Cách ôn lại ngữ pháp tiếng Nhật

Ngày nay, việc học tiếng Nhật thường chú trọng vào giao tiếp, tức là chủ yếu nghe và nói để phục vụ cho công việc và học tập. Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng ngữ pháp không quan trọng và không cần học ngữ pháp. Đó là quan điểm sai lầm. Thực chất việc học ngữ pháp cũng hết sức cần thiết cho quá trình học tiếng Nhật của bạn.

Trước hết, ngữ pháp là nền tảng để bạn hiểu người khác đang nói về điều gì. Có nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần nghe người khác nói, nhớ được các từ vựng là có thể hiểu được nội dung của cả câu hay cả đoạn văn. Điều này có thể đúng với những câu đơn giản, nhưng nếu trong câu có những nội dung phức tạp và xâu chuỗi nhiều thông tin hay dùng đại từ quan hệ, đảo ngữ, cấu trúc so sánh… thì phải dựa vào ngữ pháp để hiểu điều người viết muốn nói. Chính vì vậy, bạn phải dựa vào ngữ pháp để cấu thành câu và diễn đạt trọn vẹn những gì mình muốn nói. Vì vậy, để hiểu trọng vẹn được các cấu trúc ngữ pháp một cách tốt nhất hãy cùng Hướng Minh tìm hiểu những phương pháp đẻ học ngữ pháp hiệu quả nhất nhé!

1. Cách chia động từ tiếng Nhật nhanh nhất

“Làm thế nào để chia động từ tiếng Nhật nhanh nhất?“, là một trong những “bài toán” gây khó dễ đối với những bạn học tiếng Nhật, đặc biệt là những du học sinh, thực tập sinh đang ngày đêm “dùi mài kinh sử” để thực hiện ước mơ tại xứ sở hoa anh đào.

Trong bài viết hôm nay  Nhật Ngữ bật mí cho các bạn cách chia động từ tiếng Nhật nhanh nhất nhé! Nó không hề khó như bạn nghĩ đâu đấy!

1.1. Phân loại động từ tiếng Nhật

Phân loại [về ngữ nghĩa] có 2 loại động từ là Tự động từ [“Tự” = tự thân] và Tha động từ [“Tha” = “khác”]

Tự động từ [自動詞, ji-doushi]

Định nghĩa: Tự động từ là động từ diễn tả hành động tự thân của chủ thể, không phải là sự tác động lên đối tượng khác mà.

Ví dụ “okiru”

朝5時に起きた。[Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng].

Tha động từ [他動詞, ta-doushi]

Định nghĩa: Tha động từ là động từ chỉ sự tác động của một chủ thể và một đối tượng khác, ví dụ “taberu”:

りんごを食べた。[Tôi ăn quả táo].

1.2. Cách phân biệt Tự động tiếng và Tha động từ

Cũng như trong tiếng Anh, bạn cần nắm được ý nghĩa động từ sẽ suy ra được từ đó là Tự động từ hay Tha động từ.

Sự khác biệt: Tha động từ thì thường đi kèm với đối tượng [và trợ từ đối tượng cách “wo”]. Tự động từ thì không đi kèm với đối tượng.

Lưu ý: Sự khác biệt này mang tính chất tương đối. Đối tượng có thể bị lược [ví dụ khi đối tượng là “tôi”] nên cách duy nhất để các bạn không nhầm lẫn là các bạn phải biết ý nghĩa của động từ.Ví dụ:

起きる:Thức giấc

起こす:Đánh thức

=> Bạn có thể thấy “Tự động từ – Tha động từ” thường đi thành một cặp như trên.

[1] 5時に起きます。[Tôi thức giấc vào lúc 5 giờ] [Tự động từ]
[2] 5時に起こしてください。[Xin hãy đánh thức tôi dậy vào lúc 5 giờ] [Tha động từ]

Các bạn sẽ thắc mắc ở câu 2 làm gì có đối tượng nào, nhưng thực ra ở câu 2 đối tượng “tôi” bị lược đi:

[2] 5時に起こしてください。=5時に私を起こしてください。

Trong tiếng Nhật, tự động từ và tha động từ thường đi thành một cặp. Ví dụ:

終わる:xong, kết thúc

終える:làm cho xong, [làm cho] kết thúc

Khi làm bài thi, bạn không cần phân biệt tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật, bạn chỉ cần biết nghĩa của động từ đó. Ví dụ:

[1] 実現する

[2] 夢が実現する

Bạn nghĩ động từ trên nghĩa là gì? Sẽ có nhiều bạn nhìn chữ kanji và nói “jitsugen suru” nghĩa là “thực hiện”, và [2] “Yume ga jitsugen suru” là “Ước mơ thực hiện”. Thực ra [1] “jitsugen suru” không phải là “thực hiện” mà là “được thực hiện” [tức là bị động trong tiếng Việt].

1.3. Một số điều cần nhớ về tự động từ và tha động từ

Tự động từ trong tiếng Nhật = Bị động trong tiếng Việt

Tự động từ trong tiếng Nhật = Bị động trong tiếng Việt

実現する= Được thực hiện

Tha động từ tiếng Nhật có thể được tạo ra bằng dạng sai khiến [shieki] của tự động từ

Ví dụ:

終わる= xong [tự động từ] 終わらせる= làm cho xong [tha động từ] 実現する= được thực hiện [tự động từ]

実現させる= thực hiện [tha động từ]

Tự động từ và tha động từ thường đi thành một cặp

Ví dụ:

叶う [kanau, thành sự thực], 叶える[kanaeru, làm cho thành hiện thực]
夢が叶う[Ước mơ thành hiện thực], 夢を叶える[Biến ước mơ thành hiện thực]

Vậy là bạn đã biết cách chia động từ tiếng Nhật  thế nào cho nhanh nhất chưa? Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn du học sinh, thực tập sinh có thể vững vàng tiếng Nhật, vượt qua các kỳ thi năng lực để được học tập, và làm việc tại Nhật Bản.

