Cách điều trị bệnh thoái hóa xương khớp năm 2024

Bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất trong các bệnh khớp ở người trung niên và người cao tuổi. Điều trị thoái hóa khớp gối cần nhiều thời gian, tùy theo giai đoạn, mức độ thoái hóa khớp gối. Bệnh nhân cần khám và thảo luận với bác sĩ để có kế hoạch điều trị tốt nhất

Tổn thương chính trong thoái hóa khớp là sự mất dần sụn khớp và sự biến đổi cấu trúc phản ứng ở rìa khớp và xương dưới sụn. Vị trí hay gặp là thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp vai, tay, thoái hóa cột sống,...Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp thoái hóa khớp gối. Điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích: Giảm đau, Duy trì và tăng khả năng vận động, Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp, Tránh các tác dụng phụ của thuốc, Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Phương pháp điều trị:

Bệnh viện TƯQĐ 108 áp dụng nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối khác nhau: điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc và phẫu thuật.

Điều trị không dùng thuốc quan trọng nhất là giảm cân nếu bị quá cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; Vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.

Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau [đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối], các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm [Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerheine, piascledine,...]. Để tiêm vào ổ khớp, Bệnh viện TƯQĐ 108 có thể dùng một trong các sản phẩm sau: corticoid, acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu.

Tiêm dịch nhầy khớp gối tại Khoa Nội Thận – Khớp, Bệnh viện TƯQĐ 108

Điều trị phẫu thuật gồm có: Điều trị dưới nội soi khớp [Cắt lọc, bào, rửa khớp], khoan kích thích tạo xương [microfrature], cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Đau là một triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt cho bệnh nhân đồng thời tạo gánh nặng cho người thân. Vậy thoái hóa xương khớp uống thuốc gì và có những phương pháp nào khác giúp cải thiện tình trạng này?

Thoái hóa khớp là bệnh lý do hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa sự tổng hợp và huỷ hoại của sụn và phần xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi các yếu tố liên quan đến di truyền, phát triển, chuyển hoá, chấn thương tại cơ xương khớp. Biểu hiện cuối của quá trình thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, phân tử, sinh hoá và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, mất sụn khớp, nứt loét, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương, hốc xương dưới sụn. Tổn thương kéo dài thường sẽ dẫn đến biến đổi hình thái của toàn bộ xương khớp và gây mất chức năng của xương khớp.

Bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp.

2. Thoái hóa xương khớp uống thuốc gì?

2.1. Thuốc Tây y điều trị thoái hóa khớp

Thuốc giảm đau thoái hóa cột sống hay các cách giảm đau thoái hóa đốt sống lưng bằng thuốc... sẽ tùy vào từng phân loại bệnh thoái hóa khớp cụ thể. Các thuốc sử dụng dưới đây thường được dùng trong hầu hết các loại thoái hóa khớp.

Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh:

