Các loại rau quả nhiều thuốc trừ sâu

Những hoa quả chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất

Gần đây, danh sách các thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất đã được các nhóm các nhà hoạt động về môi trường đưa ra. Trong đó dâu tây xếp vị trí thứ nhất, theo sau đó là rau chân vịt [rau bi na].

Nhóm các nhà khoa học hoạt động vì môi trường này đã phân tích số liệu dựa trên những thu thập của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và phát hiện ra rằng gần 70% các mẫu trong tổng số 48 loại sản phẩm canh tác nông nghiệp hiện đại có cam kết với Bộ Nông Nghiệp có chứa lượng thuốc trừ sâu tồn dư. USDA đã tìm ra rằng tổng số có 178 các loại hóa chất bảo vệ thực vật và các loại thuốc trừ sâu tồn dư khác nhau trong hơn 35000 mẫu sản phẩm được đem ra kiểm định. Theo báo các của nhóm các nhà khoa học thì thuốc trừ sâu vẫn còn tồn tại ở hoa quả và rau củ dù cho có rửa sạch đến mức nào hoặc gọt vỏ.

Hơn 98% mẫu dâu tây, rau chân vịt, đào, mận, quả sơ ri và táo được kiểm tra đều cho kết quả dương tính ít nhất một loại hóa chất tồn dư. Kiểm nghiệm riêng mẫu dâu tây cho thấy loại quả này có chứa khoảng 20 loại hóa chất bảo vệ thực vật khác nhau. Năm ngoái, 2016 dâu tây cũng đứng dầu danh sách đen này.

Trong khi đó, lê và khoai tây cũng mới được thêm vào danh sách thực phẩm bẩn, thay cho vị trí của cà chua bi và dưa chuột.

Dưới đây là danh sách thực phẩm có thể chứa nhiều chất trừ sâu nhất:

1 Dâu tây

2 Rau chân vịt

3 Mận

4 Táo

5 Đào

6 Lê

7 Quả sơ ri

8 Nho

9 Cần tây

10 Cà chua

11 Ớt chuông ngọt

12 Khoai tây

Bên cạnh đó người ta cũng đưa ra danh sách những thực phẩm an toàn hơn với lượng thuốc trừ sâu tồn dư ở dưới mức cho phép an toàn. Trong danh sách, ngô ngọt và quả bơ đứng vị trí số 1, chỉ có 1% mẫu thử là phát hiện ra có lượng hóa chất trừ sâu tồn dư. Còn lại 80% các mẫu của dứa, đu đủ, măng tây, hành và bắp cải là không dương tính với hóa chất trừ sâu tồn dư.

Danh sách các thực phẩm an toàn:

1 Ngô ngọt

2 Quả bơ

3 Dứa

4 Cải bắp

5 Hành củ

6 Đậu Hà Lan đông lạnh

7 Đu đủ

8 Măng tây

9 Xoài

10 Cà tím

11 Dưa lê

12 Kiwi

13 Dưa lưới vàng

14 Súp lơ trắng

15 Bưởi

thông tin thêm về thực phẩm sạch tại bài viết: Thế giới trước ngã ba đường về thực phẩm sạch

Theo webmd
Viện y học ứng dụng Việt Nam

- 28-05-2018 -

Đáng lo thay những loại rau quả chúng ta dùng thường ngày lại là những thứ vô cùng độc hại. Các chị em nên chú ý khi chọn lựa cũng như chế biến để đảm bảo an toàn cho gia đình mình. Theo thống kê gần đây, hàng năm có hơn một nghìn người ngộ độc thực phẩm tại nước ta. Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, các loại rau quả với dư lượng hóa chất vượt mức cho phép là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo các chuyên gia về sức khỏe, rau quả nhiễm hóa chất ở mức độ nhẹ có thể gây ngộ độc thực phẩm, nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây đột biến và phát sinh các căn bệnh ung thư. Vì vậy, việc nhận biết rau an toàn bằng cảm quan hết sức quan trọng. Thông thường, trên các loại rau nhiễm thuốc trừ sâu, nhiễm phân hóa học, bạn có thể nhìn thấy những hạt bụi nhỏ, ngửi thấy mùi vị khác thường. Dưới đây là 8 loại rau quả được cho là phun nhiều thuốc hóa học nhất.

1. Rau cải


 

Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy. Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.


2. Khổ qua


 

Khổ qua rất dễ bị sâu nên người trồng thường sử dụng hóa chất để hạn chế sâu bọ. Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Khổ qua to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.


3. Đậu que


 

Đậu que bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt nấy là kết quả của việc lạm dụng phân bón lá. Nếu tất cả số đậu được bày bán đều không có vết sâu bọ, chứng tỏ đậu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi đưa ra tiêu thụ.