2. Cách chỉ vị trí có dùng trợ từ tiếng Nhật

Ở bài viết  ngữ pháp tiếng Nhật hôm trước, các bạn đã được làm quen với mẹo học ngữ pháp tiếng Nhật siêu hiệu quả. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học ngữ pháp tiếng Nhật cách chỉ vị trí có dùng trợ từ tiếng Nhật, các bạn có thể áp dụng để xử lý trong các tình huống giao tiếp nhé!

2.1.Trợ từ tiếng Nhật chỉ vị trí của sự vật, sự việc

ここ:chỗ này

あそこ:chỗ kia

そこ:chỗ đó

どこ:ở đâu

2.2. Trợ từ tiếng Nhật chỉ vị trí [mang hàm nghĩa trang trọng, lịch sự]

こちら:phía này

あちら:phía kia

そちら:phía đó

どちら:phía nào

2.3. Những câu nói sử dụng cấu trúc trợ từ tiếng Nhật chỉ vị trí

1, 事務所は どちら ですか。...こちらです。

Văn phòng ở đâu ạ? … Ở phía này ạ.

2, エレベーターは どこ ですか。...あそこです。

Thang máy ở đâu ạ? … Ở đằng kia kìa.

3, ここは 受け付け ですか。...はい、そうです。

Đây là quầy lễ tân phải không? … Vâng, đúng vậy.

4, この かばんは いくら ですか。...2,500円 です。

Cái cặp xách này giá bao nhiêu tiền? … Giá 2,500 yên ạ.

5, これは どこの ネクタイ ですか。...アメリカの です。

Đây là cái cà vạt của nước nào? … Cà vạt của Mỹ ạ.

6, 田中さんは どこ ですか。...会議室です。

Anh Tanaka đang ở đâu? … Anh ấy đang ở phòng họp.

7, お国は どちら ですか。...ベトナムです。

Anh là người nước nào? … Tôi là người Việt Nam.

2.4. Cách sử dụng cấu trúc chỉ vị trí trong cuộc hội thoại tiếng Nhật

サントス:すみません、ぼうし うりば は どこ ですか。

Xin lỗi cho tôi hỏi, quầy bán mũ ở đâu ạ?

店員1:にかい でございます。

Ở tầng 2 ạ.

サントス:どうも。

Cảm ơn.

サントス:すみません。その ぼうし を みせて ください。

Xin lỗi, cho tôi xem cái mũ kia.

店員2:はい、どうぞ。

Vâng, xin mời quý khách.

サントス:これは イタリアの ぼうし ですか。

Đây là mũ của Ý phải không?

店員2:はい、そうです。

Vâng, đúng vậy ạ.

サントス:いくら ですか。

Nó bao nhiêu tiền ạ?

店員2:1800円 です。

1800 yên ạ.

サントス:じゃ、これ を ください。

Thế cho tôi lấy cái mũ này.

Trên đây là những chia sẻ về cách chỉ vị trí có dùng trợ từ tiếng Nhật các bạn có thể xem ví dụ và tự đặt ra cho mình các câu tương tự nhé.

3. Cách sử dụng các dấu ngoặc trong tiếng Nhật

Bạn đã biết hết Cách sử dụng các dấu ngoặc trong tiếng Nhật chưa? Hệ thống các ký tự dấu ngoặc của tiếng Nhật, còn gọi là 括弧(カッコ ) vô cùng phong phú và đa dạng, có cả những ký tự mà tiếng Việt hoàn toàn không có. Hôm nay Hướng Minh sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng dấu ngoặc tiếng Nhật trong từ trường hợp nhé.

3.1. Dấu( )‐ 丸括弧  (まるかっこ)

  • Dùng để bổ sung cho cụm từ giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung hơn.
  • Khi muốn đọc văn bản nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Ví dụ: 1.なんと、高校の時の担任だった先生の従兄弟(私と同い年)が、このブログの読者だったんです!

Em họ [ cùng tuổi với tôi] của thầy giáo đã từng là giáo viên chủ nhiệm hồi trung học của tôi là một độc giả của blog này đấy!

2. 私はWi-Fi専用のiPadとiPod touch(電話機能のないiPhone)を持っていて、Pocket WiFiを使って、ネット接続をしています。
Tôi đang dùng iPad và iPod touch [ loại iPhone không có chức năng của điện thoại] của Wifi chuyên dụng và dùng Poket Wifi để kết nối mạng.

3.2. Dấu「」‐ 鉤括弧(かぎかっこ)

  • Dùng để chỉ ra bộ phận được nhấn mạnh hoặc đưa ra câu nói được trích dẫn.

Ví dụ: 1.山田さんは「雨が降らないうちに帰りましょう」と言った。 Anh Yamada đã nói rằng: ” Chúng ta hãy tranh thủ về lúc trời chưa mưa nào!”. 2.「ありがとうございます」は英語で何と言いますか?

“Cảm ơn” trong tiếng anh nói là gì?

3.3. Dấu『 』:  二重鉤括弧(にじゅうかぎかっこ)

  • Dùng để biểu thị tên tiêu đề báo, tạp chí, sách…

Ví dụ: 先月、『日本人の生活』という本を読んだ。

Tháng trước tôi đã đọc cuốn sách có tên là “Cuộc sống của người Nhật”.

  • Sử dụng khi trích dẫn một câu nói nào đó trong phần trích dẫn của 「 」.

Ví dụ: 「日本人の会話では『はい』と『いいえ』がはっきりしない」という人が多い。

Có nhiều người cho rằng “Trong giao tiếp của người Nhật “はい” và “いいえ” không hề được phân biệt rõ ràng.”

3.4. Dấu【】: 隅付き括弧(すみつきかっこ)

Sử dụng cho các cụm từ, nội dung muốn nhấn mạnh, làm nổi bật hoặc các tiêu đề email, blog, sách,…

Ví dụ: 【朗報】『ラブライブ!スクフェス感謝祭2016』2日間の総来場者数は51149人!

[TIN VUI] “Love Live! Lễ tạ ơn 2016”  đã thu hút 51.149 người truy cập trong vòng 2 ngày!

3.5. Dấu < >:  山括弧(やまかっこ)

Sử dụng khi muốn nhấn mạnh vào 1 cụm từ đặc biệt nào đó.

Ví dụ: 西洋の<シチュー>と日本の<おでん>には共通点がある。

Món ăn stew của phương Tây và Oden của Nhật có những điểm tương đồng.

Thực ra cách sử dụng các dấu ngoặc trong tiếng Nhật cũng khá dễ hiểu tùy vào từng trường hợp và mục đích để sử dụng chúng một cách hợp lý nhé.

4. Cách sử dụng từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật

Từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật là một hiện tượng khá thú vị. Vậy làm sao để sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa đó đúng cách, Trung tâm Nhật ngữ Hướng Minh sẽ hướng dẫn cho các bạn qua bài viết dưới đây.

4.1. Trọng âm

Trong tiếng Nhật có rất nhiều từ đồng âm nên sẽ có сáсh nhấn giọng khá là đa dạng. Để có thể nắm được cách nhấn giọng thì bạn cần phải học thêm nhiều từ mới cũng như luyện tập thường xuyên
Chúng ta cùng thử lấy ví sau để hiểu rõ hơn nhé! Từ はし – 橋 – hаѕhi có nghĩa là сâу cầu và được đọс là [há ѕì] [nhấn âm 2], trong khi đó はし – 箸 – hashi có nghĩa đôi đũa thì được đọс là [hà ѕí] [nhấm âm đầu]. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý rằng cách nhấn trọng âm còn tùy vào vùng miền như cũng là một từ nhưng ở Tokyo có trọng âm như thế này còn ở Osaka lại có trọng âm như thế khác.

4.2. Trường âm

Trong tiếng Nhật, trường âm chính là những âm tiết được kéo dài ra và đồng thời cũng làm ý nghĩa khác đi. Đây là lỗi thường hay gặp nhất ở người học tiếng Nhật, sau đây là một số ví dụ, các bạn nhớ để ý kĩ nha :

ゆき [uki] : tuyết ——————> ゆうき [yuuki]: dũng khí とる [toru] : chụp hình ————> とおる [tooru] : chạy [tàu, xe] え [e]: bức tranh ——————> ええ[ee]: vâng, dạ [dùng trong văn nói] おばさん [obasan] : cô, bác ——-> おばあさん [obaasan] : bà, bà cụ おじさん [ojisan] : chú, bác ——-> おじいさん [ojiisan] : ông,ông cụ ここ [koko]: ở đây —————–> こうこう [kookoo]: hiếu thảo へや [heya]: căn phòng ————> へいや [heiya]: đồng bằng Đó là trường âm trong bảng Hiragana, còn trong bảng Katakana, để viết trường âm chúng ta sử dụng “–”

Ví dụ :

テープ —–[teepu] ——- băng casset ノート —–[nooto] ——- cuốn tập,cuốn vở スーパー — [suupaa] —– siêu thị タクシー — [takushii] —- taxi

カード —–[kaado] —— card

4.3. Khuất âm

Trong tiếng Nhật, chắc hẳn bạn đã gặp không ít các trường hợp mà trong đó сhữ [つ] bị viết nhỏ [っ] chứ không viết lớn như bình thường phải không nào ? Trong những trường hợp này, ta gọi đó [っ] là khuất âm và được đọc giống như сhữ T trong tiếng Việt.
Ví dụ :

にっき [nikki]: nhật kí
きって [kitte]: соn tem

4.4. Ảo âm

Cũng tương tự như trường hợp chữ [っ] bị viết nhỏ, các từ [や], [ゆ], [よ] trong hiragana và các nguyên âm [ア], [イ], [ウ], [エ] và [オ] trong katakana cũng thường bị viết nhỏ. Những từ này được thêm vào sau âm khác làm biến đổi cách phát âm của từ đi trước nó và người ta gọi đây là ảo âm
Ví dụ:

ひゃく [hyaku] : một trăm ソファ [sofa] : ghế sofa

パーティ [paati] : tiệc

4.5. Âm nối

Âm nối trong tiếng Nhật chính là từ [ん] và thường được đọc như chữ [N] trong tiếng Việt Ví dụ : ばんごう [bangou] : số ごはん [gohan] : bữa ăn じかん [jikan] : thời gian Riêng các trường hợp theo sau [ん] các âm thuộc dãy [M], [P] và [B] thì lúc này [ん] sẽ được đọc là [M] Ví dụ : こんばん [komban] : tối nay さんぽ [sampo] : tản bộ

にほんばし [nihombashi] : cầu Nhật Bản

4.6. Ngữ điệu trong câu văn

Tùy vào loại câu, mục đích mà câu văn sẽ có ngữ điệu khác nhau. Ví dụ, trong câu khẳng định thì sẽ có ngữ điệu đều đều, còn trong câu hỏi thì cuối câu sẽ lên giọng hơn bình thường một ít, còn để biểu lộ sự đồng tình, cảm thán thì chúng ta phải hạ giọng cuối câu.