  • Thuốc giảm đau theo bậc giảm đau của WHO:
    • Bậc 1: Sử dụng Paracetamol 500 mg x 4 - 6 lần/ ngày, nhưng không quá 4g/ ngày.
    • Bậc 2: Sử dụng Paracetamol kết hợp với thuốc loại Codein hoặc kết hợp với tramadol như Ultracet liều uống 2 - 4 viên/ ngày hoặc Efferalgan-codein liều uống 2 - 4 viên/ ngày.
    • Bậc 3: Sử dụng Opiat hoặc dẫn xuất của Opiat.
  • Thuốc giảm đau và kháng viêm không Steroid [NSAIDs] khác:
    • Chỉ nên lựa chọn một trong các loại thuốc dưới đây, chống chỉ định dùng phối hợp nhiều loại thuốc trong nhóm vì không những không làm tăng tác dụng điều trị mà còn làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.
    • Diclofenac hàm lượng 25mg, 50mg hoặc 75mg: Uống liều 50 - 150mg/ ngày, dùng thuốc sau khi ăn no. Có thể sử dụng Diclofenac dạng ống tiêm bắp 75mg/ ngày trong 2 - 3 ngày đầu khi bệnh nhân xuất hiện đau nhiều, những ngày sau đó chuyển sang đường uống.
    • Meloxicam hàm lượng 7.5mg: Uống liều 2 viên/ ngày sau khi ăn no hoặc dạng Meloxicam ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 - 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, những ngày sau đó chuyển sang đường uống.
    • Piroxicam hàm lượng 20mg: Uống liều 1 viên /ngày sau khi ăn no, hoặc tiêm bắp ngày 1 ống Piroxicam trong 2 - 3 ngày đầu nếu bệnh nhân xuất hiện đau nhiều, những ngày sau đó chuyển sang đường uống.
    • Celecoxib hàm lượng 200mg: Uống liều 1 - 2 viên/ngày sau khi ăn no. Không nên dùng Celecoxib cho bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận trọng ở bệnh nhân cao tuổi.
    • Etoricoxib hàm lượng 60mg, 90mg hoặc 120mg: Uống liều 1 viên/ ngày, thận trọng khi dùng Etoricoxib ở bệnh nhân có bệnh tim mạch.
    • Thuốc bôi ngoài da: Diclofenac gel hoặc Profenid gel bôi 2 - 3 lần/ ngày tại vị trí đau.
  • Corticosteroid:
    • Không khuyến cáo sử dụng loại uống toàn thân.
    • Tiêm Corticoid tại chỗ [nội khớp]:
  • Hydrocortisone acetate: Mỗi đợt tiêm cách nhau từ 5 đến 7 ngày, không quá 3 mũi tiêm mỗi đợt điều trị. Không tiêm quá 3 đợt điều trị trong một năm.
  • Các chế phẩm chậm: Betamethasone dipropionate, Methylprednisolon tiêm mỗi mũi cách nhau từ 6 đến 8 tuần. Không tiêm quá 3 đợt điều trị trong một năm vì có thể gây tổn thương sụn khớp.
  • Acid hyaluronic dưới dạng hyaluronate: Tiêm 1 ống/tuần x 3 - 5 tuần liên tục.

Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: Nên chỉ định sớm và kéo dài khi có đợt đau khớp, kết hợp điều trị với các thuốc tác dụng nhanh nêu trên.

  • Piascledine [300mg]: Uống liều 1 viên/ ngày.
  • Glucosamine sulfate: Uống 1.5g/ ngày.
  • Acid hyaluronic kết hợp với Chondroitin sulfate: Uống 30ml mỗi ngày.
  • Thuốc ức chế Interleukin 1 như Diacerein 50mg, uống 2 viên/ ngày.

2.2. Sử dụng thảo dược giảm đau thoái hóa khớp

Ngoài những chế phẩm thuốc tây y được bào chế từ những thành phần tổng hợp, hiện nay việc sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng cho thấy hiệu quả giảm đau thoái hóa khớp đáng kể.

Ưu điểm của việc sử dụng thảo dược bao gồm:

  • An toàn: Các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên thường không pha trộn với các tạp chất hóa học tổng hợp nên thường an toàn cho người sử dụng, ít gây ra những tác dụng phụ như khi dùng các thuốc tây y bao gồm viêm loét dạ dày, tăng men gan, tăng huyết áp, suy thận, nặng thêm cơn hen...
  • Tiết kiệm và tiện lợi: Các nguyên liệu thường dễ tìm, có khi sẵn ngay trong nhà nên việc điều trị thường dễ dàng và chi phí bỏ ra thấp.
  • Về mặt tác dụng sinh học, các cây thuốc thảo dược thường có tác dụng không cao bằng thuốc tây y, nhưng điều trị kiên trì với một liệu trình hợp lý cũng góp phần hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau.

Hiện nay, các loại thuốc thảo dược được sử dụng giảm đau hiệu quả và phổ biến thường bao gồm các thành phần như sơn đậu căn, MSM, Kẽm Salicylat, thuốc chiết xuất từ vỏ cây liễu.... Các loại thảo dược khác như gừng tươi, tiêu đen, cây lô hội, húng quế, dây đau xương, lá lốt, cà gai leo, cây tầm ma...

Thoái hóa khớp là một bệnh lý phổ biến hiện nay và ngày càng ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân cũng như tạo gánh nặng cho gia đình. Phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời, áp dụng đúng các phương pháp điều trị hợp lý như sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hay phẫu thuật... sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Cảnh giác đau khớp háng khi tập yoga
  • Phòng ngừa trật khớp háng sau thay khớp háng
  • Uống nước vỏ bưởi có làm tăng men gan không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề