Các đầu sách để hiểu về văn hóa việt nam

Có thể coi cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam của GS TS Ngô Đức Thịnh là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo đánh giá của nhiều người quan tâm đọc các sách báo về khoa học thì ở Việt Nam hiện tại, để có thể thích nghi cập nhật với hệ thống báo chí đa dạng và phong phú như hiện nay, các nhà nghiên cứu thường viết cũng như công bố tác phẩm của mình theo hai xu hướng là “tư duy bài” và “tư duy quyển”.

Người viết theo “tư duy bài” thường dành sự quan tâm tới một vấn đề nào đó, viết và công bố một lần là xong, còn người theo “tư duy quyển” thì viết các tiểu luận tập trung vào một hệ thống vấn đề, khi tập hợp lại, họ sẽ có một công trình hoàn chỉnh.

Với cách nhìn ấy, xin được nhận xét rằng cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (NXB Khoa học Xã hội, 2006) của GS.TS Ngô Đức Thịnh được tổ chức theo “tư duy quyển”, bởi dẫu đây là sự tập hợp nhiều tiểu luận ông đã công bố thì khi tổ chức xuất bản, với ba phần khá logic, lại cho thấy các nội dung mà tác giả quan tâm là có tính hệ thống và toàn diện.

Phần thứ nhất của cuốn sách có nhan đề Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn hóa, xét về cầu trúc thì đây là giới thuyết của tác giả khi đặt vấn đề nghiên cứu, như với nội hàm của: khái niệm không gian văn hóa, đối tượng nghiên cứu của Folklore học, thế giới quan bản địa, sự du nhập và xuất hiện cái mới trong văn hóa các dân tộc, vấn đề về tính hệ thống trong nghiên cứu văn hóa dân gian, loại hình học và một số nguyên tắc phân loại loại hình học các hiện tượng văn hóa…

Với các giới thuyết này, GS TS Ngô Đức Thịnh đã tiến hành một thao tác khoa học nghiêm túc, cho thấy về mặt phương pháp, tác giả đã quan tâm xác lập con đường tiếp cận riêng đối với văn hóa, đặc biệt là với loại hình học - một phương pháp nghiên cứu mà cho đến nay, ngoài việc sử dụng như một khái niệm, không ít nhà nghiên cứu văn hóa (và cả nghiên cứu văn chương) ở Việt Nam vẫn nhìn nhận nó như một kiểu phân loại nhiều hơn là một phương pháp nghiên cứu.

Ở phần thứ hai, dưới tiêu đề Về tộc người và văn hóa tộc người, từ việc đưa ra một quan niệm khoa học về văn hóa tộc người, tác giả tiến thêm một bước trong việc khu biệt nội dung vấn đề nghiên cứu bằng cách giới thuyết khái niệm văn hóa tộc người để từ đó nghiên cứu các phương diện văn hóa khác nhau, từ diện mạo văn hóa tới tập quán, cách thức tổ chức gia đình, trang phục truyền thống, đặc điểm ngôn ngữ… của một số tộc người ở Việt Nam như: Tày, Nùng, Phàn Xình, Thái, Pa Dí, Dao, Mảng, Bru, Vân Kiều, Khmer…

Đáng chú ý ở phần này là các tiểu luận Thực trạng và sự biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số, Nguồn gốc và lịch sử các tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á…, vì đây chính là các khái quát cơ bản mà tác giả đã rút ra được sau khi khảo sát hiện trạng văn hóa của các tộc người thiểu số. Cần coi đây là phần quan trọng của cuốn sách, nó cho thấy GS TS Ngô Đức Thịnh không chỉ là con người của lý thuyết mà ông còn là con người của sự thực hành các lý thuyết. Mà xét về mặt này thì các chuyến điền dã, khảo sát văn hóa là mang ý nghĩa cực kỳ quan thiết, đó cũng là nền tảng cho tính thuyết phục của các luận điểm mà GS TS Ngô Đức Thịnh đã trình bày.

Phần thứ ba của cuốn sách được triển khai trên một phạm vi rộng hơn, đó là Một số vấn đề về văn hóa Việt Nam. Ở phạm vi này, tác giả nhìn nhận văn hóa Việt Nam như một tổng thể gồm nhiều quan hệ như: văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, vùng và phân vùng văn hóa, trang phục, bản sắc văn hóa dân tộc, dòng họ, văn hóa gia đình…, từ đó tác giả đặt ra và phân tích các vấn đề thuộc về lịch sử văn hóa Việt Nam, về đa dạng văn hóa và sự phát triển xã hội…

Nhìn trên một tổng thể, khả năng nắm vững lý thuyết và tri thức phong phú về văn hóa tộc người đã giúp GS TS Ngô Đức Thịnh trình bày nhiều vấn đề trong một số phần của cuốn sách là khá thuyết phục, như khi bàn về sự đa dạng và thống nhất của văn hóa, tác giả đã phân tích một cách khá biện chứng: “Nếu coi thống nhất của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ không có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa” (tr.845). Có thể coi cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam của GS TS Ngô Đức Thịnh là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

(HNMO) - Đó là cuốn sách 96 trang, khổ 12x17cm, in trên giấy dó, mặt giấy còn nhiều nét gợn. Các tay sách được khâu bằng chỉ và chưa xén. Bìa sách in hai màu, trên cùng in tên tác giả là Trường Chinh; tên sách “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt-nam” (Báo cáo đọc ở Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 16 - 20-7-1948); phía dưới in 1949, Hội Văn nghệ Việt-nam xuất bản.

Các đầu sách để hiểu về văn hóa việt nam

Cuốn sách quý phát triển từ bản Đề cương về văn hóa Việt Nam.