Trên đây, Trung tâm Nhật ngữ Hướng Minh đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật sao cho đúng. Chúc các bạn học tốt !

5. Chú ý đặc điểm cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Nhật

5.1. Cấu trúc câu

5.1.1. Trật tự từ trong câu khi sử dụng cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Nhật

  • Thông thường, động từ đặt ở cuối của câu hoặc mệnh đề
  • Từ cuối cùng ở mỗi câu sau chính là động từ

Ví dụ: – えいごとにほんごをはなします。[Eigo to nihongo wo hanashimasu.] Tôi nói tiếng Anh và tiếng Nhật. – ベトナムから来ました。[betonamu kara kimashita]

Tôi đến từ Việt Nam.

5.1.2. Thông tin lược bớt

  • Bỏ qua thông tin đã hiểu từ ngữ cảnh cho trước, hoặc đã có
  • Tránh sử dụng liên tiếp わたし[watashi] khi nó đã rõ ràng trong ngữ cảnh
  • Không sử dụng あなた[anata], một đại từ có nghĩa là “bạn” hoặc “của bạn”, nếu có thể dùng tên thật hoặc tên chức vụ hoặc vai trò của họ.
  • Nói lạm dụng đại từ sẽ nghe có vẻ kém lịch sự.

5.2. Chỉ thị chức năng ngữ pháp

5.2.1. Trợ từ

  • Chức năng ngữ pháp của danh từ được biểu thị bởi các trợ từ
  • Hầu hết các trợ từ được đính kèm ở cuối danh từ, một số thì đính kèm với trợ từ khác
  • Trợ từ câu được đính kèm với một câu, bao gồm từ để hỏi か[ka]
  • Khi từ đứng trước bị bỏ qua, trợ từ cũng nên được bỏ qua, bởi chúng là một nhóm và được phát âm như 1 từ

5.2.2. Từ biểu thị chủ đề câu: は[wa]

  • Chủ đề của một câu được biểu thị với [wa], và は được dùng với phát âm [wa]chỉ trong trường hợp là một trợ từ
  • Chủ đề thường giống chủ thể, nhưng không phải luôn như vậy
  • は[wa] được dùng cho khách thể, đặc biệt trong câu phủ định

5.2.3. Từ biểu thị chủ thể: が[ga]

  • が[ga] được dùng để biểu thị chủ thể khi mà thông tin này là mới đối với người nghe
  • が[ga] được dùng trong cấu trúc sau cũng được

Ví du: 1. わたしはめがあおいです。[Watashi wa me ga aoidesu. ] Mắt tôi màu xanh. 2. とうきょうはひとがおおいです。[Toukyou wa hito ga ooidesu.]

Có nhiều người ở Tokyo.

5.2.4. Từ để hỏi: か[ka]

Trợ từ か[ka] của 1 câu được đính kèm với 1 mệnh đề để tạo câu hỏi

Mệnh đề: ひるごはんをたべます。 [Hirugohan wo tabemasu.] Tôi ăn trưa / Tôi sẽ ăn trưa. Câu hỏi: ひるごはんをたべますか。 [Hirugohan wo tabemasuka?]

Bạn có ăn trưa không ?

6. Cách sử dụng liên từ biểu thị quan hệ nhân quả

Cũng giống như các loại ngôn ngữ khác từ nối hay còn gọi là liên từ trong tiếng Nhật luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc liên kết các ý, các câu lại với nhau giúp câu văn được mượt mà và giúp cho quá trình ngắt câu chuyển ý được lưu loát. Việc sử dụng thành thạo các từ nối này sẽ giúp việc giao tiếp của bạn được trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Cùng Nhật Ngữ Hướng Minh tìm hiểu những liên từ biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Nhật nhé!

6.1. Dùng trợ từ : kara, node, te[de]

6.1.1. Trợ từ “から”

Dùng “から” ở giữa câu: Thể hiện lý do của người nói muốn nhờ vả, cầu khiến hoặc dự đoán…Thông thường dùng trong câu ở thể lễ phép.

Ví dụ:

1.トレイに行くから、ちょっと待っていてください。

Vì tôi cần đi vệ sinh, xin hãy chờ cho một lát.

2. あぶないから、やめなさい。

Vì nguy hiểm xin hãy dừng lại!

Dùng “から” ở cuối câu  Thể hiện lý do của câu kết quả. Người ta nói kết quả trước rồi mới đưa ra lý do sau [Y nowa X kara da]. Trong tiếng Việt thường dùng cặp kết từ liên hợp “sở dĩ…là do, là vì….” để chỉ kết quả trước nói lý do sau.

Ví dụ:

1. 今日、こんなに波が高いのは台風がちかづいているからだ。

Sở dĩ hôm nay sóng to như thế là do bão sắp tới gần.

2.  試験に落ちたのは勉強しなかったからだ。

Sở dĩ thi trượt là do không chịu học.

Hoặc là có cách nói tỉnh lược bỏ bớt phần “ Y nowa” [sở dĩ…] mà chỉ nói phần sau “ X kara da” [là vì…]. Trong câu tiếng Việt cũng có thể lược bớt như vậy và thường dùng cặp kết từ “vì…mà, cơ mà”.

