Cách dùng băng vệ sinh tampon

Tampon là một trong những giải pháp thay thế tuyệt vời cho dạng băng vệ sinh có cánh truyền thống nhờ thiết kế nhỏ gọn, khả năng thấm hút tốt và đặc biệt không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ.

Nếu bạn mới mua tampon về sử dụng và chưa biết cách sử dụng tampon như thế nào thì những thông tin dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Cách đưa tampon và cơ thể

cách cho tampon vào cơ thể

Trước khi đưa tampon vào cơ thể, ban cần phải rửa tay thật sạch, sau đó làm theo hướng dẫn dưới đây:

– Chọn tư thế đưa tampon tốt nhất: có thể ngồi trên bồn cầu, ngồi xổm, hoặc đứng…bất cứ tư thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

– Tìm vị trí âm đạo, xác định điểm để đưa tampon vào cơ thể

– Dùng ngón tay cái và ngón giữa giữ ở vị trí giữa thân tampon, nơi giao nhau giữa ống đẩy nhỏ và ống đẩy lớn. Đặt ngón trỏ ở vị trí ngoài cùng của ống đẩy nơi có sợi dây thòng ra bên ngoài.

– Từ từ đẩy phần đầu to của ống đẩy vào âm đạo. Đẩy ống theo hướng chếch lên về phía sau, sâu vào một vài cm cho đến khi các ngón tay bạn chạm vào cơ thể. Đừng ngại làm bẩn tay – máu kinh thật ra rất sạch, nếu không bị nhiễm khuẩn, và bạn luôn có thể rửa sạch tay ngay sau đó.

– Dùng ngón trỏ nhấn ống đẩy nhỏ vào âm đạo. Bạn sẽ cảm nhận được sự di chuyển của tampon vào bên trong cơ thể một vài cm. Ngừng lại khi ống đẩy nhỏ di chuyển hoàn toàn vào trong ống đẩy to.

– Kéo ống đẩy ra ngoài. Nhẹ nhàng kéo ống đẩy ra khỏi âm đạo. Đừng sợ – tampon sẽ không bị kéo ra ngoài khi bạn kéo ống đẩy nếu bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn đưa tampon vào bên trong cơ thể. Sau khi đã lấy ống đẩy ra khỏi âm đạo, hãy cuộn ống đẩy trong gói bọc tampon hoặc giấy vệ sinh và vứt vào sọt rác.

Lưu ý: sau khi cho tampon vào cơ thể, nếu cảm thấy khó chịu, không thoải mái chắc chắn bạn đã làm sai bước nào đó, vì thế nên lấy ra và cho lại.

Hướng dẫn cách lấy tampon ra khỏi cơ thể

lấy tampon ra khỏi cơ thể

Sau từ 4 – 6 giờ đồng hồ, người dùng cần thay băng vệ sinh tampon tránh trường hợp để quá lâu khiến gây ra tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn tích tụ.

Để lấy băng vệ sinh tampon ra khỏi cơ thể bạn làm theo hướng dẫn sau:

– Ngồi ở tư thế thoải mái nhất, hoặc đứng, miễn là bạn cảm thấy thư giãn nhất là được

– Từ từ kéo sợi dây ở đầu tampon. Bạn có thể sẽ cảm thấy một chút ma sát nhỏ do sợi cotton của băng gây ra, nhưng nó sẽ không gây đau đớn.

– Vứt bỏ tampon vào xọt rác

Những lưu ý để sử dụng tampon đúng cách

Sử dụng tampon lần đầu có thể gây khó chịu

Khi sử dụng băng vệ sinh tampon người dùng cần lưu ý:

– Lần đầu sử dụng có thể gây đau nhẹ, đây là cảm giác khá bình thường vì cơ thể chưa thích nghi được với tampon

– Luôn thư giãn khi đưa hoặc lấy tampon ra khỏi cơ thể

– Nếu sợi dây của tampon bị đứt hoặc dây ma sát với cơ thể hoặc bị kẹt và không thể kéo ra dễ dàng, thay vì cố gắng kéo tampon ra khỏi cơ thể và có thể gây rách da hoặc trầy da dẫn đến nhiễm trùng, hãy cố gắng giữ phần còn lại của dây và “rặn” nhẹ sẽ giúp nới lỏng tampon.

