Mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà

Trong một số trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng cách chữa viêm tai giữa tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, việc điều trị cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn, đặc biệt nếu người bệnh là trẻ em.

Trong một số trường hợp người bệnh có thể điều trị viêm tai giữa tại nhà

Viêm tai giữa là tình trạng viêm tai cấp tính phổ biến nhất. Bệnh thường phát triển ở trẻ từ 3 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lý nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.

Các triệu chứng viêm tại giữa thường kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Trong một số trường hợp, viêm tai giữa có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Do đó, một vài con đau nhỏ ở tai đôi khi không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 ngày, hãy đến bệnh viện để được tư vấn và có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Ngoài ra, sau khi nhiễm trùng đã được làm sạch, chất dịch có thể bị đọng lại ở tai giữa và dẫn đến một số triệu chứng viêm nhẹ. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.

Các cách chữa viêm tai giữa tại nhà có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi áp dụng các biện pháp điều trị sau:

Thuốc nhỏ tai không kê đơn có thể hiệu quả trong việc điều trị các trường hợp viêm tai giữa nhẹ. Thuốc thường có sẵn tại nhà thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Nhỏ một vài giọt thuốc nhỏ tai không kê đơn có thể giúp làm khô ống tai và hỗ trợ quá trình chữa bệnh viêm tai giữa.

Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc nhỏ tai khi có bất kỳ dịch hoặc chất lỏng tiết ra từ tai. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng lớn hơn bao gồm vỡ màng nhĩ. Bên cạnh đó, người chấn thương màng nhĩ vĩnh viễn hoặc đã phẫu thuật tai, không nên sử dụng thuốc nhỏ mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu nhiễm trùng không được cải thiện hoặc nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc nhỏ và liên hệ với bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, theo các chuyên gia về tai, người bệnh có thể tạo một hỗn hợp đơn giản tại nhà để điều trị viêm tai giữa nhẹ. Hỗn hợp này gồm một ít rượu và một ít giấm trắng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng hỗn hợp khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau viêm tai giữa. Ngoài ra, các loại thuốc này cũng có thể giúp giảm sốt cho trẻ em bị viêm tai giữa và có thể khiến trẻ cảm thấy khỏe hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng viêm tai giữa

Không cho Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và thận trọng khi dùng Aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi. Điều này có thể dẫn đến tổn thương não hoặc các vấn đề về gan.

Trao đổi với bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ em. Thực hiện các khuyến cáo về sự an toàn được in trên bào bì của nhà sản xuất.

Chườm ấm có thể hỗ trợ giảm đau do viêm tai giữa mang lại. Người bệnh có thể chườm khăn ấm lên vành tai và khu vực đau để hỗ trợ giảm đau. Người bệnh cũng có thể đổ đầy gạo hoặc đậu trong một mảnh vải sạch rồi khâu kín lại. Đặt túi đậu trong lò vi sóng 30 giây hoặc cho đến khi nó đạt được nhiệt độ mong muốn. Áp túi đậu vào tai để giảm đau.

Ngoài ra, người bệnh đun nóng một chén muối và đặt vào một miếng vải, buộc chặt và đặt lên tai bị ảnh hưởng trong 5 đến 10 phút.

Chườm ấm trong 15-20 phút một lần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Khi bị nhiễm trùng, cơ thể cần thời gian để phục hồi. Do đó, hãy chắc chắn rằng người bệnh dành đủ thời gian để nghỉ ngơi, đặc biệt là khi bị sốt.

Đối với trẻ em bị sốt khi viêm tai giữa cân được quan sát và chăm sóc cẩn thận. Nếu bé có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Dành thời gian nghỉ ngơi để chống lại nhiễm trùng

Tinh dầu tỏi là chất kháng sinh tự nhiên và có thể hỗ trợ giảm đau do viêm tai giữa mang lại. Nếu không có sẵn tinh dầu tỏi, người bệnh có thể tự chiết xuất tinh dầu tại nhà. Chỉ cần nấu 2 tép tỏi với 2 dầu mè cho đến khi chuyển sang màu đen. Bảo quản tinh dầu trong tủ lạnh và sử dụng dần. Mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt dầu ấm vào mỗi tai để sát trùng và giảm đau.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng tinh dầu tỏi để điều trị viêm tai giữa.

Các cách chữa viêm tai giữa tại nhà có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và giảm đau. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp điều trị.