Ví dụ:

1. 試験に落ちたんだってね。勉強しなかったからだよ。

Nó thi trượt rồi còn đâu. Vì nó không chịu học mà.

2. 今日は二日酔いですね。きのうあんなに飲んだからだよ。

Hôm nay anh say hai hôm rồi đấy nhỉ.. Vì hôm qua uống nhiều thế cơ mà.

Thể hiện sự nhắc nhở , an ủi. Trong câu tiếng Việt có thể dùng phụ từ “…cho” hoặc “…rồi”

Ví dụ:

1. おとなしく待ってろよ。おみやげ買ってきてやるからな。

Chịu khó chờ nhé ! Rồi chú sẽ mua quà về cho.

2. いいから、いいから。それより、はやく手をあらいなさい。

Thôi được rồi. Rửa tay mau lên !

Khi trả lời câu hỏi tại sao “naze hoặc dooshite desu ka ?” thì người trả lời phải dùng trợ từ “kara” ở cuối câu để thanh minh lý do.

Ví dụ:

1. 学校を休んだのは、どうしてですか。

学校を休んだのは、かぜをひいたからです。

Tại sao cậu nghỉ học ?

Tôi nghỉ học là vì bị cảm.

[su_label type=”info”]6.1.2.Trợ từ “ので”

Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan ở vế đầu câu dẫn đến sự việc xảy ra ở vế sau của câu. Câu tiếng Việt cũng dùng kết từ chính phụ “vì…nên…”.

Ví dụ:

1. 雨が降りそうなので試合は中止します。

Vì trời sắp mưa nên trận thi đấu tạm dừng.

2. もう遅いのでこれで失礼いたします。

Vì đã muộn, nên đến đây tôi xin phép ra về.

Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do chủ quan ở vế đầu dẫn đến kết quả ở vế sau.

Ví dụ:

1. 疲れたので少し休んだ。

Vì mệt nên tôi đã nghỉ một lát.

2. 明日4時におきなくてはならないので、今日は早く寝ます。Vì ngày mai phải dậy lúc 4 giờ sáng nên hôm nay phải đi ngủ sớm

[su_label type=”info”]6.1.3.Trợ từ “て”[hoặc “で”]

Khác với trợ từ “kara”, “node” dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan và chủ quan, còn trợ từ “te”[“de”] dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan có tác động đến tình cảm, suy nghĩ dẫn đến tình trạng như vậy.

1. この問題がむずかしくてよく理解できない。

Vấn đề này khó quá, tôi không thể hiểu nổi.

2. 値段が高くて買えません。

Đắt quá tôi không mua được.

Tóm lại, trợ từ kara, node chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan dẫn đến sự việc đó. Trợ từ te, de chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan có tác động đến tình cảm, suy nghĩ của con người dẫn đến tình trạng như vậy.

6.2. Dùng danh từ hình thức : tame, sei, okage

6.2.1. Tame[ni]

Dùng “tame” ở giữa câu

Dùng để chỉ nguyên nhân. Trong câu tiếng Việt thường dùng kết từ “vì…nên…” hoặc “…vì…”, “do…mà…”.

Ví dụ :

1. 台風が近づいているために波が高くなっている。

Vì bão đang tới gần nên sóng to.

2. 暑さのために家畜が死んだ。

Gia súc chết vì nóng.

Dùng để chỉ mục đích. Trong câu tiếng Việt thường dùng kết từ “để” để chỉ mục đích.

Ví dụ :

1. 私は日本の歴史を研究するために日本に来ました。

Tôi đã sang Nhật để nghiên cứu lịch sử Nhật bản.

2. 新しい映画を見るために、映画館へ出かけた。

Tôi đi ra rạp chiếu bóng để xem bộ phim mới.

Dùng thêm trợ từ “ka” đi sau “tame” thành “tameka” để chỉ sự nghi vấn nhẹ nhàng mang tính dự đoán.. Trong tiếng Việt có thể dùng cặp kết từ “có lẽ….hay sao ấy”.

Ví dụ :

1. タンさんは病気のためか、最近顔色が悪いです。

Có lẽ vì ốm hay sao ấy, gần đây trông mặt anh Tân không được khoẻ.

2. 急に寒くなったためか、風邪を引いてしまいました。

Có lẽ bị lạnh đột ngột hay sao ấy, tôi đã bị cảm.

Dùng “tame” ở cuối câu.

Dùng trong câu biểu thị nguyên nhân của câu kết quả. Tiếng Nhât thường dùng mẫu câu : “Y nowa X tameda” Trong câu tiếng Việt thường dùng cặp kết từ “sở dĩ…là vì…”, “sở dĩ …là để…”, hoặc có thể lược bớt vế đầu “sở dĩ…” mà chỉ dùng vế sau”là để, là vì…” cho câu nói nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ :

1. 停電になったのは台風のためである。

Sở dĩ mất điện là vì bão.

2. 日本に来たのは日本語を勉強するためである。

[Sở dĩ] tôi đến Nhật bản là để học tiếng Nhật.

Dùng trong trường hợp chỉ nêu lên một nguyên nhân trong các nguyên nhân thì câu tiếng Nhật thường dùng thêm phó từ “hitotsuniwa” để nhấn mạnh. Hình thức này chỉ dùng trong văn viết.Trong câu tiếng Việt có thể dùng trạng từ “một là…”

Ví dụ :

1. 彼の性格が暗いのは、ひとつにはさびしい少年時代を送ったためである。

Sở dĩ tính anh ta trầm là vì một là hồi còn nhỏ anh ta sống trong hoàn cảnh rất buồn tẻ.

2. 市民ホールが建たなかったのはひとつには予算不足のためである。

Sở dĩ nhà văn hoá thành phố không xây dựng được là vì một là thiếu kinh phí.

6.2.2. Sei[de]

Dùng trong trường hợp do nguyên nhân hoặc lỗi của người khác dẫn đến hậu quả xấu hoặc đáng tiếc. “sei”có thể dùng ở giữa câu hay cuối câu, nhưng phần lớn được dùng ở cuối câu. Tiếng Việt có thể dùng cặp kết từ “do, tại….nên “ hoặc “…….là tại, do….”.

Ví dụ :

1. わがままな母親のせいで、彼女は結婚が遅れた。

Do bà mẹ khó tính nên cô ta chưa lấy được chồng [hoặc Cô ta chưa lấy được chồng là tại bà mẹ khó tính]

2. みんなが新幹線に乗れなかったのは、3人が遅刻したせいだ。

Tất cả không lên được tàu Shinkansen là tại ba người đến chậm.

Dùng thêm trợ từ “ka” vào sau danh từ hình thức “sei” tạo thành cụm từ “seika”. Cụm từ này cũng chỉ nguyên nhân, lý do có nghĩa là “tuy không nói rõ nhưng bên trong vẫn có một lý do gì đó”. Kết quả ở phân câu sau có thể tốt mà cũng có thể xấu. Trong tiếng Việt có thể dùng kết từ : “có thể do…”

Ví dụ :

1. 歳のせいか、、このごろ疲れやすい。

Có thể do tuổi tác, gần đây tôi hay mệt.

2. 家族が見舞いに来たせいか、おじいさんは食欲が出てきた。

Có thể do gia đình đến thăm, cụ ông đã ăn được.

6.2.3. Okage[de]

Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do và kết quả mang lai bao giờ cũng tốt. Nếu kết quả xấu thì dùng “seide”.Trong tiếng Việt thường dùng kết từ “nhờ…” hoặc “nhờ có…”. Cụm từ “okagede” phần nhiều được dùng với mẫu câu “Vtekureta/ Vtemoratta  okagede”[có nghĩa là nhờ có ai giúp đỡ].

Ví dụ :

1. あなたのおかげで助かりました。

Tôi sống được là nhờ có anh.

2. 友達が来てくれたおかげで、楽しい会になりました。

Nhờ có bạn đến, cuộc gặp mặt rất đông vui.

6.3. Dùng Phó từ  どうして, なぜ, なぜか

6.3.1. どうして

Dùng trong trường hợp không hiểu rõ cách làm hoặc nguyên nhân. Cuối câu thường có thêm trợ từ nghi vấn “ka”. Từ tương đương trong tiếng Việt thường là “tại sao” và cuối câu có thêm dấu hỏi [?].

Ví dụ :

パンダはどうしてあんなに人気があるのだろう。

Tại sao loài gấu trúc được nhiều người chú ý đến thế ?

6.3.2. なぜ

Dùng trong trường hợp không hiểu rõ lý do tại sao. Cách dùng cũng gần nghĩa với “dooshite”, nhưng dùng “naze” có cảm giác khô cứng, gay gắt.

Ví dụ :

誰でも戦争に反対しているのに、なぜ戦争は起こるのだろうか。

Ai cũng phản đối chiến tranh, vậy mà tai sao chiến tranh vẫn cứ xảy ra ?

6.3.3. なぜか

Dùng trong trường hợp không hiểu rõ nguyên nhân, lý do. Nhất là trong những trường hợp sự việc xẩy ra trái với suy nghĩ, cảm giác hoặc dự đoán của người nói. Trong tiếng Việt có thể sử dụng cụm từ “không hiểu sao”.

Ví dụ :

最近なぜかすぐ頭が痛くなる。

Không hiểu sao gần đây tôi hay đau đầu lắm.

6.4. Dùng kết từ [từ nối] だから, sokode, sorede, soreyue

6.4.1. だから

Dùng kết từ “dakara” hay “desukara”[cách dùng lịch sự] trong trường hợp câu trước là nguyên nhân, lý do hoặc căn cứ ; câu sau nối bằng kết từ “dakara” dẫn dắt đi đến kết quả. Kết quả ở câu này rất đa dạng có thể là thực trạng, sự dự đoán, sự nhờ vả hay khuyên nhủ v.v….Tiếng Việt thường chỉ dùng kết từ “vì vậy…”.

Ví dụ :

部屋の電気がついている。だから、もう帰ってきているはずだ。

Điện trong phòng sáng. Vì vậy chắc chắn cô ấy đã về.

[su_label type=”info”]6.4.2.そこで

Dùng để chỉ lý do. Đứng trước một tình huống cụ thể câu sau dùng “sokode” thường đưa ra một biện pháp, một đề án gì đó để giải quyết, cuối câu thường ở thì quá khứ .

Ví dụ :

天気予報では夕方から雪だ。そこでコートを持っていくことにした。

Theo dự báo thời tiết thì chiều tối nay có tuyết. Vì vậy tôi quyết định mang áo khoác ngoài.

6.4.3. それで

Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do. Tình huống xảy ra ở câu dùng sau “sorede” là do nguyên nhân, lý do ở câu trước. Cuối câu thường ở thì quá khứ hay hiện tai đều được.

Ví dụ :

日本語能力試験1級に合格しました。それで日本へ留学することにしました。

Tôi đã thi đạt trình độ cấp 1 về năng lực tiếng Nhật. Vì vậy tôi quyết định  đi du học ở Nhật Bản.

Ta thấy, “sokode” và “sorede” đều là những kết từ chỉ nguyên nhân, lý do. Vì vậy có những trường hợp có thể thay thế cho nhau được. Ví dụ :

だれでも参加できると書いてあった。そこで(それで)私も行ってみた。

Người ta viết thông báo rằng ai cũng có thể tham gia. Do đó tôi cũng ra xem.

いいデザインのセーターが飾ってあった。そこで(それで)つい買っしまった。

Người ta có bày bán loại áo len mốt mới. Vì vậy tôi đã mua.

6.4.4. それゆえ

Dùng để nối hai câu thể hiên mối quan hệ nhân quả. それゆえ thường được dùng trong văn viết., nhất là các bài luân văn về toán học, triết học. Có thể dùng thêm trợ từ “ni” thành “それゆえ” hoặc lược bớt “それ” chỉ còn “ゆえに”.

Ví dụ :

彼は自分の能力を過信していた。それゆえに人の忠告を聞かず失敗した。

Anh ta quá tin vào khả năng của mình. Do đó không chịu nghe lời khuyên của người khác và đã thất bại.

6.5. Dùng mẫu câu

6.5.1. なぜなら……からです

Chỉ nguyên nhân, lý do. Trong tiếng Việt có thể dùng kết từ “là bởi vì…”.

Ví dụ :

私は中国へ行きたいです。なぜなら、中国は歴史のある国だからです。

Tôi muốn sang Trung quốc. Là bởi vì Trung Quốc là nước có nhiều lịch sử.

6.5.2. Giải thích nguyên nhân, lý do

なぜかというと……からです. [Nói là tại sao là vì…]

なぜかといえば……からです. [Nếu nói là tại sao là vì…]

なぜならば…からです. [Tại sao vậy là vì….]

Ba mẫu câu trên cơ bản giống nhau về ý nghĩa, đều là những mẫu câu giải thích nguyên nhân, lý do tại sao. Trong tiếng Việt có thể chỉ sử dụng kết từ “là vì…”hoặc “là bởi vì…”.là đủ ý.

Ví dụ :

1. A.宇宙に行くとどうして物が落ちないのですか。

B.なぜかというと、地球の引力が働かなくなるからです。

Lên vũ trụ tại sao vật thể không rơi ?

Là vì không còn sức hút của quả đất.

2. A.天気はなぜ西から東に変化していくのでしょう。

B.それはなぜかといえば、地球が自転しているからです。

Tại sao thời tiết biến đổi từ tây sang đông ?

Là bởi vì quả đất tự quay.

3. 原子力発電には反対です。なぜならば、絶対に安全だという保証がない     からです。

Người ta không đồng tình việc phát điện bằng nguyên tử. Là bởi vì nó không đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trên đây là những hình thức chỉ nguyên nhân, lý do thường dùng trong tiếng Nhât hiện đại. Mọi người hãy cùng tham khảo nhé!

7. Một số mẹo học hiệu quả

Tại sao ngữ pháp tiếng Nhật lại khó như vậy?

Bài viết nhằm mục đích giải quyết, gỡ rối cho câu hỏi tại sao ngữ pháp tiếng Nhật lại khó như vậy? Các bạn đang mất phương hướng trong việc học ngữ pháp các cấp độ của tiếng Nhật.

Kết luận luôn 1 phát rồi cùng bà con phân tích cho dễ hiểu ạ.

“Ngữ pháp khó bởi vì mọi người nghĩ nó khó, coi nó dễ thì nó thật là dễ, học như học từ vựng thôi”

Một quyển ngữ pháp N1, học 1 tuần là xong hết rồi các bạn!

Giả sử ngữ pháp “ですら” của N1. Ý nghĩa của nó giống hệt ngữ pháp “でも” của sơ cấp mình học!

Câu ví dụ: 子供ですらできます。[bọn trẻ cũng có thể làm]
Câu này có thể nói là: 子供でもできます。 Ý nghĩa không khác nhau tý nào.

VẬY TẠI SAO CÓ NHIỀU VĂN PHẠM PHẢI HỌC THẾ????

Ngữ pháp sơ cấp [N4, N5] là đủ để nói tất cả các tình huống trong cuộc sống.

Nhưng bạn không chỉ sống thường ngày: + Bạn phải làm việc + Bạn phải hội họp + Bạn phải đi giao thương

..v…v…

7.1. Cách học ngữ pháp tiếng Nhật

Khi học bất cứ một thứ ngôn ngữ nào, và muốn sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn thì việc học ngữ pháp tốt là điều không thể thiếu giúp bạn chinh phục thành công ngôn ngữ đó. Ngữ pháp tiếng Nhật cũng vậy, khi bạn đã có kiến thức tiếng Nhật cơ bản rồi, việc tiếp theo bạn nên tập trung nghiên cứu phần ngữ pháp của nó đó cũng là nền tảng giúp cho chúng ta kết nối các từ vựng tạo thành câu có nghĩa.

Vậy làm thế nào để học ngữ pháp tiếng nhật hiệu quả, để sử dụng đúng trong từng câu nói, trong các kỳ thi không phải là điều đơn giản. Dưới đây Hướng Minh sẽ chia sẻ cho tất cả mọi người đang gặp khó khăn trong khi học ngữ pháp tiếng Nhật với những phương pháp học ngữ pháp tiếng nhật siêu hiệu quả nhất, giúp cho bạn có thể nhớ và vận dụng vào thực tế.

