Bút toán phân bổ chi phi trả tuoc

Cuối mỗi kỳ, kế toán phải thực hiện các bút toán phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn và khấu hao tài sản cố định.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực hành Kế toán Lê Ánh sẽ tổng hợp những quy định, lưu ý về các khoản chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định.

\>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết ghi sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

I. QUY ĐỊNH VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC, THỜI GIAN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

  • Đối với tài sản cố định, thời gian trích khấu hao tài sản cố định phải áp dụng theo đúng Thông tư 45/2013/TT-BTC.
  • Với công cụ dụng cụ, thời gian phân bổ chi phí tối đa là 36 tháng, các bạn lưu ý phải trích đúng khung thời gian quy định. Nếu công cụ dụng cụ được phân bổ quá 36 tháng thì chi phí những tháng sau sẽ không được tính là chi phí được trừ.
  • Phải lập bảng phân bổ chi phí trả trước, và khấu hao tài sản cố định theo từng tháng.
  • Từ ngày 01/01/2017, không còn tài khoản 142 nên tất cả các doanh nghiệp đều phải định khoản chi phí trả trước vào tài khoản 242. Do vậy, nếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2016 trên tài khoản 142 còn số dư thì vào đầu năm 2017, kế toán phải kết chuyển toàn bộ số dư TK 142 sang TK 242 để theo dõi.
  • Bất cứ một công cụ dụng cụ nào mới mua về đều phải hạch toán qua tài khoản trung gian 153 để đảm bảo nguyên tắc kế toán: thể hiện được mục đích dòng tiền chi và tài sản chờ phân bổ. Một số kế toán không hạch toán qua tài khoản 153 mà đưa thẳng vào tài khoản 142 hoặc 242 là sai nguyên tắc kế toán mặc dù số liệu không thay đổi.

Cách định khoản khi mua Công cụ, dụng cụ như sau:

Nợ TK 153

Nợ TK 133 (Nếu có)

Có TK 111, 112, 331….

Khi xuất công cụ dụng cụ vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 242

Có TK 153

Hàng tháng, khi phân bổ công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 642, 641, 627…

Có TK 242

Bút toán phân bổ chi phi trả tuoc

Quy định về chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định

II. CÁCH KIỂM TRA SỐ LIỆU TRÊN TÀI KHOẢN 142, 242 VÀ 214

Khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần đối chiếu số liệu trên tài khoản 142, 242, 214 với các bảng phân bổ chi phí trả trước và bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định của từng tháng.

  • Số dư Nợ đầu kỳ của TK 142, TK 242, TK 214 trên sổ cái = Số dư Nợ đầu kỳ của TK 142, 242, 214 trên bảng cân đối số phát sinh = số chưa phân bổ trong bảng phân bổ chi phí cuối kỳ trước.
  • Số phát sinh Có TK 142, 242, 214 trên sổ cái = Tổng số phát sinh Có TK 142, 242, 214 trên bảng cân đối tài khoản = Tổng số phân bổ kỳ này trên bảng phân bổ chi phí.
  • Số dư cuối kỳ của TK 142, TK 242, TK 214 ở sổ cái = Số còn phải phân bổ (Giá trị còn lại) trong bảng phân bổ chi phí kỳ này.

Trên đây là những lưu ý về các khoản chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn đang học và theo nghề kế toán!

Nếu các bạn quan tâm tới kế toán xây dựng có thể xem thêm: Toàn bộ quy trình hạch toán chi phí xây dựng mà kế toán cần biết

Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu tphcm và hà nội được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website chuyên môn: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Tại trường Ngày kế toán, người dùng điền ngày bất kỳ của tháng mà người dùng muốn xử lý sổ đến tháng đó, sau đó bấm Tạo bút toán.

Bút toán phân bổ chi phi trả tuoc

Bước 3: Kiểm tra lại thông tin

Sau khi xử lý xong, hệ thống sẽ hiển thị ra kết quả những bút toán khấu hao mới được vào sổ, người dùng kiểm tra lại thông tin.