– Khi sử dụng băng vệ sinh dạng ống, bạn có thể bôi một ít Vaselin vào đầu ống đẩy sẽ giúp tampon dễ dàng đi sâu vào trong âm đạo mà không gây đau đớn cho bạn.

– Cần thay băng vệ sinh tampon tối đa 8 tiếng mỗi lần, tránh tình trạng để quá lâu khiến vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm.

Mong rằng với những thông tin trên đây người dùng đã có thể biết cách để sử dụng tampon đúng cách.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Cách sử dụng tampon hay còn gọi là băng vệ sinh dạng ống thật ra khá đơn giản, bạn gái chỉ cần thực hành vài lần sẽ quen ngay cũng như cảm nhận được sự tiện lợi mà tampon mang lại.

Nếu bạn đã cảm thấy việc dùng băng vệ sinh gặp khá nhiều bất tiện, chẳng hạn như gây ẩm, bí vùng kín hoặc dễ bị tràn ra váy, quần khi không chú ý thì có thể cân nhắc đến việc sử dụng tampon nhé.

Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ đem đến các thông tin thú vị về băng vệ sinh dạng ống cũng như cách sử dụng tampon để phái đẹp có thêm 1 lựa chọn mới trong việc đối phó với ngày đèn đỏ đầy khó chịu nhé.

Tampon là gì?

Tampon [băng vệ sinh dạng ống] là một trong những sản phẩm phục vụ cho kỳ kinh nguyệt tiện lợi nhất hiện có trên thị trường. Loại băng vệ sinh này có tác dụng thấm hút kinh nguyệt, ngăn không cho chất lỏng thoát ra khỏi âm đạo. Từ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái, hạn chế cảm giác bí bách hoặc ngăn ngừa tình trạng phát triển mùi hôi vùng kín gây khó chịu, làm mất tự tin.

Tampon thường được làm bằng bông ép, tơ tằm hoặc kết hợp cả hai. Băng vệ sinh dạng ống là sản phẩm sử dụng một lần, cần được vứt bỏ sau khi lấy ra khỏi âm đạo.

Mách bạn gái cách sử dụng tampon đúng chuẩn

Tampon hiện nay có 2 loại, có que đẩy và không có que đẩy. Lưu ý chung cho bạn trước khi sử dụng tampon là hãy vệ sinh tay kỹ càng nhằm tránh việc đưa vi khuẩn vào vùng kín và gây hại cho sức khỏe.

Cách sử dụng tampon không có que đẩy

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng tampon

1. Có thể đi vệ sinh [tiểu tiện] trong lúc dùng tampon không?

Bạn hoàn toàn có thể đi vệ sinh dẫu cho tampon vẫn còn nằm trong âm đạo. Thực tế, nước tiểu được giải phóng qua một lỗ nhỏ hơn gần đầu âm đạo được gọi là niệu đạo, còn kinh nguyệt lại thoát ra từ cửa tử cung. Tuy cả âm đạo và niệu đạo đều nằm bên trong âm hộ nhưng tampon không chặn dòng chảy của nước tiểu cũng như không hề thấm hút nước tiểu.

2. Bao lâu thì thay tampon?

Dù cảm thấy thoải mái đến đâu, bạn cũng không nên để băng vệ sinh dạng ống trong âm đạo quá 6 giờ nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau khi lấy tampon đã sử dụng ra ngoài, bạn hãy vệ sinh tay sạch sẽ và dùng 1 chiếc băng vệ sinh dạng ống mới để thay thế.

3. Có thể quan hệ tình dục khi xài tampon?

Tốt nhất là không giao hợp qua đường âm đạo khi sử dụng tampon. Quan hệ thâm nhập có thể khiến tampon bị ép sâu vào âm đạo và gây khó khăn cho việc lấy ra. Do vậy, bạn nên đưa băng vệ sinh dạng ống ra ngoài trước khi quan hệ tình dục.

Câu trả lời là có. Nếu thích bơi lội, bạn có thể tiếp tục tận hưởng hoạt động này ngay cả trong thời kỳ kinh nguyệt nếu sử dụng băng vệ sinh dạng ống. Tuy nhiên, hãy thay tampon ngay sau khi bơi bởi tampon của bạn sẽ hấp thụ một chút nước và điều này sẽ ảnh hưởng việc hấp thụ dòng chảy của kinh nguyệt hoặc thậm chí có thể đưa vi khuẩn vào âm đạo.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lần đầu tiên dùng tampon [băng vệ sinh dạng ống], bạn có thể cảm thấy bối rối, nhất là nếu bạn mới có kinh lần đầu. Đừng lo nhé, chỉ cần bạn hiểu cách sử dụng thì việc này cũng đơn giản thôi.

