Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà trường. Các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận và đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác trong chiến lược phát triển nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đã đề ra.

(1) Tổ chuyên môn trường Tiểu học

Tổ chuyên môn trường Tiểu học được quy định rõ tại Điều 14 Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể:

- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên theo khối lớp hoặc môn học, nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, tham vấn học đường. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên; tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó.

- Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn trên tinh thần xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học để nâng cao trình độ và phát triển năng lực chuyên môn.

(2) Tổ chuyên môn trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì cơ cấu của trường trung học gồm có:

- Hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng

- Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, lớp học, tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.

Như vậy, tổ chuyên môn là một phần trong cơ cấu tổ chức trường trung học.

Căn cứ vào Điều 14 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì tổ chuyên môn được quy định như sau:

- Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn.

Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.

- Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 1 lần trong 2 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024

Mẫu biên bản họp tổ chuyên môn được sử dụng thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Biên bản họp tổ chuyên môn là một văn bản quan trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp của tổ chuyên môn. Việc lập biên bản họp tổ chuyên môn đúng cách sẽ giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn được hiệu quả hơn.

CHUYÊN ĐỀ: RÚT KINH NGHIỆM DẠY HỌC VÀ TRAO ĐỔI VỀ CÁCH THỨC XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Với mục tiêu tăng cường chất lượng sinh hoạt chuyên môn, cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn cấp THPT, chiều ngày 06/10/2023, được sự cho phép của Đảng ủy, BGH nhà trường, tổ Ngữ Văn trường THPT Chuyên Hà Tĩnh tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với chuyên đề “Rút kinh nghiệm dạy học và trao đổi về cách thức xây dựng đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực học sinh”.

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Toàn thể khách mời, cán bộ, giáo viên tại buổi sinh hoạt chuyên môn tổ Ngữ văn

Buổi sinh hoạt chuyên môn có tham dự của BGH trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, TS. Đặng Lưu – tác giả SGK Ngữ văn (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”), nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Vinh; các tổ trưởng, đại diện giáo viên Ngữ Văn các trường THPT Phan Đình Phùng, THPT Thành Sen, THPT Lý Tự Trọng, THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Trung Thiên, THPT Cẩm Bình, THPT Cẩm Xuyên, THPT Nghèn, THPT Mai Thúc Loan, Đại học Hà Tĩnh và Trường PTLC Albert Einstein, cùng toàn thể giáo viên Tổ Văn trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.

Chuyên đề của tổ Ngữ Văn gồm 3 phần chính: trình bày báo cáo; dạy thể nghiệm và trao đổi các vấn đề chuyên môn.

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Phần trình bày báo cáo của đ/c Trần Quỳnh Trang

Trong báo cáo “Xây dựng hệ thống ngữ liệu để dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo chương trình GDPT 2018”, đ/c Trần Quỳnh Trang – tổ phó chuyên môn, đã khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống ngữ liệu trong quá trình dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Đồng thời, đ/c cũng chỉ ra các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn ngữ liệu và phân tích các ví dụ cụ thể.

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Phần trình bày báo cáo của đ/c Thái Thị Thanh Huyền

Trong báo cáo “Thảo luận cách thức xây dựng đề kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh”, đ/c Thái Thị Thanh Huyền – Tổ trưởng chuyên môn, đã chỉ ra những điểm khác biệt giữa đề kiểm tra đánh giá kiến thức truyền thống với đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh theo chương trình GDPT mới. Đ/c cũng đã nêu một số nguyên tắc xây dựng đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng đánh giá năng lực học sinh và đưa ra một số minh họa cụ thể và sáng rõ về cách thức đặt câu hỏi, xây dựng đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu của chương trình hiện hành.

Sau hai báo cáo của đ/c Trần Quỳnh Trang và Thái Thị Thanh Huyền, buổi chuyên đề bước sang nội dung dạy thể nghiệm “Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện” của đ/c Đậu Thị Thương và học sinh lớp 10 Pháp. Tiết dạy được tổ chức sinh động, hiệu quả, ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, phát huy được tối đa vai trò trung tâm của người học.

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Đ/c Đậu Thị Thương trong tiết dạy thể nghiệm

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Học sinh tích cực, chủ động trong tiết học “Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện”

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Đại diện BGH nhà trường tặng hoa chúc mừng thành công của tiết dạy thực nghiệm

Sau tiết dạy thực nghiệm, TS. Đặng Lưu – tác giả SGK Ngữ văn (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”), nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Vinh, đã có những chia sẻ hết sức quý báu về các khía cạnh chuyên môn. Trong đó, TS đánh giá cao những hoạt động trong buổi chuyên đề của tổ Ngữ văn trường THPT Chuyên Hà Tĩnh và nhấn mạnh tinh thần “lấy người học làm trung tâm” trong giảng dạy Ngữ văn của chương trình và SGK mới.

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Phần trao đổi tâm huyết và sôi nổi của TS. Đặng Lưu

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Cô Trần Thanh Nga – Đại diện tổ Ngữ văn trường THPT Nghèn phát biểu ý kiến

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Cô Trương Thị Hòa Bình – Tổ trưởng tổ Ngữ văn trường THPT Phan Đình Phùng phát biểu ý kiến

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Cô Võ Ngọc Hà – Tổ trưởng tổ Ngữ văn trường PTLC Albert Einstein phát biểu ý kiến

Biên bản họp tổ chuyên môn ngữ văn năm 2024
Đ/c Lê Phi Hùng – Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu ý kiến

Buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ Ngữ văn trường THPT Chuyên Hà Tĩnh không chỉ là dịp để các giáo viên trau dồi kinh nghiệm chuyên môn trong nội bộ tổ. Đây còn là cơ hội giao lưu, học hỏi của các giáo viên Ngữ văn ở nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hi vọng rằng, trong thời gian tới đây, tổ Ngữ văn trường THPT Chuyên Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tổ chức những hoạt động chuyên môn ý nghĩa để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như khẳng định hơn nữa vai trò cầu nối, tiên phong của mình trong công tác dạy học Ngữ văn của tỉnh nhà.