Note

Hệ thống chỉ xử lý vào sổ cho các bút toán chưa vào sổ tính đến thời gian điền trên trường Ngày kế toán. Những bút toán đã vào sổ trước đó sẽ không được cập nhật lại. Nếu muốn cập nhật lại thay đổi cho các tài sản/chi phí trả trước, người dùng vào B. Hệ thống danh mục, chọn tài sản hoặc chi phí trả trước, sau đó mở mã tài sản để hủy hết các bút toán đã vào sổ trước đó. Sau đó vào để xử lý vào sổ lại.

Không phải khoản chi phí nào trong doanh nghiệp cũng được hạch toán hết vào chi phí trong kỳ, có những khoản chi phí cần được phân bổ trong nhiều kỳ để đánh giá được chính xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Không phải khoản chi phí nào trong doanh nghiệp cũng được hạch toán hết vào chi phí trong kỳ, có những khoản chi phí cần được phân bổ trong nhiều kỳ để đánh giá được chính xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy cách hạch toán chi phí trả trước như thế nào?

Chi phí trả trước là khoản chi doanh nghiệp dùng để mua công cụ dụng cụ hay tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không sử dụng hết ngay mà cần đến nhiều kỳ. Vì vậy, khoản chi phí này không được tính luôn vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán sẽ tiến hành phân bổ. Vậy cụ thể hơn về cách hạch toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 như thế nào? Cùng SAPP Academy giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Bút toán phân bổ chi phi trả tuoc

1. Tài khoản sử dụng hạch toán chi phí trả trước

  • Sử dụng TK 242 - Chi phí trả trước để hạch toán chi phí trả trước theo Thông tư 133
  • TK 242 là tài khoản dùng để phản ánh chi phí đã phát sinh thực tế được phân bổ trong nhiều kỳ kế toán và liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển vào chi phí của các kỳ tiếp sau.
  • Kết cấu TK 242 - Chi phí trả trước:

Bên Nợ

Bên Có

Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ sẽ được phân bổ trong nhiều kỳ

Chi phí trả trước đã được kết chuyển vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

  • Khác với QĐ48, khi tách riêng tài khoản để theo dõi chi phí trả trước ngắn hạn - TK 142 và chi phí trả trước dài hạn - TK 242, Thông tư 133 và Thông tư 200 đã gộp lại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn thành một tài khoản chung là TK 242.
    Có thể bạn quan tâm:

Tự Học ACCA Từ Đầu Như Thế Nào – Hướng Dẫn Chi Tiết

#Điều Kiện Đăng Ký Thi Chung Chi ACCA

#Điều Kiện Học ACCA

Tìm Kiếm Nguồn Hoc Bong ACCA

2. Hạch toán chi phí trả trước theo Thông tư 133

Thông thường, doanh nghiệp sẽ phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước sau đây.

2.1. Hạch toán phát sinh tăng chi phí trả trước

Có 2 trường hợp xảy ra khi kế toán tiến hành hạch toán chi phí trả trước và phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ: trường hợp thuế GTGT được khấu trừ và trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ.

  • Trường hợp 1: Thuế GTGT được khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước chưa thuế GTGT

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 153, 331, 338: Tổng giá trị thanh toán

  • Trường hợp 2: Thuế GTGT không được khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 242: Tổng giá trị chi phí trả trước đã bao gồm thuế GTGT

Có các TK 111, 112, 153, 331, 338: Tổng giá trị chi phí trả trước đã bao gồm thuế GTGT

  • Cuối mỗi kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 154, 635, 642: Giá trị chi phí trả trước cho 1 kỳ

Có TK 242: Giá trị chi phí trả trước cho 1 kỳ

2.2. Hạch toán chi phí trả trước trong trường hợp doanh nghiệp thuê TSCĐ, cơ sở hạ tầng

Khi doanh nghiệp thuê TSCĐ hay cơ sở hạ tầng theo phương thức trả trước và phân bổ nhiều kỳ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp, cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 242: Giá trị TSCĐ, cơ sở hạ tầng thuê chưa thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán

  • Trường hợp 2: Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 242: Tổng giá trị thuế TSCĐ, cơ sở hạ tầng đã bao gồm thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thuế TSCĐ, cơ sở hạ tầng đã bao gồm thuế GTGT