Người bệnh cần theo dõi tình trạng tai cẩn thận, kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên và theo dõi các triệu chứng khác. Nếu bị sốt hoặc xuất hiện các triệu chứng giống như cúm như buồn nôn hoặc nôn có nghĩa là nhiễm trùng đang trở nên nghiêm trọng và các phương pháp điều trị nhiễm trùng tai tại nhà không hiệu quả. Lúc này người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp hơn.

Đến gặp bác sĩ nếu dấu hiệu viêm tai giữa kéo dài hơn 3 ngày

Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Cứng cổ hoặc nổi các hạch bạch huyết ở cổ
  • Sưng, đau hoặc đỏ quanh tai
  • Mất thính lực
  • Chảy dịch từ tai
  • Có dấu hiệu vỡ màng nhĩ như đau nhói ở tai

Thực hiện một số phương pháp đơn giản có thể phòng ngừa viêm tai giữa. Người bệnh có thể thực hiện một số lưu ý như sau:

  • Rửa tay thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ, giữ sạch đồ chơi và bề mặt tiếp xúc để giảm khả năng nhiễm trùng.
  • Không hút thuốc lá hoặc không tiếp xúc với người hút thuốc lá. Điều này có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
  • Tiêm phòng đầy đủ để tránh nhiễm trùng.
  • Tai ngoài nên được làm sạch và khô đúng cách.
  • Không nên dùng tăm bông hoặc các đồ vật khác để làm sạch tai. Điều này có thể làm nhiễm trùng màng nhĩ dẫn đến nhiễm trùng lan rộng.

Nhiễm trùng tai có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm mất thính giác. Ngoài ra, nhiễm trùng cần được điều trị để tránh lây lan sang các bộ phận khác. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng lây lan, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

CÁCH TRỊ VIÊM TAI GIỮA TẠI NHÀ BẰNG TỎI.

Biểu hiện Viêm tai giữa:

Viêm tai giữa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong độ tuổi từ 6 tháng tới 3 tuổi. Biểu hiện Viêm tai giữa ở trẻ:

  • Thường khởi phát bằng Viêm mũi họng cấp, Amidan cấp, cảm lạnh, cúm, hắt hơi, sổ mũi kéo dài rồi biến chứng  đau tai, Viêm Tai Giữa.
  • Trẻ nhỏ thường quấy khóc, trằn trọc khó ngủ, vò đầu bứt tai.
  • Có thể có sốt 38-40 độ, hoặc không sốt mà đột nhiên thấy mủ tai chảy ra, đi khám phát hiện đã thủng màng nhĩ rồi.
  • Trẻ lớn hơn biết kêu đau tai, ù tai, do màng nhĩ bị căng phồng.
  • Khi soi tai nhẹ thì màng nhĩ xung huyết, ứ dịch, nặng hơn thì Viêm tai giữa ứ mủ, thủng màng nhĩ dẫn tới chảy mủ

Tại sao có thể dùng “ Tỏi” để trị Viêm tai giữa tại nhà?

Theo Y học cổ truyền tỏi có vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, tiêu đàm, hạ khí, thông quan.

Theo nghiên cứu Y học hiện đại , chất allicin - hợp chất sunfua trong tỏi có tác dụng cao trong việc kháng virus, kháng sinh thực vật, chống viêm, giảm đau và kháng nấm. Ngoài ra, vitamin C, mangan, selen có trong loại củ này giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng một cách tự nhiên.

Chính nhờ những tác dụng hữu ích như vậy mà có thể sử dụng tỏi để điều trị viêm tai giữa tại nhà một cách hiệu quả.

Tỏi được cả các nước phương Tây và cả kinh nghiệm dân gian Việt Nam sử dụng trong việc chữa trị viêm tai giữa mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cần biết cách sử dụng một cách an toàn hợp lý, tránh việc dùng sai cách dễ gây biến chứng nguy hiểm và làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Lưu ý khi dùng tỏi trị viêm tai giữa tại nhà cho trẻ:

  • Tuyệt đối không sử dụng tỏi cho trường hợp màng nhĩ đã bị rách, thủng màng nhĩ, tai đã chảy mủ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Sử dụng tỏi có nguy cơ kích ứng da hoặc bỏng [tương đương với bỏng hóa chất] khi đặt trực tiếp lên da, nhất là người có da nhạy cảm. Do đó, trước khi áp dụng, chúng ta nên thử tỏi/dầu tỏi lên một phần nhỏ ở mặt trong cánh tay của người lớn và của trẻ để có thể kiểm tra mức độ kích ứng.
  • Trước khi áp dụng các bài thuốc người bệnh cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai sạch sẽ.
  • Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, dùng tay ngoáy tai,… khiến tình trạng bệnh trở nặng và khó điều trị dứt điểm hơn.
  • Khi sử dụng nếu trẻ cảm thấy khó chịu vùng tai, bứt rứt hơn, ống tai chuyển sang màu đỏ thì ngừng sử dụng, lấy tăm bông thấm sạch dầu tỏi olive, và vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý.

Cách chế biến dầu tỏi trị Viêm Tai Giữa tại nhà:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 củ tỏi ta, tỏi lý sơn càng tốt [đã bóc vỏ]
  • 2 – 4 muỗng canh dầu olive hữu cơ.
  • 1 chiếc chảo nhỏ
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Giấy lọc hoặc khăn sạch ccos thể lọc được.

                     

                                    Tỏi chứa hoạt chất allicin có tác dụng chữa Viêm tai giữa

Các bước thực hiện:

  • Bóc bỏ vỏ và đem rửa sạch các tép tỏi.
  • Mang tỏi đi nghiền nát hoặc xay nhuyễn.
  • Làm nóng chảo bằng lửa vừa, sau đó cho dầu oliu và tỏi vào đun cho đến khi có mùi thơm.
  • Sau khi tắt bếp thì để nguội hỗn hợp, rót dầu Olive – tỏi qua giấy lọc rồi đổ dầu tỏi vào lọ thủy tinh có nắp nhỏ giọt. Bảo quản dầu tỏi trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng.

Cách dùng dầu tỏi để điều trị viêm tai giữa tại nhà:

  • Làm ấm dầu tỏi.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng và hướng tai đang bị viêm đau lên phía trên. Tiếp theo, nhỏ 2 – 3 giọt dầu tỏi vào tai rồi nhẹ nhàng đặt bông gòn lên để ngăn dầu chảy ra ngoài. Giữ nguyên tư thế trong ít nhất 10 phút để các tinh chất được hấp thụ hoàn toàn..
  • Thực hiện cách chữa viêm tai giữa bằng dầu tỏi hàng ngày để bệnh nhanh cải thiện, mỗi ngày có thể nhỏ 3-4 lần. 
  • Sau 3 ngày cần thay dầu tỏi mới để điều trị.
  • Các vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển trong dầu tỏi do các vật dụng dùng để chế xuất và chứa dầu không được khử trùng đúng cách. Do đó trước khi thực hiện cần khử trùng vật dụng bằng nước sôi trong 10 phút.
  • Nên áp dụng với những trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên.

Hoặc sau 3 ngày sử dụng dầu tỏi olive thì có thể cho bé đi khám Bác sỹ kiểm tra tình trạng viêm tai có tiến triển hơn rồi quyết định có nên sử dụng tiếp phương pháp trên hay không.

Hoặc bố mẹ có thể tham khảo bộ sản phẩm từ thảo dược giúp trị Viêm tai giữa cho trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả cao bao gồm: Dung dịch nhỏ tai Vimitai chiết xuất từ vị thuốc Hoàng liên đứng đầu bảng về tính kháng sinh thực vật, giúp ức chế vi khuẩn, Virus. Cốm Vimitai là bài thuốc long đờm, hỗ trợ viêm Amidan, viêm mũi họng, sổ mũi kéo dài, nguồn cơn của Viêm tai giữa dai dẳng. Và dung dịch xịt mũi Viminose chứa hydrosol tinh dầu tràm giúp mũi họng thông thoáng, kháng virus.

Viên Minh Đường tự hào sáng chế ra bộ sản phẩm được nhiều phòng khám Nhi, Tai mũi họng tin dùng và kê đơn trị viêm tai giữa, viêm mũi họng kéo dài, hạn chế được việc kê đơn kháng sinhh khi chưa cần thiết.

Liên hệ Hotline 087766117 hoặc 0918189855 để được đội ngũ Bác sỹ Viên Minh tư vấn thêm.

Video liên quan

Chủ Đề