Năm 1966, tôi đến nhà một người bạn ở phố Nguyễn Huy Tự, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Ông thân sinh của bạn là một người nho nhã, khi biết tôi ham thích văn chương, lại đang viết báo và tập viết văn, lúc câu chuyện đã vãn, ông lặng lẽ đến tủ sách ở góc nhà lấy đưa cho tôi một cuốn và bảo: “Anh nên đọc cuốn này, những điều trong sách rất cần cho những người muốn theo việc chữ nghĩa”.

Đó là một cuốn sách 96 trang, khổ 12x17cm, in trên giấy dó, mặt giấy còn nhiều nét gợn. Các tay sách được khâu bằng chỉ và chưa xén. Bìa sách in hai màu, trên cùng in tên tác giả là Trường Chinh; tên sách “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt-nam” (Báo cáo đọc ở Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 16 - 20-7-1948); phía dưới in 1949, Hội Văn nghệ Việt Nam xuất bản. Tại trang cuối cùng của sách có ghi: Sách này in lại lần thứ hai. In tại nhà in Tiến Bộ. In xong ngày 19-5-49.

Trong “Từ điển Văn học” (Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1983) có viết về cuốn sách này như sau: “Tác phẩm phát triển bản Đề cương về văn hóa Việt Nam một cách cụ thể và toàn diện, xác định lập trường, quan điểm và đường lối của nền văn hóa, văn nghệ mới một cách có hệ thống”.

Các đầu sách để hiểu về văn hóa việt nam

Phần mở đầu cuốn sách.

Mục lục cuốn sách nêu rõ các phần mà tác giả trình bày trong sách: “Văn hóa và xã hội”, “Lập trường văn hóa Mác Xít”, “Văn hóa Việt-nam xưa và nay”, “Tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân chủ mới Việt Nam”, “Mặt trận văn hóa thống nhất trong mặt trận dân tộc thống nhất”, “Văn hóa Việt Nam trong mặt trận văn hóa dân chủ thế giới”, “Mấy vấn đề thắc mắc trong văn nghệ”.

Sách được in cẩn thận và trang trọng, đọc không tìm ra lỗi nhà in. Còn văn phong được tác giả trình bày mạch lạc, khúc chiết và hiện đại. Trong mục “Văn hóa và xã hội”, Tổng Bí thư Trường Chinh viết: “Văn hóa là một vấn đề rất lớn, bao gồm cả văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học, phong tục, tôn giáo. Có người cho văn hóa và văn minh là một. Song thật ra, trong lịch sử, có nhiều dân tộc chưa có văn minh, nhưng đã có văn hóa. Văn hóa súc tích, tiến triển tới một mực nào đó, mới thành văn minh.

Người ta sinh ra, ăn, mặc, ở trước rồi mới hát, múa, vẽ, viết, bàn triết lý sau. Kinh tế là nền tảng của một xã hội, là hạ tầng cơ sở. Chính trị, pháp luật, văn hóa là những cái xây dựng trên nền tảng ấy, là thượng tầng kiến trúc của xã hội”. (trang 7).

Các đầu sách để hiểu về văn hóa việt nam

"Văn hóa Việt-nam xưa và nay" đề cập trong cuốn sách.

Trong mục “Mấy vấn đề thắc mắc trong văn nghệ”, tác giả nêu quan điểm rõ về cách phê bình mà nay suy ngẫm vẫn thấy gần gũi và thiết thực: “Có bạn cho phê bình là “vạch áo cho người xem lưng”, là thò nhược điểm ra cho địch quật lại. Không. Phê bình chúng tôi đề nghị đây là phê bình đúng nguyên tắc, phê bình trong kỷ luật dân chủ, không phải “tự do phê bình”. Có thể có những kẻ manh tâm muốn phê bình để gieo rắc sự chia rẽ, nghi ngờ trong hàng ngũ dân tộc, để cung cấp tài liệu cho địch hại ta. Những kẻ đó không phải là phê bình mà là quấy rối”. (trang 85).

Tháng 2-2023, nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam, tôi tìm và đọc lại cuốn sách này. Kể từ ngày in lần thứ hai trên Chiến khu Việt Bắc năm 1949, tính đến nay đã 74 năm mà giấy của tập sách vẫn còn tốt. Tại một số trang vẫn còn đó các chữ viết bằng mực xanh của chủ nhân trước vào một số chữ mờ do giấy in.

Cầm cuốn sách trên tay, tôi xiết bao xúc động vì cuốn sách này đã gắn bó với tôi 57 năm rồi. Nhớ năm 1967, tôi đi bộ đội rồi vào Nam, một số sách và bài tôi in được mẹ tôi gìn giữ. Làng tôi ở ven sông Hồng, hằng năm ba tháng lụt. Năm 1969 và năm 1971, nước lũ ngập đến mái nhà, bà cất giữ đồ ăn thức đựng, trong đó có sách vở và giấy tờ của con trai để sau này nhỡ tôi có hy sinh thì người mẹ nghèo vẫn có thứ làm kỷ niệm.

Sau này khi trở ra Bắc, tôi làm ngôi nhà tranh vách đất ở phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tháng 12-1972, ở gần khu bị máy bay ném bom, nhà bị đất đá văng vào, may mà không cháy. Vì sự may mắn đó, cuốn sách tôi vừa kể còn đến hôm nay.

Cuốn sách “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt-nam” thực sự là một “tài sản” quý và giá trị. Vì vậy, tôi mong muốn được giới thiệu rộng rãi để nhiều người biết đến và tiếp cận.