Bồi thường tiền hàng có cần xuất hóa đơn không năm 2024

Công ty (Bên nhận gia công) làm hỏng một phần nguyên vật liệu của Bên thuê gia công dẫn đến nghĩa vụ phải bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công thì khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường Bên nhận gia công có phải xuất hóa đơn GTGT không? 1. Căn cứ pháp lý

“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định. …”

2. Kết luận Nếu Bên nhận gia công bồi thường bằng nguyên vật liệu thì phải lập hóa đơn GTGT, kê khai, tính, nộp thuế GTGT và đối với cơ sở thuê gia công kê khai và khấu trừ theo quy định. Trường hợp Bên nhận gia công bồi thường bằng tiền thì phải lập chứng từ chi tiền cho Bên thuê gia công, đồng thời Bên thuê gia công lập chứng từ thu theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Đối với khoản thu tiền bồi thường vi phạm hợp đồng, Bên thuê gia công không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT và có trách nhiệm ghi nhận vào thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Khoản 13, Điều 7, Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp không tránh khỏi việc vi phạm hợp đồng mua bán dẫn đến phát sinh các khoản Thu chi phạt bồi thường hợp đồng. Vậy với những khoản tiền thu chi phạt hợp đồng sẽ được ghi nhận kế toán và kê khai thuế như nào? Bài viết sẽ giải đáp nội dung này.

1/ Chứng từ với khoản chi phạt, bồi thường

  • – Trường hợp chi trả bằng tiền: Không xuất hóa đơn, không kê khai GTGT, các bên lập chứng từ thu (Phiếu thu, giấy báo Có), chi (Phiếu chi, giấy báo Nợ) để
  • – Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ: doanh nghiệp phải xuất hóa đơn và kê khai thuế GTGT như bán hàng thông thường

2/ Khai thuế

Nội dung

Bên chi phạt, bồi thường

Bên thu được phạt hợp đồng

Thuế GTGT + Trường hợp chi bằng tiền: không xuất hóa đơn, không kê khai thuế GTGT

+ Trường hợp chi bồi thường bằng hàng hóa, dịch vu: xuất hóa đơn và kê khai thuế GTGT như bán hàng thông thường

+ Trường hợp bên nhận bằng tiền: không xuất hóa đơn, không kê khai thuế GTGT

+ Trường hợp nhận bồi thường bằng hàng hóa, dịch vu: khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn bên vi phạm xuất

Thuế TNDN Khoản tiền vi phạm hợp đồng được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu có thỏa thuận tại hợp đồng

Lưu ý: Theo quy định luật thương mại thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm)

Ghi nhận vào thu nhập chịu thuế TNDN

3/ Hạch toán kế toán với khoản phạt vi phạm, bồi thường hợp đồng kinh tế

Nội dung Bên chi Bên thu Tiền phạt Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các TK liên quan (TK 111, 112, 338…)

  • Trường hợp các khoản tiền phạt về bản chất làm giảm giá trị hàng mua và công nợ với người bán thì ghi giảm giá trị tài sản

Nợ các TK liên quan

Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…

  • Trường hợp khác, ghi nhận vào thu nhập

Nợ các TK liên quan

Có TK 711 – thu nhập khác

Tiền bồi thường Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các TK liên quan (TK 111, 112, 338…)

Nợ các TK liên quan (TK 111, 112, 338…)

Có TK 711 – Thu nhập khác

Ưu đãi thuế với khoản bồi thường

Theo công văn 3525/TCT-CS

Đối với khoản bồi thường thiệt hại mang tính chất bù đắp tổn thất kinh tế do Jacobs vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao theo tiến độ được xác định là khoản thu nhập không thuộc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và không thuộc thu nhập phát sinh trên địa bàn ưu đãi đầu tư nên được xác định là khoản thu nhập khác của doanh nghiệp và không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo quy định.

Theo công văn 233/CT-TTHT

Thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi. Trường hợp cụ thể Công ty nêu trong công văn, đối với khoản thu nhập khác từ khoản hoàn phí bảo hiểm tài sản; thu tiền bồi thường nguyên vật liệu, gia công bị lỗi, bị hao hụt; nhập hàng mẫu không phải thanh toán; thu tiền vi phạm hợp đồng lao động của công nhân viên là các khoản thu nhập khác được ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang được hưởng ưu đãi thuế do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn.

Theo công văn 53898/CT-TTHT

Trường hợp Công ty được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn Khu công nghiệp thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi; công ty thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai (đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn) thì thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới này được hưởng ưu đãi theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên.

Thu nhập được hưởng ưu đãi thuế do đáp ứng điều kiện về địa bàn là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi (trừ các khoản thu nhập quy định tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư 96/2015/TT-BTC).

Theo công văn 194/CT-TTHT

Trường hợp Công ty đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về địa bàn, đối với thu nhập nhận được từ khách hàng như một khoản bồi thường vi phạm hợp đồng do không sử dụng hết phần nguyên vật liệu đầu vào của dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi tại địa bàn khu kinh tế thì khoản thu nhập này cũng được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định.

Cơ sở pháp lý

Bộ Luật dân sự 2015 – Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

(Điều 13. Bồi thường thiệt hại

Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác…)

2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc…”

Luật Thương mại 2005:

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Điều 302. Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm…

Tham khảo công văn 3529/TCT-CS

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi về tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế với khách hàng thì khi chi tiền Công ty lập chứng từ chi tiền. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán trên, Công ty thực hiện xác định tính vào chi phí theo quy định của thuế TNDN.

Căn cứ khoản 2, điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC

“…Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh cao hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác.

Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh thấp hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác. Trường hợp đơn vị trong năm không phát sinh thu nhập khác thì được giảm trừ vào thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường nêu trên không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư…”

Thông tư 219/2013/TT-BTC – Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Thông tư 200/2014/TT-BTC – Điều 93. Tài khoản 711 – Thu nhập khác

1. Nguyên tắc kế toán: a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. gồm:

… Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự)…

+) Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:

– Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác.

– Đối với bên mua:

+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán.

Ví dụ khi nhà thầu thi công chậm tiến độ, chủ đầu tư được phạt nhà thầu theo đó được quyền thu hồi lại một phần số tiền đã thanh toán cho nhà thầu thì số tiền thu hồi lại được ghi giảm giá trị tài sản xây dựng. Tuy nhiên nếu khoản tiền phạt thu được sau khi tài sản đã được thanh lý, nhượng bán thì khoản tiền phạt được ghi vào thu nhập khác.

+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh, ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhận hàng và được phạt người bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác khi chắc chắn thu được. Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạt được giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhận theo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thu nhập khác…