Bị chóng mặt thường xuyên là bệnh gì năm 2024

Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi năm nay 43 tuổi, sức khỏe bình thường, ăn uống, tiêu hóa cũng bình thường và không cao huyết áp. Tuy nhiên gần đây tôi hay bị những cơn chóng mặt, hoa mắt, cảm giác mất thăng bằng. Xin bác sĩ cho biết đó là bệnh gì và cần phải điều trị ra sao?

[Nguyễn Thị Minh, P.4, Vũng Tàu]

Trả lời: Chóng mặt là tình trạng mất thăng bằng cơ thể, xảy ra đột ngột khiến bản thân có cảm giác mọi vật xung quanh quay cuồng, muốn té ngã. Bên cạnh đó, người bị chóng mặt không thể tập trung suy nghĩ, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đổ mồ hôi, ù tai, hoa mắt, tầm nhìn giảm sút…

Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề như: Sỏi lạc chỗ trong tai, nhiễm trùng tai trong, viêm dây thần kinh tiền đình, ứ dịch mê nhĩ, thần kinh căng thẳng, cơ thể mất nước, hạ đường huyết, tụt huyết áp, thiếu máu não hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc…

Chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi trung niên và người cao tuổi mắc phải nhiều nhất.

Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt, hoặc chóng mặt một cách đột ngột và nếu kèm theo một hoặc nhiều hiện tượng như đau đầu dữ dội, nôn ói, nói chậm, nói sai, ù tai, nghe kém, tê mặt, tê hoặc liệt cánh tay, chân… thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định nguyên nhân.

Khi đã xác định nguyên nhân, việc điều trị sẽ được bác sĩ tiến hành bằng cách dùng thuốc nhưng cũng có những trường hợp phải cần đến phẫu thuật [phẫu thuật giải áp túi nội bạch huyết, phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình số 8, phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ...].

Nếu đã gặp phải chứng chóng mặt, bạn nên tránh thay đổi tư thế quá đột ngột chẳng hạn như đang ngồi bỗng nhiên đứng bật dậy, hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc, bỏ rượu, thuốc lá [nếu thường xuyên sử dụng], sắp xếp đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp, đi lại cẩn thận, chú ý những vật cản nhằm tránh vấp ngã, ngồi hoặc nằm xuống khi có dấu hiệu chóng mặt.

Về dinh dưỡng, bạn nên dùng thêm các loại thực phầm giàu vitamin B6 [có trong sữa, pho mai, cá hồi, cá ngừ, trứng, gan, cà rốt, đậu xanh, thịt bò…].

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên nghe điện thoại hoặc nghe nhạc bằng tai nghe thì cũng nên hạn chế bởi lẽ sóng điện thoại, sóng âm thanh sẽ tác động trực tiếp vào thần kinh ốc tai, dẫn đến cường độ chóng mặt tăng lên và kéo dài.

Nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặtCó rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt buồn nôn, nhưng 9 nguyên nhân dưới đây được xem là điển hình nhất:

Mất nước hoặc quá nóng

Nắng nóng mùa hè không chỉ dễ khiến cơ thể bị say nắng, say nóng mà còn gây mất nước và dẫn đến hoa mắt chóng mặt. Tình trạng mất nước sẽ làm lượng đường huyết giảm mạnh, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức kéo dài và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thiếu máu

Khi hàm lượng chất sắt trong cơ thể bị thiếu sẽ gây ra thiếu máu và làm xuất hiện các chứng bệnh liên quan đến thiếu máu mà biểu hiện dễ nhận biết nhất chính là hoa mắt chóng mặt dẫn đến suy giảm năng lượng, mệt mỏi triền miên.

Có khoảng 20% người bị BPPV có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng khác như: lâng lâng trong đầu, mất thăng bằng và buồn nôn, gặp nhiều nhất là khi đứng dậy ra khỏi giường vào buổi sáng.

Bệnh Meniere

Những đối tượng từ 40 – 50 tuổi thường có khả năng bị rối loạn tai trong [Meniere]. Người mắc bệnh này hay bị hoa mắt chóng mặt và còn xuất hiện tình trạng ù tai, giảm thính lực hoặc giảm áp lực trong tai, có cảm giác buồn nôn.

Đột quỵ thoáng qua

Hoa mắt chóng mặt không phải là triệu chứng ban đầu của một cơn đột quỵ. Tuy nhiên, nếu bị hoa mắt chóng mặt kèm theo những thay đổi ở một bên cơ thể, thị lực giảm, đau đầu dữ dội hoặc khó phát ngôn thì tuyệt đối không thể xem thường, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Suy nhược cơ thể

Có thể gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp ở người suy nhược cơ thể là rối loạn giấc ngủ, nhức đầu thường xuyên, chán ăn, sụt cân... và có cả tình trạng bị hoa mắt chóng mặt buồn nôn nhiều

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp được xem là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt tê chân tay. Mức huyết áp dưới 100/60 được xem là huyết áp thấp.

Hạ đường huyết

Lượng đường huyết bị tụt có thể gây chóng mặt. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường có thể bị hoa mắt do có quá nhiều hoặc quá ít insulin. Ở những người không mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu làm việc quá sức hoặc luyện tập nhiều, không có chế độ ăn uống phù hợp cũng có thể gây chóng mặt hoa mắt

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp... Những loại thuốc này có khả năng ức chế sự chuyển hóa men trong cơ thể và dẫn đến chóng mặt, hoa mắt.

Ngoài ra, tình trạng bị ù tai hoa, mắt chóng mặt, buồn nôn cũng có thể là do bệnh tim, hội chứng tiểu não, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, bị say tàu xe, tâm trạng hoảng loạn...

Cần làm gì khi bị hoa mắt chóng mặt?Tình trạng hoa mắt chóng mặt có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Tùy vào từng mức độ sẽ có những cách khắc phục cụ thể.

  • Mức độ nhẹ

Người bệnh có thể tự điều trị bằng cách không di chuyển một cách đột ngột. Dùng tay day ấn các huyệt ở đầu [thái dương, bách hội] hoặc dán cao...

  • Mức độ vừa

Nếu bị hoa mắt chóng mặt, buồn nôn mức độ vừa. Có thể làm giảm tình trạng bằng cách dùng gừng tươi khoảng 10g, làm sạch, giã nhỏ. Rót vào khoảng 100 – 150ml nước thật sôi, khuấy đều, gạn lấy nước và thêm đường đủ ngọt rồi uống lúc còn nóng. Nước gừng tươi có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả.

Ngoài ra, bệnh nhân nên nằm yên, không nên thay đổi vị trí một cách đột.

  • Mức độ nặng

Bị hoa mắt chóng mặt mức độ nặng nên đưa bệnh nhân đến nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng hoặc tiếng động và cho bệnh nhân uống nước gừng tươi theo công thức trên. Sau khi bệnh nhân đã khỏe hơn hãy đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Tốt nhất, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị chính xác. Tránh tự mua thuốc uống bệnh không khỏi, tốn kém lại khiến bệnh ngày càng chuyển biến nặng.

Chủ Đề