Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học

Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là hoạt động cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, người học cần phải thực hiện các bài kiểm tra và người dạy đánh giá. Qua kiểm tra, đánh giá, người học có thể xác định được năng lực học tập của bản thân; người dạy cũng có thể điều chỉnh để hoạt động dạy học đạt kết quả.

1. Kiểm tra viết: người học sẽ học bài lý thuyết và phần lý thuyết liên quan của bài tích hợp. Cho nên, cần có bài kiểm tra lý thuyết để đánh giá khả năng về kiến thức của người học. Phần kiểm tra này có thể là kiểm tra theo hình thức tự luận hoặc bằng câu hỏi trắc nghiệm. Người dạy đánh giá bài kiểm tra lý thuyết và khi người học đạt, thì có thể kết luận đạt được thành tố mục tiêu về kiến thức.

2. Kiểm tra vấn đáp: trong tình hình dịch bệnh, việc dạy lý thuyết có thể diễn ra bằng hình thức dạy học trực tuyến. Vì vậy, việc đánh giá kiến thức của người học cũng có thể thực hiện bằng phương pháp vấn đáp. Qua hoạt động vấn đáp, người dạy cũng có thể hiểu thêm về người học và từ đó điểu chỉnh hoạt động dạy.

3. Quan sát: khi người học thực hành, người dạy sẽ quan sát, uốn nắn, điều chỉnh các thao tác, động tác. Không những thế, người dạy sẽ có những đánh giá, nhận xét để giúp người học tiến bộ hơn trong những lần thực hành sau. Với bài dạy thực hành, hướng dẫn thường xuyên chính là thời gian để người dạy hỗ trợ người học, nhằm đạt kỹ năng nghề nghiệp.

4. Kiểm tra thực hành: với bài dạy tích hợp và bài dạy thực hành, thì người dạy cần tổ chức kiểm tra thực hành. Qua kết quả bài tập, sản phẩm,…người dạy đánh giá được kỹ năng của người học. Việc đánh giá thái độ của người học cũng thông qua hành động, qua thực hành, thực tập nghề nghiệp.

Thực hiện kiểm tra là công việc mà mỗi người học phải trải qua. Dù học ở đâu, tại nước nào, cũng cần phải thực hiện. Nếu không có bài kiểm tra, thì việc học tập tự giác của người học là không nhiều.

Thực hiện đánh giá là công việc của người dạy. Thông qua kết quả đánh giá, người dạy vừa có thể lưu trữ hồ sơ, vừa làm căn cứ để tiếp tục hỗ trợ người học, vừa là minh chứng để ghi điểm, xác nhận kết quả.

Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhưng, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, người dạy nên tập trung vào đánh giá kỹ năng nghề.

Bài tập 1: Trình bày khái niệm/ đặc điểm của các phương pháp đánh giá và nêu ví dụ cụ thể Nội dung P/ pháp

Khái niệm/ Đặc điểm

Ví dụ minh hoạ

Đánh giá qua viết

Là phương pháp kiểm tra ở hình thức viết (trên giấy hoặc trên máy tính), thường được sử dụng với nhiều HS tại cùng một thời điểm, sau khi HS học xong một phần của chủ đề hoặc một số chủ đề. Các hình thức đánh giá viết bao gồm:

  • Bài luận
  • Trắc nghiệm khách quan
  • Tự luận
  • Kết hợp tự luận và trắc nghiệm

Bài thi Toán trong kì thi THPT Quốc gia là bài kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm.

Đánh giá qua quan sát

Là phương pháp thu thập thông tin quan trọng trong lớp học thông qua quan sát (nhìn, nghe) đối tượng nghiên cứu. Có hai dạng quan sát là:

  • Quan sát được tiến hành chính thức và định trước
  • Quan sát không được định trước và không chính thức

Trong quá trình dạy, giáo viên có sự quan sát học sinh xem học sinh nào hăng hái phát biểu, học sinh nào chăm chú vào bài giảng, học sinh nào làm việc riêng trong giờ học... Đánh giá hỏi – đáp

Là phương pháp GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm gợi mở, thảo luận, rút ra những kiến thức mà HS cần lĩnh hội; nhằm củng cố, mở rộng hoặc kiểm tra, đánh giá kiến thức HS đã học. Các dạng hỏi – đáp: - Hỏi − đáp gợi mở - Hỏi − đáp củng cố - Hỏi − đáp tổng kết - Hỏi − đáp kiểm tra

Đầu giờ học, giáo viên gọi ngẫu nhiên học sinh lên trả lời các câu hỏi về nội dung đã học ở buổi trước để kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh. Đánh giá Là phương pháp đánh giá kết quả học tập Sau khi học

sản phẩm học tập

của HS khi những kết quả ấy được thể hiện bằng các sản phẩm Các dạng sản phẩm học tập:

  • Sản phẩm đơn giản
  • Sản phẩm phức tạp

xong bài Động lực (môn Vật Lý) giáo viên yêu cầu học sinh ứng dụng làm mô hình tên lửa nước, giáo viên đánh giá sản phẩm mô hình của học sinh. Đánh giá hồ sơ học tập

Là phương pháp đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của HS dựa trên việc chú trọng lưu trữ, khai thác dữ liệu của hồ sơ học tập (bao gồm cả ý kiến nhận xét của GV, của HS khác và tự nhận xét của bản thân HS

Trong quá trình học giáo viên liên tục cho các học sinh làm các bài kiểm tra viết ngắn (5- 10’) về nội dung của buổi học, cuối kì giáo viên tổng hợp lại các bài tập của học sinh trong toàn bộ quá trình học để lấy điểm điều kiện.

Bài tập 2: Để đánh giá HS làm thực hành thiết kế mô hình, tập san, anh (chị) sẽ sử dụng phương pháp đánh giá nào? Tại sao? Để đánh giá Học sinh làm thực hành thiết kế mô hình, tập san, các thầy cô sẽ sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm học tập. Đánh giá qua sản phẩm học tập là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS khi những kết quả ấy được thể hiện bằng các sản phẩm. Sản phẩm học tập là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có, ở đây là mô hình (môn Công nghệ, Vật lý) và tập san (Mỹ thuật). Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp đánh giá quan sát khi quan sát quá trình học sinh thiết kế sản phẩm học tập và hỏi – đáp khi hỏi về quá trình làm của học sinh.