4. Giá


 

Cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường hấp dẫn các bà nội trợ. Thế nhưng, đó là những cọng giá sản xuất từ một công nghệ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Theo thông tin, khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá nảy mầm và phát triển nhanh. Khi xào, giá sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu, rất có hại cho sức khỏe.


5. Rau cần

Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau cần sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.


6. Dưa leo

Dưa leo luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để cho quả suông mượt. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Nếu ăn dưa leo không rửa kĩ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu.


7. Khoai tây

Một tháng hoặc lâu hơn, các loại thuốc diệt cỏ sẽ được áp dụng lần đầu tiên khi những cây khoai tây đủ cứng để phát triển. Chưa hết, để kiểm soát bệnh rụng lá trước khi thu hoạch, cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil.


8. Cà chua

Tuy tháng 10,11 là rộ mùa cà chua nhất nhưng đây là loại quả dễ bị nhiễm độc vì để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho gia đình thì sẽ an toàn hơn.

Một số mẹo khác để chọn rau củ an toàn:

- Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn trong mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại trên rau quả. - Các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như: bí, bầu, mướp… Nên thận trọng đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, cải soong, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, khổ qua, dưa leo, cà chua, nho, táo, mận… - Chọn rau quả còn tươi, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. - Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ. - Một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua. - Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các vitamin vốn có trong rau tươi như vitamin C dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

Chế biến và bảo quản rau củ như thế nào cho an toàn:

- Ngâm kĩ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách, cải soong, rau giền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 – 2 thìa cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.

- Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15 – 20 phút, rửa nhiều lần [ít nhất 3 – 4 lần] trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.

Đáng lo thay những loại rau quả chúng ta dùng thường ngày lại là những thứ vô cùng độc hại. Các chị em nên chú ý khi chọn lựa cũng như chế biến để đảm bảo an toàn cho gia đình mình.
Theo thống kê gần đây, hàng năm có hơn một nghìn người ngộ độc thực phẩm tại nước ta. Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, các loại rau quả với dư lượng hóa chất vượt mức cho phép là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia về sức khỏe, rau quả nhiễm hóa chất ở mức độ nhẹ có thể gây ngộ độc thực phẩm, nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây đột biến và phát sinh các căn bệnh ung thư. Vì vậy, việc nhận biết rau an toàn bằng cảm quan hết sức quan trọng.

Thông thường, trên các loại rau nhiễm thuốc trừ sâu, nhiễm phân hóa học, bạn có thể nhìn thấy những hạt bụi nhỏ, ngửi thấy mùi vị khác thường. Dưới đây là 8 loại rau quả được cho là phun nhiều thuốc hóa học nhất.

1. Rau cải

Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

2. Khổ qua

Khổ qua rất dễ bị sâu nên người trồng thường sử dụng hóa chất để hạn chế sâu bọ. Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Khổ qua to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.

3. Đậu que

Đậu que bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt nấy là kết quả của việc lạm dụng phân bón lá. Nếu tất cả số đậu được bày bán đều không có vết sâu bọ, chứng tỏ đậu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi đưa ra tiêu thụ.

4. Giá

Cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường hấp dẫn các bà nội trợ. Thế nhưng, đó là những cọng giá sản xuất từ một công nghệ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo thông tin, khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá nảy mầm và phát triển nhanh. Khi xào, giá sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu, rất có hại cho sức khỏe.

5. Rau cần

Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau cần sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.

6. Dưa leo

Dưa leo luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để cho quả suông mượt. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Nếu ăn dưa leo không rửa kĩ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu.

7. Khoai tây

Một tháng hoặc lâu hơn, các loại thuốc diệt cỏ sẽ được áp dụng lần đầu tiên khi những cây khoai tây đủ cứng để phát triển. Chưa hết, để kiểm soát bệnh rụng lá trước khi thu hoạch, cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil.

8. Cà chua

Tuy tháng 10,11 là rộ mùa cà chua nhất nhưng đây là loại quả dễ bị nhiễm độc vì để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho gia đình thì sẽ an toàn hơn.

Một số mẹo khác để chọn rau củ an toàn:

- Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn trong mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại trên rau quả.

- Các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như: bí, bầu, mướp… Nên thận trọng đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, cải soong, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, khổ qua, dưa leo, cà chua, nho, táo, mận…

- Chọn rau quả còn tươi, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.

- Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ.

- Một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua.

- Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các vitamin vốn có trong rau tươi như vitamin C dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

Chế biến và bảo quản rau củ như thế nào cho an toàn:

- Ngâm kĩ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách, cải soong, rau giền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 – 2 thìa cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.

- Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15 – 20 phút, rửa nhiều lần [ít nhất 3 – 4 lần] trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.

Nguồn: vtc.vn

Video liên quan

Chủ Đề