Có không ít lời đồn về việc sử dụng tampon, trong đó có những thông tin sai lệch mà có thể bạn đã từng nghe nói đến. Việc tìm hiểu sự thật có thể giúp bạn xua đi nỗi sợ và làm rõ mọi hiểu lầm.

  1. 1

  2. 2

    Biết rằng bạn vẫn có thể đi vệ sinh khi đang sử dụng tampon. Chỉ cần bạn nhấc nhẹ sợi dây sang một bên là được.

    • Một cách khác là cẩn thận nhét sợi dây vào trong sao cho nó không vướng khi bạn đi tiểu. Nhớ đừng nhét sâu để bạn vẫn có thể dễ dàng sờ thấy sợi dây.

  3. 3

    Biết rằng không có giới hạn độ tuổi bắt đầu sử dụng tampon.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn có thể sử dụng tampon ở bất kỳ độ tuổi nào, chỉ cần cảm thấy thoải mái là được – bạn không cần phải trên 18 tuổi. Một số bạn gái không dùng băng vệ sinh thông thường mà dùng luôn tampon, đặc biệt nếu họ chơi các môn thể thao như bơi hoặc thể dục dụng cụ.

  4. 4

    Hiểu rằng tampon không khiến cho bạn mất trinh.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Trái với những lời đồn không đem lại ích lợi gì, tampon không làm cho bạn "mất trinh." Tampon có thể làm giãn màng trinh [lớp màng mỏng thường giãn ra khi bạn quan hệ tình dục], nhưng màng trinh sẽ không bị rách. Màng trinh chỉ che lấp một phần lỗ âm đạo, có khả năng co giãn và uốn cong. Kể cả khi tampon có làm giãn màng trinh đi nữa [vốn cũng có thể xảy ra trong các hoạt động khác, chẳng hạn như cưỡi ngựa thường xuyên], thì điều này cũng không có nghĩa là bạn không còn trong trắng.

    • Một câu chuyện hoang đường khác nữa nói rằng màng trinh bít kín âm đạo. Yên tâm đi bạn, màng trinh có một lỗ mà bạn có thể đưa tampon vào và kinh nguyệt thoát ra ngoài cơ thể.
    • Bình thường thì màng trinh sẽ giãn ra khi bạn thả lỏng, nhưng nếu bạn đẩy tampon vào khi màng trinh đang căng thì nó có thể bị rách. Trường hợp này cũng có thể xảy ra khi bạn chơi các môn thể thao.

  5. 5

    Nhớ đem theo người đủ vật dụng khi đến bất cứ đâu. Dù đi làm, đi học hay chơi thể thao, hãy luôn luôn đem tampon dự phòng trong túi. Đặc biệt khi mới bắt đầu có kinh, bạn nên chuẩn bị sẵn tampon, băng vệ sinh hàng ngày, khăn giấy ướt và một chiếc quần lót dự phòng trong túi trang điểm.

  6. 6

    Nếu ngủ nhiều hơn 8 tiếng ban đêm, bạn nên dùng băng vệ sinh ban đêm. Như vậy, bạn sẽ khỏi phải ra khỏi giường sớm để thay tampon và không phải lo lắng về nguy cơ sốc nhiễm độc, một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm, xảy ra khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào máu.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Mua tampon. Có lẽ bạn cũng thấy ở siêu thị bày bán nhiều loại tampon với kích cỡ khác nhau. Những thứ sau đây là dễ nhất khi sử dụng lần đầu:

    • Mua tampon có ống đẩy. Tampon có hai loại cơ bản: loại không có ống đẩy và loại có ống đẩy, một ống nhựa giúp bạn đẩy tampon vào âm đạo. Nó sẽ giúp bạn dễ đặt tampon hơn khi sử dụng lần đầu, vì vậy bạn nên chọn loại tampon có ống đẩy. [Tại Mỹ, O.B. là nhãn hiệu có loại tampon không có ống đẩy – hầu hết các nhãn hiệu khác đều bán loại có ống đẩy.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn ]
    • Chọn tampon có độ thấm hút phù hợp. Độ thấm hút là lượng bông thấm hút có trong tampon, mức độ từ ít đến nhiều. [7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Đa số phụ nữ dùng loại tampon thấm hút nhiều trong 1-2 ngày đầu khi kinh nguyệt ra nhiều nhất và chuyển sang loại ít thấm hút hơn trong những ngày cuối chu kỳ.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nếu sợ bị đau, bạn có thể mua loại tampon thấm hút ít hơn. Bạn sẽ phải thay thường xuyên hơn khi dùng loại này, nhưng chúng mỏng nhẹ và thoải mái hơn. Loại tampon phù hợp để sử dụng lần đầu là Tampax Pearl Lite. Bạn cũng có thể chỉ cần chọn loại có ghi nhãn là "junior" [nhỏ] hoặc "slim" [mỏng]. Tampon cỡ nhỏ sẽ giúp bạn làm quen với cách đặt khi lần đầu sử dụng và cũng dễ lấy ra hơn. Bạn có thể mua loại thấm hút nhiều hơn sau đó nếu cảm thấy loại nhẹ là không đủ.
    • Nếu kinh nguyệt ra nhiều, có lẽ bạn nên dùng tampon kèm với băng vệ sinh hàng ngày hoặc băng mỏng để đề phòng tampon bị tràn. Tình huống này có thể xảy ra ngay cả với loại tampon có độ thấm hút cao trrong vòng 4 tiếng.

  2. 2

    Rửa tay. Nghe có vẻ kỳ quặc khi bảo bạn phải rửa tay trước khi đặt tampon, nhưng đây là việc làm khôn ngoan.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Ống đẩy tampon đã được tiệt trùng, và việc rửa tay sạch sẽ giúp phòng chống nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập.

    • Nếu có lỡ làm rơi tampon xuống sàn, bạn hãy bỏ nó đi. Không đáng để tiết kiệm vài ngàn đồng vì một chiếc tampon để sau đó phải khổ sở vì nhiễm trùng.

  1. 1

    Ngồi trên bồn cầu. Giang hai đầu gối cách xa nhau hơn bình thường để dễ thao tác và nhìn rõ hơn khi đang học cách đặt tampon, hoặc ngồi với tư thế như con ếch trên bồn cầu.

    • Bạn cũng có thể đứng để đặt tampon. Một chân gác lên bề mặt cao hơn, chẳng hạn như mặt bồn cầu. Nếu thấy tư thế này dễ hơn thì bạn cứ thử. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thường ngồi trên bồn vệ sinh để phòng khi máu chảy ra thì cũng rơi vào bồn.

  2. 2

    Tìm âm đạo. Đây là bước khó khăn nhất của người mới sử dụng tampon lần đầu, nhưng một khi bạn đã làm được thì mọi thứ về sau sẽ ổn! Sau đây là cách giúp bạn dễ tìm hơn một chút:

    • Tìm hiểu về cấu tạo cơ thể. Có ba lỗ tất cả: lỗ niệu đạo [nơi nước tiểu thoát ra] ở phía trước, âm đạo ở giữa và hậu môn ở phía sau.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bạn đã biết lỗ niệu đạo ở đâu, hãy sờ ra phía sau cách khoảng 3 -5 cm để tìm lỗ âm đạo.
    • Dựa vào vết máu để tìm âm đạo. Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng cách này cũng hữu ích nếu bạn gặp khó khăn. Dấp nước vào một mảnh giấy vệ sinh cho ẩm và lau thật sạch vùng kín từ trước ra sau [hoặc vào bồn tắm vòi sen để rửa]. Khi mọi thứ đều sạch, bạn có thể dùng giấy vệ sinh sạch thấm từng vị trí cho đến khi tìm được nơi mà máu chảy ra.
    • Tìm sự giúp đỡ. Nếu bạn thực sự mất phương hướng thì cũng đừng lo, vì nhiều bạn gái ban đầu cũng như bạn thôi! Hãy hỏi những phụ nữ trong gia đình như mẹ, chị gái, bà, cô, dì hoặc chị họ mà bạn tin cậy để được hướng dẫn nếu lần đầu bạn gặp khó khăn. Đừng xấu hổ, vì phụ nữ nào cũng từng trải qua tình huống như bạn bây giờ. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ hoặc y tá giúp đỡ.

  3. 3

    Cầm tampon đúng cách. Dùng ngón cái và ngón giữa cầm ở đoạn giữa của tampon, nơi giao nhau của ống đẩy nhỏ và ống lớn hơn. Đặt ngón trỏ lên đầu của ống đẩy, nơi có sợi dây thò ra.