2.3 Hạch toán chi phí trả trước khi sử dụng hoặc cho thuê CCDC, bao bì

Khi xuất kho công cụ, dụng cụ ra cho thuê hay sử dụng, kế toán cần hạch toán các nghiệp vụ có liên quan như sau:

  • Khi xuất kho CCDC, bao bì cho thuê hoặc sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 242: Giá trị công cụ dụng cụ xuất kho

Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ xuất kho

  • Định kỳ, kế toán căn cứ vào quy định về thời gian phân bổ, lượng công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển để xác định chi phí phân bổ vào chi phí hoạt động kinh doanh của từng kỳ kế toán, sau đó hạch toán:

Nợ TK 154, 635, 642: Chi phí phân bổ trong kỳ

Có TK 242: Chi phí phân bổ trong kỳ

2.4. Hạch toán chi phí trả trước khi đầu tư mua TSCĐ, bất động sản đầu tư trả dần (trả góp)

  • Khi doanh nghiệp mua các loại tài sản: TSCĐ vô hình, hữu hình hay bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm hay trả góp, doanh nghiệp có thể sử dụng ngay hoặc chờ tăng giá, cho thuê thì kế toán tiến hành hạch toán:

Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (số tiền thanh toán ngay)

Nợ TK 217: Giá bất động sản đầu tư (số tiền thanh toán ngay)

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 242: Giá trị tiền trả chậm (được tính = Tổng giá trị thanh toán - Số tiền thanh toán ngay - Thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK 331: Tổng giá trị thanh toán

  • Khi doanh nghiệp thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331: Giá trị tiền phải trả định kỳ (bao gồm tiền gốc, lãi trả góp)

Có TK 111, 112: Giá trị tiền phải trả định kỳ (bao gồm tiền gốc, lãi trả góp)

  • Khi xác định đưa vào chi phí theo số lãi trả góp, trả chậm, ghi:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 242: Chi phí trả trước

2.5. Hạch toán đưa vào chi phí trả trước những chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định

Trường hợp doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, khi phát sinh kế toán tiến hành phân bổ vào nhiều kỳ kế toán.

  • Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí trả trước, kế toán ghi:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước của khoản sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 2412: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

  • Định kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sửa lớn TSCĐ vào các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 156, 635, 642: Chi phí liên quan đến sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 242: Chi phí trả trước

2.6. Hạch toán khoản doanh nghiệp trả trước tiền lãi vay cho bên vay vào chi phí trả trước

  • Khi doanh nghiệp trả trước tiền lãi vay, kế toán tiến hành hạch toán:

Nợ TK 242: Giá trị tiền lãi vay doanh nghiệp trả trước

Có TK 111, 112: Giá trị tiền lãi vay doanh nghiệp trả trước

  • Định kỳ, kế toán tiến hành tính số lãi vay phải trả vào từng kỳ vào các chi phí liên quan như: chi phí tài chính, xây dựng cơ bản dở dang hay chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính, lãi vay tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Nợ TK 241: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong trường hợp chi phí lãi vay được vốn hóa vào tài sản xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong trường hợp chi phí lãi vay vốn hóa vào tài sản sản xuất dở dang.

Có TK 242: Số lãi vay doanh nghiệp trả trước

2.7. Hạch toán vào chi phí trả trước phần kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá

Số lỗ chênh lệch tỷ giá của kỳ trước chưa được phân bổ hết thì sẽ được chuyển phân lũy kế sang chi phí tài chính để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán hạch toán:

Nợ TK 635: Phần lỗ chênh lệch tỷ giá kỳ trước chuyển sang

Nợ TK 242: Phần lỗ chênh lệch tỷ giá kỳ trước chuyển sang

Cách hạch toán chi phí trả trước là gì có lẽ các bạn kế toán đã nắm được sau khi tham khảo nội dung bài viết của SAPP Academy. Hy vọng những thông tin hữu ích của bài viết nói riêng và tất cả những kiến thức mà SAPP đã chia sẻ sẽ giúp các bạn kế toán tự tin hơn trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Đừng quên theo dõi các bài viết để cập nhật kiến thức nhé!