7.2. Học ngữ pháp tiếng nhật theo ví dụ

Khi bạn học từ vựng, các bạn thường học các từ riêng lẻ với nhau. Việc học như vậy khiến các bạn rất khó để nhớ từ vựng, không những vậy các bạn lại không thể hiểu được ngữ pháp khi cố liên kết các từ với nhau. Vậy một ngày các bạn hãy chọn cho mình một vài câu với các ngữ pháp thông dụng. Học thuộc cả câu, sẽ giúp cho bạn nhớ và vận dụng được cả ngữ pháp.

Ví dụ:  S + か

Câu hỏi nghi vấn [câu hỏi Có Không]

+ Cách dùng :   Để tạo một câu hỏi chỉ cần thêm か vào cuối câu.

+ Câu trả lời cho loại câu hỏi này luôn phải có はい [vâng, đúng] hoặc いいえ [không, không phải ]. Nếu giản lược đi bị xem là thất lễ.

マイさんは ベトナム人 じん ですか。

Bạn Mai là người Việt Nam phải không? …

はい、ベトナム人 じん です。

… Đúng, [bạn ấy] là người Việt Nam.

7.3. Tổng hợp ngữ pháp tiếng nhật định kỳ

Sau vài tuần học ngữ pháp theo các mẫu câu, các bạn có thể ngồi và tổng hợp lại ngữ pháp. Xem các mẫu câu và suy ra ngữ pháp và ngược lại từ các ngữ pháp các bạn có thể đặt các câu có nghĩa. Việc học như vậy giúp cho bạn có thể vận dụng ngữ pháp luôn vào thực tế khi học, và có thể nhớ rất lâu.

7.4. Ôn tập ngữ pháp tiếng nhật hằng ngày

Cách học ngữ pháp tiếng nhật hiệu quả nhất là ôn tập hằng ngày. Mỗi ngày hãy dành thời gian đặt từ 3 mẫu câu trở lên với nội dung thân thuộc với cuộc sống hằng ngày để giúp bạn dễ nhớ. Ghi những mẫu câu đã họ ra sổ tay để có thể hệ thống lại những gì đã học và ôn lại khi cần thiết.

7.5. Hãy cố dịch những gì đang nghĩ ra thành tiếng Nhật

Đối với những bạn học tiếng nhật, thì ngữ pháp luôn là phần khiến các bạn nản lòng. Vì các cấu trúc tiếng nhật và tiếng việt là hoàn toàn không liên quan đến nhau. Cách tốt nhất để luyện tập ngữ pháp là dịch những câu tiếng việt bạn nghĩ đến sang tiếng nhật, và ngược lại khi thấy một câu tiếng nhật nào đó hãy cố suy ra nghĩa tiếng việt của nó. Với cách học ngữ pháp tiếng nhật như này sẽ giúp bạn phản xạ tốt hơn và nhanh hơn khi học ngữ pháp tiếng nhật.

7.6. Luyện tập viết đoạn văn bằng tiếng nhật

Hãy viết một đoạn văn bằng tiếng việt với các chủ đề gần gũi với đời sống hàng ngày của bạn và bạn phải có vốn từ vựng về chủ đề đó hoặc sử dụng các mẫu câu đã học. Điều này giúp bạn rèn luyện và làm quen dần với cách viết các đoạn văn ngắn trong kỳ thi. Sau đó hãy dịch đoạn văn đó ra tiếng việt đây là một trong những cách học ngữ pháp tiếng nhật hiệu quả nhất.

Và cuối cùng không thể thiếu để học ngữ pháp tiếng nhật đó là bạn phải kiếm cho mình một cuốn sách ngữ pháp để có thể vừa học vừa hệ thống lại được những gì đã học một cách bài bản nhất và chính xác nhất. Áp dụng các cách học ngữ pháp tiếng nhật trên sẽ giúp bạn tăng khả năng tiếng nhật tốt nhất.

→ Ngữ pháp được sinh ra nhiều để bạn chú ý nó để sử dụng vào các tình huống khác nhau.

Có thể nói, ngữ pháp chỉ là những “Từ vựng đặc biệt”

Bạn chú ý quá nhiều vào nó, tự nhiên bạn sẽ mất cơ hội để học những từ vựng khác [không kém phần quan trọng hơn]. Nên trong tiếng Nhật phần nào củng quan trọng và nó có những ưu nhược điểm vì vậy bạn cần lựa chọn học đúng trọng

Đơn giản từ ハンサム học ở N5. Bình thường rất ít khen ai đẹp zai dùng từ ハンサム cả. Hầu hết người ta dùng かっこいい.
Giả sử từ ハンサム cũng là một ngữ pháp, thì muốn phân tích, tìm hiểu nó, cũng phải mất cả ngày.

NGỮ PHÁP = TỪ VỰNG [chữ 文法 đúng của nó đọc là ことば nhé mọi người]

+ Coi ngữ pháp như từ vựng thôi, học nó thật nhanh để biết ý nghĩa. + Đọc sách báo, nghe nhiều để biết người ta dùng như nào

+ Bắt chước lại

Việc học ngữ pháp nên đưa về như học từ vựng. Không nên phân tích quá nhiều, vì bạn không thể đủ bộ nhớ để nhớ hết.
Để dùng được nó, bạn phải đầu tư một thời gian dài. Đọc, nghe nhiều sẽ giúp bạn bắt chước được nhiều hơn.

Tham khảo thêm:

Kinh nghiệm Kanji

Kinh nghiệm JLPT

Kinh nghiệm giao tiếp

Kinh nghiệm đọc hiểu, nghe hiểu

Phương pháp ghi nhớ từ vựng

Video liên quan

Chủ Đề