  4. 4

    Từ từ đưa nửa đầu to hơn của ống đẩy vào âm đạo. Hướng về phía lưng và đẩy lên vài xăng-ti-mét cho đến khi các ngón tay của bạn chạm vào thịt. Đừng sợ bẩn tay – máu kinh nguyệt thực ra khá sạch, miễn là không bị vi khuẩn xâm nhập, và bạn luôn luôn có thể rửa tay sau khi đặt tampon xong.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Dùng ngón trỏ ấn nửa mỏng hơn của ống đẩy lên. Bạn sẽ cảm thấy tampon di chuyển lên vài xăng-ti-mét bên trong cơ thể. Ngừng lại khi phần mỏng của ống đẩy nhỏ gặp phần ống to.

  6. 6

    Lấy ống đẩy ra ngoài. Nhẹ tay kéo ống đẩy ra khỏi âm đạo. Đừng lo – tampon sẽ không bị kéo ra ngoài cùng với ống đẩy nếu bạn làm theo hướng dẫn và đặt vào đúng vị trí. Gói ống đẩy trong vỏ bọc tampon hoặc giấy vệ sinh và vứt vào thùng rác.

    • Tuyệt đối không giội ống đẩy xuống bồn cầu — nó có thể làm hư hại ống thoát nước.

  7. 7

    Kiểm tra xem có thoải mái không. Bạn sẽ không cảm thấy tampon hiện diện bên trong cơ thể và phải thoải mái. Nếu bạn thấy đau khi ngồi hoặc khi đi lại thì nghĩa là đã có gì đó không đúng; thường thì nguyên nhân là do tampon chưa vào bên trong âm đạo đủ sâu. Bạn có thể cho ngón tay vào âm đạo tìm tampon và đẩy nhẹ lên, sau đó thử đi lại lần nữa. Nếu vẫn thấy đau thì chắc là bạn đã đặt sai cách. Kéo chiếc tampon đó ra và thử đặt chiếc tampon mới.

  1. 1

    Thay tampon sau mỗi 4-6 tiếng. Bạn không nhất thiết phải lấy ra ngay sau 4 tiếng, nhưng hãy cố gắng đừng để lâu hơn 6 tiếng.

    • Hội chứng sốc nhiễm độc [TSS] do để tampon quá lâu trong âm đạo cực kỳ hiếm xảy ra nhưng có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn bỏ quên tampon lâu hơn 8 tiếng và đột ngột bị sốt cao, phát ban hoặc nôn, hãy lấy tampon ra và tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

  2. 2

    Thư-giãn. Lấy tampon ra không đau như nhiều người tưởng. Hãy hít thở sâu, thả lỏng, và nhớ rằng có thể hơi khó chịu đôi chút nhưng bạn sẽ không đau đớn gì.

  3. 3

    Từ từ kéo sợi dây ở đầu tampon. Bạn có thể cảm thấy các sợi bông chà xát nhẹ khi tampon được kéo ra nhưng sẽ không đau.

    • Nếu sợ ghê tay khi cầm vào sợi dây, bạn có thể lót một mảnh giấy vệ sinh để kéo nó ra.
    • Nếu bạn cảm thấy hơi vướng hoặc khó kéo ra, có lẽ là do tampon bị khô. Hãy đổi sang loại có độ thấm hút nhẹ hơn. Nếu nó quá khô, bạn có thể dấp ít nước cho khỏi dính.

  4. 4

    Vứt bỏ tampon. Một số loại tampon được thiết kế đặc biệt để vứt xuống bồn cầu nhờ có khả năng rã nhỏ ra và trôi qua ống thoát dễ dàng. Tuy nhiên, nếu toa lét nhà bạn chảy chậm hoặc có bể tự hoại, hoặc ống thoát nước đã từng bị tắc, hãy chọn cách an toàn là dùng giấy vệ sinh gói lại rồi vứt vào thùng rác.

