi trao toàn bộ quyền lực cai quản đất nước ta cho Pháp. Toàn dân ta đã đứng lên kháng chiến. Đó là quan điểm, cách thức giải quyết mối quan hệ giữa mềm dẻo linh hoạt về sách lược với giữ vững nguyên tắc chiến lược, đó cũng là sự khác biệt hoàn toàn với tư tưởng hữu khuynh đầu hàng thủ tiêu đấu tranh, “hòa giải”, “hợp tác” với kẻ thù bất cứ giá nào. C.Mác từng dạy “Trong chính trị - vì một mục đích nào đó có thể liên minh thậm chí ngay với quỷ - chỉ cần biết chắc là anh sẽ xỏ mũi con quỷ chứ không phải là con quỷ xỏ mũi anh”[5]. Lênincũng chỉ rõ mối quan hệ này “Nhiệm vụ của một đảng thật sự cách mạng không phải là tuyên bố rằng không thể cự tuyệt mọi sự thỏa hiệp trong trường hợp không thể tránh được thỏa hiệp, giữ thái độ trung thành với những nguyên tắc cả mình, với gia cấp mình, với nhiệm vụ cách mạng của mình, với sự nghiệp của mình là chuẩn bị cuộc cách mạng và giáo dục quần chúng để đi đến cách mạng thành công”.
Đánh giá sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù thời kỳ 1945 – 1946, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẫn khẳng định “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lê-nin-nít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc”[6]. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ rằng “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”, nghĩa là phải “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Người luôn nêu cao ngọn cờ đại nghĩa là độc lập và thống nhất Tổ quốc, đó là nguyên tắc bất biến để ứng phó với mọi tình huống. Khi mà thực dân Pháp gây ra cuộc chiến tranh ở Nam Bộ, Người đã khẳng định: nếu cần phải hy sinh, nếu cần phải kháng chiến “để giữ gìn chủ quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến”[7].
Độc lập, thống nhất cũng chính là ngọn cờ để tập hợp lực lượng toàn dân tộc, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, chống kẻ thù xâm lược. Chính nhờ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sách lược linh hoạt hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù, giữ vững nguyên tắc chiến lược mà cách mạng đã vượt qua những thử thách hiểm nghèo, giành thắng lợi từng bước, đưa cách mạng cả nước tiến lên, vững chắc đi tới thắng lợi hoàn toàn./.
Tài liệu tham khảo:
[1]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr.77.
[2]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, tr.62.
[3]. J.Xanh-tơ-ny: Đối diện Hồ Chí Minh, Pa-ri, 1970, Bản dịch, Tư liệu Viện Hồ Chí Minh, tr.58.
[4]. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981, tr.435.
[5]. C. Mác, Tiểu sử, Nxb Khoa học xã hội, H.1975, tr.570.
[6]. Lê Duẫn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, In lần thứ ba, Nxb Sự thật, H.1975, tr.33.
[7]. Lê Duẫn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, In lần thứ ba, Nxb Sự thật, H.1975, tr.33.

Tác giả bài viết: Phạm Minh Triều

Video liên quan

Chủ Đề