  • Sợi dây của tampon không dễ đứt, thế nên bạn đừng lo.
  • Nếu sau khi đặt tampon mà cảm thấy không đúng, bạn đừng đặt lại chiếc tampon đó. Hãy lấy chiếc tampon mới.
  • Đừng cho rằng bạn cần phải dùng tampon. Băng vệ sinh thông thường và cốc “nguyệt san” cũng rất tốt. Hãy dùng bất cứ loại nào mà bạn thấy thoải mái nhất.
  • Nhớ thay tampon sau khi đi bơi để đề phòng nước bể bơi/vi khuẩn ngấm vào tampon.
  • Dùng thêm băng vệ sinh hàng ngày [loại rất mỏng, thường dùng để dự phòng hoặc khi kinh nguyệt ra rất ít] để chống rò rỉ mà không phải dùng loại băng vệ sinh cỡ thông thường.
  • Không dùng tampon nếu kinh nguyệt của bạn rất ít, vì bạn có thể bị đau khi lấy nó ra.
  • Nhớ lấy ổng đẩy ra sau khi đặt tampon. Nó sẽ gây đau và không an toàn.
  • Nếu cần, bạn có thể dùng gương cầm tay để tìm âm đạo.
  • Nếu bạn cảm thấy như sắp “đến kỳ”, hãy mặc quần áo tối màu, hoặc dùng băng vệ sinh và tampon trước khi mặc đồ trắng.
  • Mặc dù bạn có thể dùng tampon ngay lần “nguyệt san” đầu tiên, nhưng có lẽ tốt hơn hết là nên chờ 3-4 chu kỳ để xem kiinh nguyệt của bạn nhiều hay ít để chọn loại tampon có độ thấm hút phù hợp. Khi dùng tampon trong vài kỳ kinh nguyệt đầu tiên, bạn nên chọn cỡ nhỏ nhất và thử xem bạn cần phải lấy ra sau 4,6 hay 8 tiếng.
  • Nếu bạn đi bơi trong kỳ đèn đỏ, đừng ngại hỏi những người khác xem họ có đem tampon dự phòng không.
  • Tránh bôi Vaseline vào tampon vì rất nguy hiểm. Vaseline và các sản phẩm tương tự chỉ được dùng ngoài da và có thể gây nhiễm trùng.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu biết là tampon đã bị kẹt, bạn đừng cố kéo ra quá mạnh. Nếu bị rách da thì sẽ rất đau.
  • Nhớ lấy tampon ra trước khi quan hệ tình dục vì chiếc tampon có thể bị đẩy sâu vào trong khiến bạn khó lấy ra.
  • Không để tampon trong cơ thể quá 8 tiếng, vì tampon để lâu có thể làm tăng nguy cơ xảy ra hội chứng sốc nhiễm độc, một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Nếu bạn ngủ lâu hơn 8 tiếng, hãy dùng băng vệ sinh ban đêm.
  • Nếu lỡ làm rơi tampon, bạn đừng sử dụng chiếc tampon đó. Bạn có thể bị nhiễm trùng dễ dàng do vi khuẩn trên sàn nhà.
  • Nếu không lấy tampon ra được, bạn hãy nhờ người lớn giúp đỡ. Nếu làm cách nào cũng không được, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để họ xử lý.
  • Lưu ý đến các nguy cơ như hội chứng sốc nhiễm độc, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm men và cac bệnh viêm nhiễm khác ở âm đạo. Đừng dùng Vaseline!
  • Không dùng tampon trong thời gian không có kinh nguyệt; bạn có thể bị đau và nhiễm trùng.
  • Không dùng 2 tampon cùng lúc; nếu làm vậy, bạn có thể không tìm được một chiếc hoặc khó mà lấy ra cả hai chiếc nếu không nhờ sự trợ giúp y tế.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Rebecca Levy-Gantt, MPT, DO. Rebecca LevyGantt là bác sĩ sản phụ khoa điều hành doanh nghiệp tư nhân tại Napa, California. Bác sĩ LevyGantt chuyên về mãn kinh, tiền mãn kinh và quản lý hóc môn, bao gồm điều trị bằng hóc môn sinh học và hóc môn hỗn hợp và điều trị thay thế. Bà cũng là bác sĩ chuyên về mãn kinh được chứng nhận trên toàn quốc và có tên trong danh sách quốc gia các bác sĩ chuyên về quản lý tình trạng mãn kinh. Bà đã nhận bằng thạc sĩ vật lý trị liệu của Đại học Boston và bằng bác sĩ về y học chỉnh hình của Đại học Y khoa Chỉnh hình New York. Bài viết này đã được xem 121.706 lần.

Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân

Trang này đã được đọc 121.706 lần.

Video liên quan

Chủ Đề